ILO cảnh báo về khả năng hồi phục của thị trường lao động ở Mỹ Latinh
Ngày 8/9, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cảnh báo các hoạt động tái khởi động các nền kinh tế ở Mỹ Latinh và Caribe là không đủ để khôi phục khoảng 43 triệu việc làm đã mất kể từ khi bùng phát đại dịch COVID-19 hồi đầu năm ngoái.
Người vô gia cư tới các khu lều tạm để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Guatemala City, Guatemala, ngày 1/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, phát biểu tại cuộc họp báo tại Lima, Giám đốc phụ trách Mỹ Latinh của ILO Vinicius Pinheiro cho rằng các chính sách tái kích hoạt kinh tế vẫn chưa tạo ra đủ số lượng và chất lượng việc làm cần thiết để khu vực này có thể đối phó với những hậu quả do cuộc khủng hoảng dịch bệnh chưa có tiền lệ gây ra. Theo ông Pinheiro, sự phục hồi kinh tế mới “chớm nở”, đặc biệt là trong quý IV/2020 và quý năm nay, chưa được phản ánh đầy đủ trên thị trường lao động.
Theo số liệu thống kê của ILO, trong giai đoạn đại dịch hoành hành từ đầu năm 2020 đã có tới 43 triệu người mất việc làm và trong giai đoạn từ giữa năm 2020 đến nay mới chỉ khôi phục được 29 triệu việc làm, trong đó lĩnh vực dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nghiên cứu của ILO về tình hình việc làm ở Mỹ Latinh cho thấy các ngành nghề phi chính thức đang dẫn đầu đà phục hồi việc làm nhưng theo một phương thức không ổn định với mức lương thấp và không được hưởng các quyền lợi lao động. Đặc biệt, phụ nữ, thanh niên và những người có tay nghề thấp hơn là những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nhất do sự thu hẹp của việc làm và thu nhập.
Trong bối cảnh đó, ILO kêu gọi chính phủ các nước trong khu vực cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ những người mất việc làm, cũng như đưa ra những chính sách cụ thể hơn kích hoạt thị trường lao động chính thức, tạo ra sự tham gia của mọi thành phần trong xã hội.
Video đang HOT
Tây Ban Nha cung cấp 6 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho Mỹ Latinh
Ngày 16/8, Chính phủ Tây Ban Nha thông báo sẽ đẩy nhanh việc chuyển giao 6 triệu liều vaccine cho khu vực Mỹ Latinh và Caribe trong những tuần tới.
Đây là phần lớn trong tổng số 7,5 triệu liều vaccine mà Madrid trước đó cam kết viện trợ cho khu vực này.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech cho em nhỏ tại Quito, Ecuador ngày 21/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh dẫn thông báo từ Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha cho biết trong ngày 16/8, Ecuador sẽ được nhận 101.760 liều vaccine của hãng AstraZeneca (Anh). Trong khi đó, các quốc gia gồm Costa Rica, Guatemala, Paraguay, Bolivia, Nicaragua, Jamaica và Suriname sẽ sớm tiếp nhận lô vaccine do Tây Ban Nha tài trợ thông qua cơ chế phân phối vaccine COVAX do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khởi xướng.
Cùng với lộ trình này, Tây Ban Nha dự kiến sẽ giao đầy đủ 6 triệu liều vaccine cho các nước Mỹ Latinh và Caribe trong mùa Hè này. Các quốc gia được hưởng lợi do COVAX lựa chọn dựa trên cơ sở nhu cầu dịch tễ của các nước trong khu vực và theo tiêu chí của WHO. Các khoản quyên góp được chuyển qua COVAX, với sự hỗ trợ hậu cần từ Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO), nhằm đóng góp vào nỗ lực đa phương để đối phó với cuộc khủng hoảng y tế do dịch COVID-19 gây ra.
Trước đó vào tháng 7, Tây Ban Nha cũng đã cung cấp vaccine cho một số nước như Peru (101.760 liều), Guatemala (201.600 liều), Paraguay (253.440 liều) và Nicaragua (97.920 liều).
Cùng ngày, Uỷ ban tiêm chủng thường trực (STIKO) thuộc Viện Dịch tễ Robert Kock (RKI) của Đức đã khuyến nghị tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em và thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi vì lợi ích vượt trội hơn những nguy cơ về tác dụng phụ.
STIKO nêu rõ: "Khuyến nghị này chủ yếu nhằm mục đích trực tiếp bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên trước dịch COVID-19 và các hệ luỵ về tâm lý xã hội liên quan đến dịch bệnh này". STIKO đồng thời phản đối việc đưa việc tiêm chủng như một điều kiện tiên quyết để cho phép trẻ em và thanh thiếu niên tham gia xã hội.
Trên mạng xã hội Twitter, Bộ trưởng Y tế Jens Spahn đánh giá việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho đối tượng từ 12 đến 17 tuổi là "thông tin tốt lành". Trước khi có khuyến nghị rõ ràng, Đức đã bắt đầu tiêm chủng cho nhóm tuổi này vào đầu tháng 8.
Theo RKI, cơ quan liên bang và viện nghiên cứu chịu trách nhiệm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, tính đến ngày 15/8, đã có 15,1% thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi được tiêm đủ liều vaccine, trong khi 24,3% đã được tiêm ít nhất một mũi. Cũng tính đến ngày này, hơn 47,6 triệu người ở Đức đã được tiêm đủ liều, nâng tỷ lệ tiêm chủng của nước này lên 57,2%. Gần 52,6 triệu người Đức đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19.
Hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) cùng ngày đã trình dữ liệu lâm sàng sơ bộ cho các cơ quan y tế Mỹ trong nỗ lực xin cấp phép cho việc tiêm mũi vaccine thứ ba cho tất cả người dân Mỹ.
Tuần trước, Mỹ đã phê duyệt việc tiêm nhắc lại vacicne của Pfizer-BioNTech và Moderna cho những người bị suy giảm miễn dịch. Pfizer và BioNTech đã trình bày kết quả của thử nghiệm Giai đoạn 1 để đánh giá độ an toàn và hiệu quả của mũi tiêm thứ ba.
Trao đổi với báo giới, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Pfizer Albert Bourla nêu rõ: "Dữ liệu mà chúng tôi ghi nhận cho tới nay cho thấy mũi vaccine thứ ba tạo ra mức kháng thể vượt đáng kể so với mức được ghi nhận sau khi tiêm hai mũi trước đó".
Trong khi đó, nhà đồng sáng lập BioNTech Ugur Sahin cho rằng mũi vaccine tăng cường có thể giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm và mắc bệnh ở những người đã được tiêm phòng và giúp kiểm soát tốt hơn sự lây lan của các biến thể của virus SARS-CoV-2 trong mùa Đông tới.
Pfizer và BioNTech dự kiến sẽ gửi thông tin tương tự cho các cơ quan có thẩm quyền châu Âu trong những tuần tới. Động thái này diễn ra trong bối cảnh WHO đang kêu gọi tạm hoãn tiêm mũi vaccine thứ ba để giúp đảm bảo nguồn cung và giảm bớt sự bất bình đẳng trong phân bổ vaccine giữa các quốc gia giàu và nghèo.
Tỷ lệ người dân nghèo đói tại Mỹ Latinh cao nhất trong hai thập kỷ Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Mỹ Latinh, tỷ lệ người dân sống dưới mức nghèo đói tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe hiện đang ở mức 12,5% dân số, mức cao nhất ghi nhận được tại khu vực này trong vòng hai thập kỷ qua. Người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 xếp hàng chờ nhận...