Il-476 sẽ giúp Nga giữ vững ưu thế vận tải trên không?
Il-476 – biến thể mới nhất của vận tải cơ Il-76 được kỳ vọng sẽ là cứu cánh của nghành công nghiệp máy bay vận tải quân sự Nga.
Mẫu máy bay vận tải hạng nặng đa năng Ilyushin IL-76 thực hiện chuyến bay lần đầu tiên của mình vào năm 1971, kể từ đó nó luôn đóng vai trò không thể thay thế trong ngành hàng không vận tải quân sự lẫn dân sự của Liên Xô và Nga sau này. Tuy với thời gian sử dụng kéo dài hơn 40 năm nhưng với nhiều lần được nâng cấp sửa đổi, IL-76 vẫn là mẫu máy bay vận tải chiến lược của Không quân Nga và tại hơn 30 quốc gia khác nhau.
Với biến thể hiện đại hóa gần đây nhất của mình là IL-76MD-90A còn được biết tới cái tên khác là IL-476 trong giai đoạn phát triển, IL-76 được nâng cấp hoàn toàn hệ thống trang thiết bị điện tử, thay đổi thiết kế kính khoang lái và được trang bị các động cơ phản lực PS-90 tiên tiến theo tiêu chuẩn châu Âu.
Biến thể IL-76MD-90A được hy vọng là giải pháp toàn diện cho lực lượng vận tải đường không của Quân đội Nga hiện nay.
Tiềm năng quân sự to lớn
Các kỹ sư hàng không Nga trong quá trình hiện đại hóa IL-76 đã thay đổi một số cấu trúc khung quan trọng của IL-76 giúp nó có trọng lượng nhẹ hơn và có thể cất và hạ cánh dễ dàng với các thiết bị nâng cấp.
Bên cạnh đó IL-76 cũng đang trang bị hệ thống điều khiển bay mới đi kèm với đó là hệ thống lái tự động và nâng cấp hệ thống định vị vệ tinh, ngoài ra các thiết bị đo đạc hàng không khác cũng được tiến hành thay đổi để phù hợp hơn với sự thay đổi thiết kế của khoang lái. Toàn bộ thông tin về quá trình hoạt động của máy bay hay hành trình bay đều được hiển thị qua các màn hình LCD tích hợp với màn hình hiển thị điện tử. Bộ phận hoa tiêu cũng được trang bị một màn hiển thị đa chức năng cung cấp mọi thông số cần cho toàn bộ một chuyến bay.
Cấu trúc trang thiết bị điện tử của IL-76MD-90A được thiết kế mở có khả năng tích hợp cả các thiết bị hàng không của Nga hay của Phương Tây, đi đôi với đó là hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống phòng vệ .
Video đang HOT
Với việc trang bị các động cơ phản lực PS-90A, khả năng hoạt động của IL-76 được nâng lên đáng kể.
Tuy nhiên, thay đổi quan trọng nhất của IL-76 là việc trang bị các động cơ phản lực PS-90A-76 tiên tiến thay thế cho các động cơ D-30KP thế hệ cũ. Việc trang bị PS-90 sẽ giúp tiết kiệm từ 12-15% mức nhiên liệu sử dụng trong một chặng bay, tăng phạm vi hoạt động của IL-76 lên gần 5.000km. Bên cạnh đó mẫu động cơ mới còn làm giảm độ ồn và khí thải trong quá trình hoạt động, điều này sẽ giúp IL-76MD-90A có thể hoạt động trong các đường bay nội địa của Nga và trên toàn thế giới.
Khách hàng đầu tiên của những chiếc IL-76MD-90A dĩ nhiên sẽ là Bộ quốc phòng Nga, khi Tổng Công ty Máy bay Thống nhất (UAC) đã ký kết một hợp đồng cung cấp 39 chiếc IL-76 biến thể mới nhất cho Quân đội Nga trong giai đoạn từ năm 2014-2020. Và các máy bay trên đều sẽ được sản xuất tại nhà máy sản xuất máy bay Aviastar-SP, nằm ở Ulyanovsk.
Quá trình bay thử nghiệm của chiếc IL-76MD-90A đầu tiên sẽ được bàn giao cho Quân đội Nga đã kết thúc vào cuối tháng trước. Trong bản báo cáo của phi công thử nghiệm Oleg Ganovich cho biết, IL-76MD-90A là một mẫu máy bay đáng tin cậy, tuy là mẫu máy bay vận tải hạng nặng nhưng cảm giác khi lái nó khá thoải mái. Hiệu suất hoạt động của mẫu động cơ mới cũng là một điểm mạnh khi cất cánh.
Bên cạnh việc đóng vai trò là một máy bay vận tải chiến lược, IL-76MD-90A còn được Nga sử dụng như một mẫu máy bay nền tảng cho nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Hiện tại, nhà máy Aviastar-SP đang hoàn thiện chiếc IL-76MD-90A thứ ba cho Quân đội Nga, sau khi hai chiếc đầu tiên đã hoàn thành theo kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó Aviastar-SP cũng đang bắt đầu triển khai kế hoạch sản xuất 10 máy bay tiếp nhiên liệu trên không IL-78M-90A theo một hợp đồng khác ký kết với Bộ quốc phòng Nga gần đây.
Cạnh tranh với Y-20 đến từ Trung Quốc
Trong bối cảnh các phi đội máy bay vận tải IL-76 cũ đang dần trở nên lỗi thời và dự án phát triển mẫu máy bay vận tải chiến lược mới An-70 với Ukraine rơi vào trong bế tắc. Thì sự xuất hiện của IL-76MD-90A được xem như là cứu cánh cho ngành công nghiệp hàng không Nga trong giai đoạn hiện tại và trong tương lai.
Vào 8/2013, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin trả lời một kênh truyền hình của Nga cho biết, UAC đã nhận được một hợp đồng cung cấp ít nhất một trăm chiếc máy bay vận tải mới từ phiên bản IL-76 nâng cấp. Và không ít hơn 50 chiếc trong số đó sẽ được chuyển giao cho Bộ quốc phòng Nga, bên cạnh đó còn các cơ quan chính phủ khác của Nga quan tâm tới mẫu máy bay này như: Bộ tình trạng khẩn cấp, Bộ nội vụ và một số nhà khai thác trong và ngoài nước Nga.
Mẫu máy bay vận tải chiến lược Y-20 của Trung Quốc được đánh giá cao hơn hẳn mẫu máy bay IL-76MD-90A do Nga phát triển.
Đối với tiềm năng xuất khẩu các dòng máy bay thuộc gia đình máy bay vận tải IL-76 đang có mặt và phục vụ tại hơn 30 nước khác nhau. Tất nhiên tất cả số máy bay trên đều có thể được nâng cấp lên biến thể IL-76MD-90A. Đặc biệt là ở thị trường Đông Nam Á và Nam Á.
Mặt khác, ở thị trường Trung Quốc nguy cơ các máy bay vận tải IL-76 của Nga bị loại bỏ là rất lớn, khi trong Trung Quốc đưa vào sử dụng mẫu máy bay vận tải chiến lược Y-20 do nước này tự phát triển. Y-20 có trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 220 tấn và được trang bị các động cơ phản lực D-30KP-2 do Nga sản xuất, nó được thiết kế để có thể vận chuyển một số lượng lớn binh sĩ, hàng hóa và các trang thiết bị quân sự hạng nặng của Quân đội Trung Quốc, bao gồm cả xe tăng chiến đấu chủ lực Type-99A có trọng lượng lên tới 58 tấn.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Ukraine bán nhiều bí mật động cơ phản lực cho Trung Quốc
Trung Quốc sẽ có được các công nghệ và thiết bị để sản xuất các thành phần động cơ phản lực từ Ukraine.
Tổng công ty khoa học sản xuất FED Kharkov đã ký kết thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất các thành phần động cơ phản lực cho Trung Quốc. Trang mạng altair.com.pl cho biết, thỏa thuận trên được ký kết vào ngày 24/11/2014.
Theo thỏa thuận, công ty FED Kharkov sẽ bán cho đối tác Trung Quốc các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và các trang thiết bị đi kèm để sản xuất các thành phần của động cơ sử dụng trên nhiều loại máy bay gồm: vận tải cơ An-32/70/72/74/124, An-140/148, Be-200, IL-78/96; tiêm kích MiG-27/29, Su-27/30/34/35; máy bay ném bom TU-95/142/160; máy bay chở khách Tu-204/214; máy bay huấn luyện Yak-42/130 và các loại trực thăng Ka-32/52, Mi-8/17/24/28.
Chất lượng động cơ phản lực nội địa của Trung Quốc sẽ được cải thiện trong thời gian tới nhờ công nghệ từ Ukraine.
Các loại máy bay nói trên đang được sử dụng tại hơn 70 quốc gia trên thế giới. Theo kế hoạch, hợp đồng sẽ bắt đầu thực hiện từ Quý I năm 2015. Trước đó, công ty FED đã ký kết hợp đồng cung cấp thiết bị sản xuất động cơ phản lực sử dụng trên máy bay huấn luyện L-15 của Trung Quốc.
Ngoài ra, công ty FED cũng có kế hoạch mở rộng hợp tác trong chuyển giao công nghệ sản xuất tuabin cho động cơ phản lực được sử dụng trên tiêm kích J-10, J-11 và J-15 của Trung Quốc. Hiện nay, Bắc Kinh đang phụ thuộc vào nguồn cung động cơ phản lực từ Nga.
Những động cơ mà họ sao chép của Nga cho thấy hiệu suất và chất lượng không ổn định. Hợp đồng chuyển giao công nghệ ký kết với Ukraine sẽ giúp cải thiện chất lượng các động cơ nội địa. Sự kiện này có thể coi là một bước đột phá lớn của Trung Quốc trong việc giảm dần sự phụ thuộc vào động cơ nhập khẩu từ Nga.
Quốc Minh
Theo_Kiến Thức
Báo Trung Quốc "tố" động cơ Nga khiến J-10B gặp nạn Tờ Duowei News đã đổ lỗi cho động cơ phản lực của Nga đã khiến chiếc máy bay tiêm kích đa năng J-10B của Không quân Trung Quốc gặp nạn hôm 15/11. Tờ Duowei News đã đổ lỗi cho động cơ phản lực của Nga đã khiến chiếc máy bay tiêm kích đa năng J-10B của Không quân Trung Quốc gặp nạn hôm...