IFO số 4: Học tiếng Anh từ sớm có khiến con bị rối loạn ngôn ngữ?
IFO số 4 lên sóng vào ngày mai (31/10) với chủ đề “English – An access to the world” sẽ giúp phụ huynh, học sinh và các bạn nhỏ có cách tiếp cận với ngôn ngữ đúng đắn hơn.
Nhiều người có suy nghĩ rằng “không nên cho trẻ nhỏ học tiếng Anh khi tiếng Việt chưa thành thạo vì sẽ khiến trẻ bị rối loạn ngôn ngữ”. Thực ra trong môi trường đa văn hóa hiện nay, vô số trẻ có thể nói được nhiều ngôn ngữ khác nhau. Chuyên gia giáo dục Tô Lan Phương, đại diện trung tâm anh ngữ IMAP chia sẻ trong chương trình: “Người ta thừa nhận việc học ngôn ngữ có lợi cho sự phát triển của trẻ, cùng với đó là những lợi ích lâu dài ngôn ngữ mang lại cho tương lai vì vậy chúng ta nên dạy trẻ nhỏ ngôn ngữ thứ hai”.
“Thực tế, trẻ em có thể học nhiều ngôn ngữ cùng lúc. Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, 56% người châu Âu nói được hai thứ tiếng và ít nhất khoảng một nửa dân số thế giới nói song ngữ, nhiều người trong số này học nói nhiều thứ tiếng từ khi nhỏ. Chính vì vậy học tiếng Anh sớm hoàn toàn có lợi cho trẻ. Ở hầu hết các nước châu Âu và châu Á, trẻ tiểu học được học tiếng Anh ngay khi bắt đầu vào trường”.
“Đừng quá lo lắng nếu trẻ bối rối hay bước đầu khó tiếp cận tiếng Anh hay khi trẻ nói tiếng Anh quá nhiều” – Chuyên gia giáo dục Tô Lan Phương nói tiếp – “Phản xạ của trẻ sẽ hướng trẻ sử dụng từ vựng trẻ được tiếp xúc nhiều hơn. Một từ tiếng Việt hoàn toàn có thể thay thế cho tiếng Anh và ngược lại nếu lúc này trẻ chưa tìm thấy từ cần dùng. Sau đó trẻ sẽ rút được kinh nghiệm cho những lần sau”.
Ngoài ra khách mời cũng khuyên phụ huynh “thời điểm tốt nhất để học ngôn ngữ thứ 2 với mục đích đạt trình độ thông thạo như người bản ngữ là khi 10 tuổi. Trẻ em học ngôn ngữ mới nhanh hơn và có thể đạt được trình độ như người bản ngữ dễ dàng hơn người lớn. Nghiên cứu không đưa ra được kết luận rõ ràng về độ tuổi tốt nhất để bắt đầu học ngôn ngữ thứ hai, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn ngầm đồng tình là học ngôn ngữ thứ 2 càng sớm càng tốt.
Bên cạnh đó, chuyên gia của chương trình cũng có những chia sẻ về những khó khăn của phụ huynh trong việc hướng dẫn con tự học tiếng Anh tại nhà cũng như phương pháp đồng hành cùng con, giúp con học ngoại ngữ hiệu quả hơn.
Không thể thiếu trong mỗi tập của IFO ngày thứ 7 chính là phần thi Voice Of The Week của các bạn nhỏ. Trong phần thi này, các bạn nhỏ sẽ được giao một chủ đề và có 3 phút thể hiện phần hùng biện, các bạn được thỏa sức sáng tạo bằng cách sử dụng slide, tranh vẽ, đồ vật minh họa… Chủ đề của tuần này sẽ “Laugh is the best medicine” – Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, với phần trình bày hết sức sinh động của bạn nhỏ siêu đáng yêu, Vũ Ngô Trí Huy.
Video đang HOT
Bạn nhớ đón xem IFO Junior số 4 “English – An access to the world” vào 21h00 ngày mai (31/10) trên VTV7, ứng dụng VTVgo và 22h00 cùng ngày trên kênh Youtube của chương trình nhé!
Câu chuyện kỳ lạ về 'cặp song sinh im lặng' - Kỳ 1
Được biết đến với tên gọi 'cặp song sinh im lặng', June và Jennifer Gibbons hiếm khi nói chuyện với người khác, họ chỉ nói với nhau trong gần 30 năm, cho đến khi một trong hai người qua đời trong một tình huống bí ẩn.
'CẶP SONG SINH IM LẶNG' VÀ NGÔN NGỮ BÍ ẨN
Tháng 4/1963 tại một bệnh viện quân y ở Aden (Yemen), một cặp song sinh gái chào đời. Ca sinh nở không có gì bất thường, nhưng ngay sau đó, cha mẹ hai bé bắt đầu nhận thấy cặp song sinh của họ, June và Jennifer Gibbons, không giống những đứa trẻ khác. Bất thường đó đã kéo dài suốt gần 30 năm cho đến khi một trong hai cô gái đột ngột qua đời.
Hai chị em June và Jennifer khi còn nhỏ.
Không lâu sau khi June và Jennifer đến tuổi biết nói, chị Gloria và chồng là Aubrey Gibbons nhận ra rằng hai con của họ rất khác biệt. Không chỉ là thua xa các bạn cùng lứa về khả năng ngôn ngữ, mà hai bé dường như không thể tách rời một cách kỳ quặc. Hai cô bé dường như có một thứ ngôn ngữ riêng để nói với nhau mà chỉ có họ mới hiểu được.
"Ở nhà, chúng nói chuyện với nhau, tạo ra âm thanh và mọi thứ, nhưng chúng tôi biết rằng con mình không giống như những đứa trẻ bình thường, biết nói năng dễ dàng", anh Aubrey nhớ lại.
Gia đình Gibbons vốn có gốc gác từ Barbados (vùng Caribe), nhập cư đến Anh vào đầu thập niên 1960. Mặc dù ở nhà họ đều nói tiếng Anh, nhưng hai cô con gái June và Jennifer lại nói một ngôn ngữ khác, được cho là phiên bản tốc độ nhanh hơn của tiếng Bajan Creole. Cả hai dần dần nổi tiếng với biệt danh "cặp song sinh im lặng" vì không muốn giao tiếp với bất cứ ai, ngoại trừ nói với nhau bằng thứ tiếng cũng không ai hiểu.
Không chỉ việc dùng một thứ ngôn ngữ lạ lùng khiến hai cô gái trở nên cô lập, việc họ là những đứa trẻ da đen duy nhất ở một trường tiểu học Anh quốc cũng khiến chúng liên tục trở thành mục tiêu bị bắt nạt. Tình cảnh đó càng khiến hai đứa trẻ phụ thuộc lẫn nhau. Khi tình trạng bắt nạt ngày một tồi tệ hơn, các lãnh đạo nhà trường bắt đầu cho phép cặp song sinh được ra về sớm, với hy vọng các em có thể thoát ra ngoài và tránh bị quấy rối.
Tới khi các cô gái vào độ tuổi thiếu niên thì ngôn ngữ của họ càng trở nên khó hiểu với tất cả mọi người. June và Jennifer cùng phát triển lối sống kỳ quặc, chẳng hạn như từ chối giao tiếp với bất kỳ ai, từ chối đọc và viết ở trường, và thường phản chiếu hành động của nhau.
Không giao tiếp với thế giới bên ngoài, cặp song sinh chỉ nói chuyện với nhau bằng thứ ngôn ngữ cũng không ai hiểu được.
"Sở hữu" lẫn nhau
Năm 1974, một bác sĩ tên là John Rees đã nhận ra hành vi kỳ lạ của cặp song sinh trong khi thực hiện một cuộc kiểm tra sức khỏe hàng năm tại trường học. Bác sĩ Rees mô tả hành vi của họ "giống như búp bê" và nhanh chóng báo cho hiệu trưởng.
Khi bị ông hiệu trưởng gạt đi, lưu ý rằng các cô gái "không đặc biệt khó khăn", Rees đã thông báo sự việc cho một nhà tâm lý học trẻ em, người sau đó lập tức khẳng định rằng June và Jennifer cần phải trải qua một khóa trị liệu.
Tháng 2/1977, một nhà trị liệu ngôn ngữ tên là Ann Treharne đã gặp hai cô gái. Mặc dù từ chối nói chuyện với sự có mặt của Treharne, cả hai đồng ý cho phép ông ghi âm những gì họ đối thoại với nhau.
Treharne có cảm giác rằng June muốn nói chuyện với mình, nhưng bị Jennifer ngăn cản. Sau này Treharne cho biết, Jennifer "ngồi đó với ánh mắt vô cảm, nhưng tôi cảm nhận được sức mạnh của cô bé. Một ý nghĩ hiện ra trong đầu tôi là June đã bị người chị song sinh của mình sở hữu".
Cuối cùng, quyết định được đưa ra là tách rời cặp song sinh im lặng và gửi hai cô bé đến hai trường nội trú khác nhau. Người ta hy vọng, khi các em được sống cho chính mình và có thể tự phát triển cảm xúc bản thân, hai cô gái sẽ phá vỡ lớp vỏ im lặng của mình để giao tiếp với thế giới bên ngoài.
Nhưng cuộc thử nghiệm đã thất bại ngay lập tức. Thay vì vươn ra ngoài, June và Jennifer Gibbons hoàn toàn thu mình lại và gần như rơi vào hội chứng căng trương lực. Có thời điểm trong thời gian chia tách, phải cần đến hai người mới đưa được June ra khỏi giường, để rồi sau đó cô cứ đứng ngay đơ như bức tường, cơ thể "cứng đờ và nặng như một tử thi".
"Phần tối" của "cặp song sinh im lặng"
Khi được đoàn tụ, cặp song sinh càng quấn chặt lấy nhau hơn và trở nên thu mình hơn với phần còn lại của thế giới. Họ hoàn toàn không nói chuyện cả với bố mẹ, ngoại trừ giao tiếp bằng cách viết ra giấy.
Những lúc ra khỏi phòng ngủ, June và Jennifer Gibbons dành thời gian chơi với búp bê, tạo ra những tưởng tượng phức tạp, mà đôi khi họ chia sẻ với em gái Rose - lúc đó là người nhận được thông tin liên lạc duy nhất trong gia đình.
Hai chị em June và Jennifer thời kỳ bị bắt vào bệnh viện dành cho tội phạm tâm thần.
Sau này, trả lời phỏng vấn tờ New Yorker vào năm 2000 (khi Jennifer đã chết), June cho biết: "Chúng tôi đã thực hiện một nghi lễ. Chúng tôi quỳ xuống và cầu xin Chúa tha thứ cho tội lỗi của chúng tôi. Chúng tôi mở Kinh thánh và bắt đầu cầu nguyện như điên. Chúng tôi cầu xin Ngài đừng để chúng tôi làm tổn thương gia đình bằng cách phớt lờ họ, trao cho chúng tôi sức mạnh để nói chuyện với bố mẹ. Nhưng chúng tôi không thể làm được. Điều đó thật khó. Quá khó".
Sau khi được tặng hai quyển nhật ký vào dịp Giáng sinh, cặp song sinh im lặng bắt đầu viết ra những vở kịch và tưởng tượng của mình, và họ bắt đầu có cảm ứng sáng tạo bằng cách viết. Năm 16 tuổi, hai cô gái tham gia một khóa học viết thư và bắt đầu gom số tiền nhỏ dành dụm để đăng những câu chuyện của họ qua các tờ báo lá cải.
Câu chuyện về cặp song sinh xa lánh thế giới bên ngoài có vẻ như là tình huống hoàn hảo để tạo ra một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời, nhưng điều này lại không đúng với hai chị em June và Jennifer. Chủ đề của cuốn tiểu thuyết mà họ ra mắt cũng kỳ lạ và đáng lo ngại như hành vi của họ. Hầu hết câu chuyện diễn ra tại Mỹ, đặc biệt là ở Malibu, và xoay quanh những người trẻ, hấp dẫn, phạm những tội ác rùng rợn. Chỉ có duy nhất cuốn tiểu thuyết có tên "The Pepsi-Cola Addict" (Nghiện Pepsi) được xuất bản, nói về một thiếu niên bị cô giáo trung học quyến rũ, nhưng điều đó không ngăn cản June và Jennifer Gibbons viết ra hàng tá câu chuyện khác.
Sau khi in cuốn sách, cặp song sinh bắt đầu chán với việc chỉ ngồi đó viết về cuộc sống bên ngoài 4 bức tường phòng ngủ của mình, họ khao khát tận mắt trải nghiệm thế giới. Và thế là vào năm 18 tuổi, hai cô gái bắt đầu thử dùng rượu, ma túy và phạm những tội nhỏ.
Dần dần, họ phạm những tội nặng hơn, như đốt phá nhà và bị bắt vào năm 1981. Ngay sau đó, hai chị em bị đưa đến bệnh viên an ninh tối đa dành cho tội phạm tâm thần Broadmoor.
Xem Kỳ cuối: THỎA THUẬN BÍ MẬT
Sinh con trai, mẹ chịu nhiều vất vả, tổn thương hơn sinh con gái, chỉ người trong cuộc mới hiểu Có người nói rằng, sinh con trai có hại cho cơ thể người mẹ hơn sinh con gái. Vì sao vậy? 1. Sinh con trai, người mẹ cần hỗ trợ tài chính nhiều hơn sinh con gái Sau khi sinh con trai, nhiều bậc cha mẹ sẽ cảm thấy áp lực hơn nhất là về mặt tài chính. Ai cũng biết rằng, nuôi...