ILA Speak Up – sân chơi thể hiện bản lĩnh ‘công dân toàn cầu’
Tự tin trình bày ý tưởng sáng tạo từ rác thải với những thông điệp đầy ý nghĩa bằng tiếng Anh, các bạn nhỏ ILA mang đến hy vọng về một thế giới tương lai xanh hơn bởi thế hệ “ công dân toàn cầu” văn minh.
Khi thế giới “học” người trẻ cách tôn trọng và bảo vệ môi trường
Thời gian gần đây, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, chưa bao giờ vấn đề bảo vệ môi trường thu hút nhiều sự chú ý đến như vậy.
Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam, Bà Rana Flowers cho biết, toàn cầu có 300 triệu trẻ em sống ở những nơi có không khí độc hại – ít nhất là gấp sáu lần so với hướng dẫn quốc tế và khoảng hai tỷ em ở những khu vực nằm vượt quá hướng dẫn của WHO cho phép. Thực tế này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức về tác hại của ô nhiễm không khí có thể gây ra cho trẻ em. Trong đó, giáo dục trẻ em từ sớm về ý thức bảo vệ môi trường chính là sự chuẩn bị tốt nhất cho một tương lai bền vững.
Thay ống hút nhựa bằng ống hút inox, thay quai nilon bằng quai vải, hạn chế tối đa đồ sử dụng một lần… là những hành động nho nhỏ đang được các bạn trẻ nhắc nhở nhau nhằm bảo vệ môi trường. Những phong trào giảm thiểu rác thải nhựa, thu gom rác, hay làm sạch bãi biển…đang được nhiều thế hệ hưởng ứng tham gia với mục tiêu cùng nhau tạo nên một môi trường sống xanh, sạch hơn cho thế hệ hôm nay và mai sau. Thông điệp ấy như một dòng chảy ngầm đẹp đẽ đang ngày một lớn mạnh lên trong giới trẻ và các bạn không ngần ngại thể hiện lối sống “xanh, sạch”, lan tỏa tinh thần tích cực đến cộng đồng bằng cả tiếng nói và hành động.
Các bạn trẻ ILA thể hiện bản lĩnh thế hệ công dân toàn cầu mới
Tháng 9/2019 tại Hà Nội, cuộc thi hùng biện tiếng Anh Speak Up do Trung tâm Anh ngữ ILA tổ chức đã gây tiếng vang lớn với sự tranh tài của 22 đội thi gồm các bạn nhỏ từ 6 đến 16 tuổi.
Được tổ chức tại Star Galaxy với sân khấu hoành tráng, 22 đội thi đã mang tới 22 bài thuyết trình xuất sắc trong đó, 10 phần thi đã lấy ý tưởng từ các vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và vấn nạn rác thải nhựa.
Chỉ với 5 phút trên sân khấu, các bạn đã đưa người xem đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác không chỉ với sự tự tin thể hiện khả năng sử dụng Tiếng Anh thành thạo mà còn chứng minh các kỹ năng mềm vượt trội trước hàng trăm khán giả, thuyết phục ban giám khảo qua những vấn đề mang tính thời sự hiện nay và đưa ra các giải pháp thú vị. Đây là minh chứng thuyết phục nhất về chất lượng đào tạo theo phương pháp Tiếng Anh Tư Duy Thế Kỷ 21 của ILA khi không chỉ trau dồi cho học viên không chỉ kiến thức ngoại ngữ mà còn trang bị 06 kỹ năng thiết yếu của thời đại mới: khả năng sáng tạo, tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự hoàn thiện bản thân, kỹ năng hợp tác, kiến thức công nghệ.
Quang cảnh Vòng chung kết ILA Speak Up 2019
Chia sẻ sau cuộc thi, thầy Nathan Hanson – Giám đốc Học vụ ILA miền Bắc bày tỏ sự ấn tượng và bất ngờ trước khả năng phân tích, tư duy và thuyết trình 100% bằng tiếng Anh của các học viên dù còn đang ở độ tuổi khá nhỏ đã biết thuyết trình với những chủ đề, nội dung phức tạp hơn, với những vấn đề đang được nhận được sự quan tâm chung trên toàn thế giới như cháy rừng Amazon, rác thải nhựa, bảo tồn động vật hoang dã, ô nhiễm không khí…
Video đang HOT
Đội Cherry Blossoms từ Trung tâm ILA Long Biên thực hiện gợi ý tái sử dụng đồ nhựa
Phần thi với chủ đề Khủng hoảng rác thải nhựa đến từ Đội Cool Boys của Trung tâm ILA Mỹ Đình
Anh Nguyễn Viết Thịnh, phụ huynh của học viên Nguyễn Thủy Chi, không giấu được niềm vui khi con mình và các bạn đã giành được giải quán quân của khối Smart Teens, đồng thời gửi lời cảm ơn ILA đã dìu dắt cháu tận tình để con tiến bộ rõ rệt sau 5 năm theo học tại đây.
Speak Up Hà Nội 2019 đã trở thành sân chơi để các bạn trẻ ILA thể hiện sự trưởng thành, bản lĩnh và tự tin của một thế hệ công dân toàn cầu mới. Không chỉ giỏi Tiếng Anh, các bạn ở độ tuổi rất nhỏ đã cho thấy sự quan tâm đến các vấn đề cuộc sống và thế giới. Những suy nghĩ giản dị nhưng thiết thực và đầy sáng tạo của các em nhỏ nơi đây đã để lại cho chúng ta nhiều bài học ý nghĩa về cách nhìn nhận, ý thức về giá trị của môi trường sống cũng như những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá xung quanh ta.
Để biết thêm chi tiết, phụ huynh liên hệ các trung tâm ILA tại Hà Nội để được hỗ trợ tốt nhất hoặc gọi Hotline: 024 7303 6119
Lệ Thanh
Theo vietnamnet
Việt Nam lần đầu tổ chức Diễn đàn giáo dục vì sự phát triển bền vững và công dân toàn cầu
Sáng nay (2/7), Diễn đàn Giáo dục vì Sự Phát triển Bền vững và Công dân Toàn cầu của UNESCO năm 2019 đã chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định: "Giáo dục là con đường dẫn đến sự thay đổi".
Diễn đàn do UNESCO phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức, với sự đồng hỗ trợ của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) của Nhật Bản thông qua Quỹ tín thác Nhật Bản UNESCO dành cho Chương trình Hành động toàn cầu Giáo dục vì Sự phát triển bền vững và Trung tâm Giáo dục vì Sự hiểu biết quốc tế châu Á - Thái bình dương (APCEIU).
Giáo dục là giải pháp hướng tới phát triển bền vững
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, Diễn đàn được tổ chức để thảo luận và tìm giải pháp thiết thực cho giáo dục vì một thế giới bền vững.
"Trong 50 năm qua, dân số thế giới đã tăng hơn gấp đôi. Vậy, làm thế nào để phát triển kinh tế xã hội có thể thỏa mãn nhu cầu của chúng ta mà không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai? Đó là câu hỏi mà tất cả chúng ta cần phải trả lời", ông đặt vấn đề.
Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng tới sự phát triển bền vững không thể đạt được chỉ bằng các thỏa thuận chính trị, giải pháp tài chính hoặc công nghệ. Những gì chúng ta cần làm là thay đổi các giá trị và hành vi của cộng đồng, giúp họ lựa chọn một cách sống bền vững hơn.
"Giáo dục chính là giải pháp, là con đường dẫn đến sự thay đổi. Giáo dục để đảm bảo người dân biết đâu là lựa chọn đúng đắn, đồng thời giúp họ có thông tin và kỹ năng để làm theo lựa chọn đúng đắn đó", Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định.
Ông Phùng Xuân Nhạ cho biết, sau một thập kỷ giáo dục vì sự phát triển bền vững của LHQ từ năm 2005 đến 2014, ngày nay, giáo dục vì sự phát triển bền vững (ESD) là trung tâm của Chương trình Nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Những gì chúng ta đã làm được là đáng kể nhưng vẫn chỉ là khởi đầu nhằm tiến tới các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và tầm nhìn dài hơn.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chào đón và trao đổi với các đại biểu tại Diễn đàn
Trong giai đoạn tiếp theo, mỗi học sinh cần phải được học về sự phát triển bền vững từ các giáo viên được đào tạo cơ bản, thông qua các các chương trình giáo dục và nguồn lực đầu tư phù hợp. Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, chúng ta không thể nhanh chóng đưa ra các giải pháp tối ưu nhưng việc đưa ra các cam kết và mục tiêu đúng đắn sẽ giúp chúng ta đi được đúng hướng.
Đại diện các đơn vị tổ chức tại Diễn đàn.
Lấy Việt Nam làm ví dụ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, từ năm 2013, Việt Nam đang tiến hành cải cách giáo dục một cách căn bản và toàn diện. Một trong những cột mốc quan trọng là chương trình giáo dục phổ thông quốc gia được phê duyệt vào tháng 12/2018. Chương trình giáo dục phổ thông mới dựa trên phát triển phẩm chất và năng lực của người học hướng tới việc giúp cho học sinh có được những kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21.
"Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là tích hợp phát triển bền vững vào giáo dục mà còn huy động giáo dục như một phương tiện thực hiện toàn diện cho tất cả các mục tiêu phát triển bền vững", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thông tin với các đại biểu dự Diễn đàn.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận vẫn còn nhiều câu hỏi mà Việt Nam phải đối mặt trong việc triển khai chương trình này, như làm thế nào giáo dục tiếp cận và phục vụ tất cả mọi người, làm thế nào để cập nhật chương trình giảng dạy và các tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai, làm thế nào để biến việc học tập thành một hành trình suốt đời...
"Trong diễn đàn này, những việc chúng ta đang làm trong giáo dục vì sự phát triển bền vững sẽ là một câu trả lời cho những vấn đề trên. Dựa trên hàng ngàn giờ kinh nghiệm trực tiếp triển khai, giải quyết các vấn đề thực tiễn trong giáo dục, chúng ta sẽ cùng nhau xác định các hành động cần thiết để biến các mục tiêu của phát triển bền vững thành hiện thực", Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng bày tỏ tin tưởng rằng Diễn đàn lần này sẽ là nơi chia sẻ nhiều kinh nghiệm và sáng kiến, mở ra những hiểu biết, cách tiếp cận mới và mở rộng các mối quan hệ giữa các bên.
Hoạt động quan trọng
Tại cuộc họp báo trước Diễn đàn, ông Michael Croft - Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam - cho biết UNESCO tổ chức diễn đàn lần này với sứ mệnh là cơ quan hoạt động, hỗ trợ nhiều chương trình giáo dục. "Là cơ quan đang dẫn đầu trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 4, giáo dục vì sự phát triển bền vững, UNESCO đang đặt các mục tiêu là xây dựng và gắn giáo dục với các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước", ông Croft nói.
Theo ông Croft, Diễn đàn Giáo dục vì Sự Phát triển Bền vững và Công dân Toàn cầu của UNESCO sẽ tập trung bàn thảo cách thức giáo dục giúp xây dựng xã hội bền vững, hòa bình. "Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh chóng, trong khi những hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tài chính hiện nay dường như chưa đủ để có thể giúp xây dựng một xã hội bền vững, xã hội hòa bình. Nhìn từ góc độ giáo dục, chúng ta sẽ tính đến cách để trong tương lai chúng ta thay đổi suy nghĩa, thay đổi hành vi để xây dựng một xã hội bền vững, hòa bình hơn", Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam thông tin.
Ông Croft cho rằng phát triển bền vững có nghĩa là chúng ta chung sống hòa thuận với nhau, chung sống hài hòa với thiên nhiên. Như vậy, các chủ đề về giáo dục vì sự phát triển bền vững cũng như giáo dục công dân toàn cầu đều hướng tới 2 khía cạnh này. "Giáo dục vì sự phát triển bền vững sẽ giúp chúng ta có những cách nhìn để làm sao chung sống hài hòa với hành tinh này còn giáo dục công dân toàn cầu là làm thế nào để chúng ta chung sống hài hòa với nhau", ông nói.
Các đại biểu tại Diễn đàn.
Ông Lê Anh Vinh - Phó Viện trưởng Viện khoa học giáo dục Việt Nam - đánh giá việc lựa chọn Việt Nam để tổ chức Diễn đàn Giáo dục vì Sự Phát triển Bền vững và Công dân Toàn cầu năm 2019 có ý nghĩa quan trọng.
"Từ góc độ cơ quan nghiên cứu của Bộ Giáo dục và đào tạo, tôi hy vọng các kết quả trao đổi chia sẻ kinh nghiệm tại diễn đàn sẽ đưa đến, đề xuất ra những mô hình giáo dục mới, những giải pháp để giáo dục là chìa khóa then chốt để có thể phát triển bền vững cho tương lai của chúng ta", ông Vinh nói.
Theo Phó Viện trưởng Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Diễn đàn sẽ đề cập đến các vấn đề không chỉ nằm ở quy mô quốc gia mà còn giải quyết cả vấn đề thực tế của Việt Nam, đó là vấn đề làm sao chuyển từ hệ thống giáo dục nặng về chuyển tải kiến thức, rèn luyện kỹ năng của học sinh thành nền giáo dục phát triển phẩm chất năng lực của học sinh chuẩn bị cho học sinh sự sẵn sàng tốt nhất trong bối cảnh phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
"Khi bàn về giáo dục vì sự phát triển bền vững không đơn giản là đưa các nội dung phát triển bền vững vào lớp học mà quan trọng hơn là làm sao để sử dụng giáo dục như chìa khóa, công cụ để giải quyết được một cách toàn diện nhất tất cả các mục tiêu của sự phát triển bền vững", ông nói.
Theo PLVN
Ống hút nhựa xưa rồi, đây mới là ống hút tự nhiên 100% gây kinh ngạc Bạn có tin là có loại ống hút tự nhiên 100% được làm từ một loại lá tươi không độc hại, không bị bảo quản bằng bất kỳ một hóa chất nào? Câu trả lời xuất hiện tại một nhà hàng ở Philippines. Phong trào nói không với ống hút nhựa, không rác thải nhựa đang lan rộng khắp thế giới. Đối với...