“Iêng phô ky?” – Anh nói gì?

Theo dõi VGT trên

“Đến làng An Tiến tôi đố người nào nghe được dân làng nói gì. Họ nói với nhau nhanh như chim hót, lít nhít như chuột kêu. Có người mới đến cứ nhầm tưởng người dân nơi đây nói tiếng nước ngoài. Nếu không có người phiên dịch thì chịu”.

Ông Lê Bá Hạnh, phó giám đốc Bảo Tàng Hà Tĩnh, giới thiệu về ngôi làng lạ ấy và đưa chúng tôi về làng An Tiến, thuộc xã Đức An, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).

Phải có… “phiên dịch”

Vừa đến làng An Tiến, gặp một cô gái độ tuổi đôi mươi. Cô gái vồn vã: “Mấy iêng vía đai huổi ai?”. Chúng tôi ngẩn tò te không hiểu gì cả. Người “phiên dịch” liền cho biết cô gái nói: “Các anh về đây hỏi ai?”. À thì ra như thế. “Đây có phải làng An Tiến không?”. Cô gái gật đầu: “Đuống ruồi rạ!” (Đúng rồi ạ!”).

Ông Nguyễn Đình Dương, 62 tuổi, đang dắt con trâu về nhà. Thấy chúng tôi đứng trên đường làm con trâu sợ phải chùn chân, ông nói: “Mấy iêng lé bêng cho cong tru vía nhé”. Chúng tôi đang ngơ ngác không biết ông Dương nói gì thì anh bạn “thổ dân” đi cùng giải thích: “Các anh tránh bên cho con trâu về nhà”.

Đi trên đường làng An Tiến, chúng tôi bắt gặp rất nhiều người dân nói chuyện với nhau. Họ nói rất nhanh và lít nhít trong cổ họng. Cho dù chúng tôi tập trung nghe và cố nhận biết họ đang nói gì nhưng chỉ biết lắc đầu, cười trừ. Khi chúng tôi hỏi đường về nhà ông Phan Văn Năm, 65 tuổi, ở thôn Quang Tiến, một người dân hướng dẫn: “Lại đú, quèng vô đú, vô đú”. Nghĩa là: lại đó, rẽ vào đó rồi vào đó.

Iêng phô ky? - Anh nói gì? - Hình 1

“Mấy iêng lé bêng cho cong tru vía nhé!”. Chúng tôi đang ngơ ngác thì bạn “thổ dân” đi cùng giải thích: “Các anh tránh bên cho con trâu về nhà!”

Làng An Tiến thuộc vùng tiểu bán sơn địa của huyện Đức Thọ, vừa tiếp giáp với đồng bằng lại vừa tiếp giáp với vùng đồi núi thấp. Ông Lê Bá Hạnh, phó giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh, cho biết làng An Tiến là một vùng đất linh thiêng, giàu tinh thần yêu nước. Khi giặc Minh xâm lược, vùng đất An Tiến là điểm cung cấp lương thực, trú ẩn của nghĩa quân Lam Sơn.

“Nhưng không hiểu sao An Tiến vẫn có giọng nói “lạ” nhất Hà Tĩnh mà người ta thường đùa với nhau là “tiếng chim” rất khó nghe. Người dân ở đây nói rất nhanh, khi họ nói chậm lại ta có thể nhận biết họ dùng một số vần lẫn lộn như vần “a” – “e”, “o” – “u”… Nhiều từ phát âm của người dân làng này thường sử dụng vần “u” là chính. Ngoài ra người làng An Tiến còn sử dụng một số từ ngữ thay thế cho một số từ phổ thông ta thường dùng như: đẩy – đu, nhà – nhè, cha – che…”, ông Lê Bá Hạnh nói.

Theo ông Hạnh, đã có một số nhà nghiên cứu thuộc Bảo tàng Hà Tĩnh tổ chức nghiên cứu “điền dã” về làng An Tiến để tìm hiểu về phương ngữ đặc trưng của người dân.

Ông Năm cho biết ngay người làng An Tiến nhiều khi nói với nhau cũng hiểu nhầm huống hồ chi người nơi khác đến. Ông kể câu chuyện có thật, người dân làng An Tiến thường gọi con chó là con chú. Một hôm có hai anh em ngồi hàn huyên với nhau thì cô vợ của người em phát hiện con chó bị chết ở sau vườn, liền chạy vào la lớn: chú chết rồi, ra mà lấy làm thịt. Người anh giật mình quát: Chú (em cha) mới ngồi uống rượu với tau đây mà răng lại chết được…

Video đang HOT

Ông Năm còn kể vì giọng nói của người làng An Tiến rất khó nghe nên con gái làng khác thường rất “kỵ” con trai làng này. Từ xưa không biết bao nhiêu chàng trai ở làng An Tiến ngỏ lời với các cô gái làng bên nhưng đều thất bại. Ngay lần gặp đầu tiên, nhiều cô gái ở làng khác nghe các chàng trai An Tiến nói rất nhiều, nhưng cuối cùng cũng chỉ học được một câu: “Iêng phô ky?” (anh nói gì?).

Mời bố ăn cơm lại chạy đi lấy rơm

Là người ở xã Đức Lập, khi về làm dâu ở làng An Tiến, chị Trần Thị Long ngại nhất là giao tiếp với mẹ chồng. Chị kể mẹ chồng chị nói “đặc” tiếng làng An Tiến khiến chị vừa nghe không được, lại vừa hiểu nhầm. Ngày về làm dâu đầu tiên, đến bữa cơm tối, mẹ chồng bảo chị: “rạ muối che xuống cợm”. Nghe xong, chị liền chạy ngay ra sau nhà mang vào mấy bó rơm để nhen lửa. Anh chồng cười ngặt nghẽo: “Mẹ bảo em mời bố xuống ăn cơm, chứ ai bảo đi lấy rơm rạ gì đâu”.

Là nhân viên văn phòng UBND xã Đức An, nhiệm vụ của chị Long là dự và ghi chép lại bằng văn bản nội dung các cuộc họp. Chị Long sợ nhất khi cán bộ xã là người làng An Tiến phát biểu. Chị phải tập trung cao độ để vừa nghe vừa tự dịch ra tiếng phổ thông nhưng vẫn không chính xác. Vì vậy, xong cuộc họp, chị phải hỏi lại anh cán bộ nói “tiếng An Tiến” để ghi lại cho chính xác.

Chúng tôi chào ra về, một cô gái làm việc ở văn phòng UBND xã Đức An liền trêu bằng một thứ tiếng An Tiến pha tiếng phổ thông: “Bức ky, bức ky. Trời không mưa mô. Trời mưa em chặt cho chút lá tro”… Cô gái này không phải người An Tiến nên phải dùng thêm tiếng phổ thông, nhưng chừng đó cũng khiến chúng tôi bí rị. Cô gái cười dịch lại: “Vội gì, vội gì. Trời không mưa đâu. Trời mưa em cắt cho ngọn lá cọ”. Có thế thôi mà cũng đành chịu.

Máu thịt của làng

Làng An Tiến nằm dưới dãy núi Trà Sơn thơ mộng, gắn liền với sự kiện hoàng hậu Bạch Ngọc trốn bỏ kinh thành về chiêu mộ người nghèo, tiến hành khai khẩn ở đây. Còn làng có từ đời nào thì không một người dân biết. Cũng không một người dân nào của làng biết rõ vì sao người làng An Tiến mình lại có thứ tiếng nói lạ như thế. Cụ Đào Duy Từ, 84 tuổi, ở xóm Quang Tiến, là người am hiểu về lịch sử của làng nhất, cũng chỉ đưa ra giả thuyết: “Có lẽ từ xưa người làng An Tiến sống ở vùng rừng núi, ít giao lưu, không đi lại các vùng miền khác nên chỉ nói một thổ ngữ riêng của mình. Ngoài ra nguồn nước, thổ nhưỡng cũng làm cho giọng nói của dân An Tiến không giống ai”.

Một số cụ cao tuổi lại cho rằng làng An Tiến trước đây là nơi biên ải của đế chế Chămpa cổ. Khi vùng này thành đất Đại Việt thì vẫn còn một bộ phận người Chăm sinh sống. Do đó, dù trải qua bao biến cố lịch sử nhưng giọng nói người dân nơi đây chưa thay đổi.

Ông Phan Thanh Lam, cán bộ văn hóa xã Đức An, cho biết đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ học về làng An Tiến tìm hiểu, nghiên cứu giọng nói của làng. Có nhà nghiên cứu ngồi cả ngày ở chợ Chay để nghe người dân giao tiếp, trao đổi, mua bán mà không biết họ đang nói gì. Có nhiều người đi xa hàng chục năm trời vẫn nặng tiếng nói của làng. Có lẽ do cái tiếng nói lạ ấy đã trở thành máu thịt thiêng liêng của người dân làng An Tiến. “Đổi giọng còn nặng hơn tội bất hiếu với cha, do đó dù ai đi đâu, làm việc gì thì vẫn giữ truyền thống giọng nói của làng”, ông Lam cho hay.

Theo 24h

Làng "nước ngoài" dưới núi Ngàn Nưa

Nếu nghe một đoạn đối thoại ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa bạn sẽ nghĩ rằng chuyện xảy ra ở một xứ nước ngoài nào đó.

Nhưng đây là một làng quê tuổi ngoài ngàn năm, nằm dưới chân núi Nưa - nơi nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) phất cờ khởi nghĩa chống giặc Đông Ngô vào năm 248.

"Tún tùn tun mới viền..."

Về đến đầu làng Cổ Định, nghe chúng tôi muốn tìm hiểu về tiếng nói lạ của làng, một cụ già hơn 70 tuổi liền hào hứng giới thiệu: "Vào nhà ông giáo Cương ở xóm Mậu, ông ấy biết nhiều lắm đấy". Theo lời chỉ dẫn của cụ, tôi đến nhà ông giáo Lê Bật Cương. Ông giáo Cương năm nay 87 tuổi, dạy học từ năm 1953, đến năm 1980 nghỉ hưu tại quê. Sức khỏe của ông giáo còn tốt và trí nhớ minh mẫn lắm. Sau chén trà mời khách, ông giáo Cương say sưa nói về tiếng của người quê mình:

- Tiếng nói của làng Cổ Định là tiếng cổ, có tự lúc nào tôi cũng không biết nữa. Người làng Cổ Định bắt đầu biết nói là đã nói tiếng quê mình. Cho đến tận bây giờ người Cổ Định dù đi làm ăn, sinh sống ở nơi xa, khi về quê vẫn dùng tiếng của làng. Dân của 13 xóm đều có tiếng nói như nhau. Nhưng các làng bên cạnh giáp với làng Cổ Định nói tiếng khác hẳn. Tiếng nói làng tôi nghe lần đầu thấy nặng, nghĩa của từ ngữ đôi lúc người nghe là khách dễ hiểu nhầm".

Làng nước ngoài dưới núi Ngàn Nưa - Hình 1

"Lạy cấy chuộc rửa cấy chò, lênh trên chằng ngơi". Từ người già đến trẻ em ở xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) đều nói "tiếng Kênh Thủy"

Ngồi lật từng trang vở cũ kỹ ghi chép lại những từ vựng, ngữ nghĩa trong tiếng cổ của làng Cổ Định nghe rất lạ, ông Cương mỉm cười, tâm sự: "Người làng tôi gọi con gà là con kha, bả vai gọi là cầu ban, đầu gối thì gọi là trốc cún, máy bay gọi là tàu băn, lúa gọi là lọ, gạo gọi là cấu, dọn dẹp gọi là đọn đẹp, trời tối gọi là trời tún, về là viền...

Đặc biệt, tiếng cổ làng Cổ Định không phân biệt được từ sân và từ vườn, nên từ vườn cũng là sân. Vì vậy mới có chuyện có người con gái ở làng khác về làm dâu ở làng Cổ Định, đến bữa cơm chiều ông bố chồng bảo con dâu: "Trời sắp tún rồi, con đọn cơm ra vườn ăn". Cô con dâu loay hoay mãi không biết trải chiếu, bê mâm cơm ra chỗ nào vì thấy ngoài vườn đã trồng cây, rau kín hết chỗ. Đang lúc lúng túng, may có anh chồng hiểu ý liền ghé vào tai vợ nói "Ở quê anh vườn cũng là sân đấy". Cô con dâu thở phào...".

Chúng tôi đang trò chuyện cùng ông giáo Cương thì người con trai ông Cương đi làm về góp chuyện: "Mỗi khi có khách đến làng chơi, người dân Cổ Định chuyển sang tiếng phổ thông với khách cho dễ hiểu. Nhưng trong câu chuyện, nếu có hai người làng là họ vẫn nói với nhau bằng tiếng Cổ Định. Ai về làm dâu rể Cổ Định cũng phải tự giác học tiếng Cổ Định. Nếu không, khi nghe mẹ chồng hỏi: "Răng con du đi cằn đến tún tùn tun mới viền?" (Sao con dâu đi cày đến tối thui thui mới về?) thì biết thế nào mà trả lời.

Giữ tiếng nói xưa cho đời sau

Hiện nay, thế hệ người già (từ 60 tuổi trở lên) ở làng Cổ Định hằng ngày vẫn dùng tiếng cổ để nói chuyện với nhau. Còn lớp người trung niên, thanh niên và các cháu thiếu niên, nhi đồng đều dùng tiếng phổ thông như mọi địa phương khác để giao tiếp hằng ngày tại công sở, trường học, nơi công cộng. Còn khi ở nhà, các cụ già vẫn thường xuyên truyền dạy tiếng Cổ Định cổ cho con cháu.

Làng nước ngoài dưới núi Ngàn Nưa - Hình 2

Đền thờ danh nhân Lê Bật Tứ (1562-1627) ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh

Ông Cương cho biết thêm: "Tiếng nói của tổ tiên, cha ông mình truyền lại, mọi thế hệ ở làng Cổ Định chúng tôi luôn phải biết gìn giữ, phát huy. Có rất nhiều người làng Cổ Định được học hành, đỗ đạt cao có học hàm, học vị giáo sư, tiến sĩ, dù xa quê hương hàng chục năm nhưng vẫn giữ được tiếng cổ của quê nhà. Đó là điều rất đáng quý mà chúng tôi đang truyền dạy lại cho lớp con cháu hôm nay và mai sau...".

Ông Lê Thanh Sơn, cán bộ văn hóa xã Tân Ninh, cho biết đang tích cực sưu tầm các tài liệu, thư tịch cổ viết về lịch sử, tiếng nói cổ của làng Cổ Định, để ghi lại phục vụ nghiên cứu, giới thiệu với du khách và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ ở địa phương. Trong đó, việc giữ gìn tiếng nói cổ rất được quan tâm.

Ở Thanh Hóa còn có một "đảo thổ ngữ" khác nữa, đó là xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa). Người dân cả xã này đều là người Kinh nhưng nói bằng một thứ tiếng Việt riêng của mình và người Thanh Hóa gọi là "tiếng Kênh Thủy". Chẳng hạn, trước khi đi ngủ bố mẹ nhắc: "Lạy cấy chuộc rửa cấy chò, lênh trên chằng ngơi" (lấy cái gáo rửa chân, lên giường đi ngủ). Củ gừng "tiếng Kênh Thủy" gọi là củ câng, cái nhãn vở gọi là cái két, máng nước để hứng nước mưa gọi là cái xốn, đầu gối gọi là trốc cún, cái chân gọi là cái trò, răng gọi là cái nanh, cái lưỡi gọi là cái lãn, tóc gọi là tắc... Vốn từ riêng của xã này có thể lập thành một cuốn từ điển.

Bà Nguyễn Thị Truật (81 tuổi), ở làng Trung, xã Vĩnh Thịnh, tự hào cho biết có người sang Pháp sống lúc mới 10 tuổi, sau 60 năm trở về thăm quê vẫn nói được tiếng Kênh Thủy. Cô Nguyễn Thị Nhân, giáo viên Trường tiểu học Vĩnh Thịnh, cho biết học sinh đến trường thì nói tiếng phổ thông, nhưng ra khỏi cổng trường là nói "tiếng Kênh Thủy". Người cùng xã Vĩnh Thịnh mà nói chuyện với nhau bằng tiếng phổ thông là không thích.

Buổi sáng, bà mẹ nói với đứa con: "Giẩu tru đếch xoong, bốc chi đớp?". Chiều về bà lại quát con: "Kêu mi vô rú, răng tru viền đướn ăn lọ?". Thằng con khóc rấm rứt: "Ai hay chi mô. Tru mềnh hướn, lè lản liếm tru cấy, lồng chặn bứt đứt chạc. Con chặn theo rạc cẳng, bổ ở ruộng cằn, rọt lộn lên cần cổ, trớt hết bộng, bể cả trốc cún. Chưa chậy bới cấy chi". Bà mẹ liền buông một câu: "Hoọc không hoọc, giẩu tru không xoong, ăn cho tốn cấu".

Đoạn đối thoại của hai mẹ con được "dịch" lại như sau:

Bà mẹ: - Giữ trâu không xong, lấy cái gì mà ăn?

- Bảo mày vô rừng, sao trâu lại về dưới ăn lúa?

Đứa con: - Ai biết gì đâu. Trâu mình động đực, lè lưỡi liếm trâu cái, lồng lên chạy đứt dây thừng. Con chạy theo mỏi cả chân, ngã ở ruộng, ruột bắn lên cổ, rách hết bụng, vỡ cả đầu gối. Giờ mẹ chửi cái gì".

Bà mẹ: "Học không học, chăn trâu không xong, ăn cho tốn gạo"...

Lê Hải (Có một làng "nước ngoài" tại xã Tân Ninh)

Theo 24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé trai 8 tuổi đuối nước tử vong trong hồ bơi khách sạn ở Bình Dương
14:20:07 06/11/2024
Diễn biến vụ 20 học sinh nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột qua lời kể cô giáo
10:29:10 06/11/2024
Vụ máy bay quân sự rơi ở Bình Định: Đã tiếp cận được phi công
22:43:17 06/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Nước Mỹ chọn ông Trump là tổng thống thứ 47
15:07:54 06/11/2024
Cháy nhà ở TP Vũng Tàu, 2 cháu bé tử vong thương tâm
14:18:03 06/11/2024
Thanh niên đấm vào mặt CSGT khi bị kiểm tra nồng độ cồn ở Bình Dương
14:27:12 06/11/2024
Vẽ bậy ở TP.HCM, 2 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam
13:33:28 07/11/2024
Mắt bão Yinxing rõ rệt khi tiệm cận siêu bão, ngày mai đổ bộ Biển Đông
14:11:58 07/11/2024

Tin đang nóng

Nóng nhất Weibo: Selena Gomez lộ video nhạy cảm trong tiệc thác loạn 72 giờ đồng hồ của "ông trùm" Diddy?
15:08:29 07/11/2024
Nữ diễn viên gạo cội Vbiz tố bị quỵt cát xê, nhìn đến số tiền mới sốc
17:18:35 07/11/2024
Cho thôi việc nữ hiệu trưởng trong vụ lùm xùm khay cơm giáo viên lèo tèo 2 miếng chả
14:03:10 07/11/2024
Choáng ngợp trước hôn lễ cặp đôi đồng giới Vbiz: Huy động 2 xe tải hoa tươi, dàn sao "quậy" banh nóc
16:49:43 07/11/2024
Bức ảnh khiến ông Donald Trump nhận "cơn mưa" lời khen về cách dạy dỗ con cháu
14:09:04 07/11/2024
Phi Thanh Vân công khai bạn trai mới: "Tôi được anh nuông chiều như một nàng công chúa"
17:21:46 07/11/2024
Trường Giang lần đầu khoe cận diện mạo quý tử, visual "ngoan xinh iu" y hệt Nhã Phương
15:10:46 07/11/2024
Công ty TikTok bị cấm hoạt động tại Canada
14:41:33 07/11/2024

Tin mới nhất

TP.HCM: Tai nạn thương tâm trên đường Phan Văn Hớn khiến một phụ huynh tử vong

19:04:51 07/11/2024
Một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe bồn vừa xảy ra trên đường Phan Văn Hớn (Q.12) khiến 1 người phụ nữ tử vong, bé gái bị thương nặng.

Bịt kín quán karaoke An Phú sau vụ phát hiện thi thể trong bể nước

19:02:23 07/11/2024
Quán karaoke An Phú ở Bình Dương đã bị bỏ hoang hơn 2 năm sau vụ cháy kinh hoàng làm 32 người chết. Mới đây, chính quyền địa phương đã yêu cầu bịt kín quán karaoke này sau khi phát hiện một thi thể trong bể chứa nước PCCC.

Máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định: Sẽ giải mã hộp đen tìm nguyên nhân

18:13:18 07/11/2024
Lực lượng chức năng đang tìm máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định để giải mã hộp đen, tìm nguyên nhân sự cố.

Vụ rơi máy bay quân sự YAK-130: Phi công kể lại giây phút tiếp đất

16:48:22 07/11/2024
Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, phi công trong vụ rơi máy bay quân sự YAK-130, nhảy dù xuống khu vực rừng thì bị treo trên cây, cách mặt đất hơn 10 m, phải mất 10 phút thoát ra khỏi dù rồi bám vào thân cây và cành để xuống đất.

Quảng Ninh: Tai nạn tại Công ty Than Dương Huy khiến 1 thợ cơ điện tử vong

11:49:34 07/11/2024
Trước đó, vào ngày 21/10, tại lò giếng phụ trục tải -98/-250 thuộc Dự án khai thác của Công ty Than Dương Huy - TKV cũng đã xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến một công nhân khai thác hầm lò bậc 1/5 tử vong.

Quảng Trị: Bờ sông Vĩnh Định sạt lở nghiêm trọng khiến hàng trăm hộ dân bất an

11:47:01 07/11/2024
Vĩnh Định là con sông đào, được khởi công năm Minh Mạng thứ 6 (1825). Con sông này được đào và khơi thông, nạo vét nhiều lần, trải dài từ thời vua Minh Mạng đến các đời vua Triều Nguyễn sau này.

Làm rõ nguyên nhân vụ máy bay YAK-130 rơi ở Bình Định

11:44:12 07/11/2024
Mọi người tham gia tìm kiếm đã động viên với nhau là anh em chúng tôi có thể mệt, có thể đói, lạnh nhưng mà không thể để đồng chí, đồng đội ở một mình trong điều kiện lạnh giá và đói rét như thế được .

Bắc Kạn liên tiếp xảy ra cháy rừng và cháy trên đất lâm nghiệp

11:40:04 07/11/2024
Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, kịp thời ứng cứu các tình huống khẩn cấp về cháy rừng khi có yêu cầu.

Bão Yinxing mạnh nhất trước khi vào Biển Đông, đổi hướng di chuyển liên tục

21:44:35 06/11/2024
Bão sẽ mạnh nhất đạt cấp 14, giật cấp 17 trước khi vào Biển Đông, suy yếu khi vào gần vùng biển Việt Nam và gặp không khí lạnh.

Vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định: Đã liên lạc được với 2 phi công

21:41:56 06/11/2024
Lực lượng chức năng đã liên lạc được với hai phi công trong vụ máy bay gặp tai nạn tại Bình Định và đang tiếp cận vị trí để ứng cứu.

Tìm kiếm 2 phi công trong vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định

19:04:30 06/11/2024
Quân chủng Phòng không - Không quân đã chủ trì phối hợp với các lực lượng tìm kiếm hai phi công điều khiển máy bay Yak-130 gặp tai nạn.

Nữ tài xế phân trần lý do quay đầu ô tô trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

18:05:30 06/11/2024
Trưa 6/11, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Cục CSGT) đã mời nữ tài xế quay đầu ô tô trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ lên trụ sở làm việc.

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi

Thế giới

19:50:10 07/11/2024
Thực hiện đúng các quy định về quản lý chất thải, đồ vải, xử lý dụng cụ và thiết bị y tế, thông khí buồng bệnh và quy trình một chiều trong kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm hạn chế tối đa lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

Ăn bao nhiêu đường một ngày là đủ?

Sức khỏe

19:43:32 07/11/2024
Chuyên gia khuyến khích mỗi người sử dụng mật ong hoặc socola đen thay cho đường trong nước uống, thức ăn. Theo thống kê, một muỗng cà phê mật ong có 5 gram đường trong khi socola đen loại 86% cacao có 3 gram.

Sốc nặng với nhan sắc xuống cấp của "mỹ nhân trốn thuế" sau 1 năm rời khỏi showbiz

Sao châu á

19:19:23 07/11/2024
Ngoại hình thay đổi cộng với việc ăn mặc thiếu chăm chút khiến Tống Tổ Nhi bị nhận xét già trước tuổi, trông như bà thím .

"My Sói" Thu Quỳnh không còn thích trai hư, từng nhận cát-xê 90.000 đồng

Sao việt

19:16:01 07/11/2024
Tình yêu chỉ là một phần nhỏ trong mối quan hệ của chúng tôi thôi. Người đó vừa là bạn, vừa là người yêu, là một người mà tôi có thể chia sẻ được.

Trương Ngọc Ánh và chồng cũ Trần Bảo Sơn bất ngờ trở lại

Hậu trường phim

19:08:58 07/11/2024
Trần Bảo Sơn bắt tay khởi động lại bộ phim Con đường vô tận (Endless Road) do anh sản xuất kiêm biên kịch, đạo diễn và diễn viên.

Profile gây choáng của Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024

Netizen

19:08:04 07/11/2024
Sau khi nhận bằng tốt nghiệp, cô Trần Ngọc Mai quay trở về nước và công tác tại Học viện Ngân hàng. Cô nhận bằng Tiến sĩ vào năm 2021 tại trường Đại học Ngoại thương (Hà Nội).

TP.HCM: Bắt 2 kẻ gian vào bãi xe ở Nhà văn hóa Thanh niên trộm tài sản

Pháp luật

18:58:37 07/11/2024
Ngày 7.11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.1 (TP.HCM) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Mai Minh Đức (23 tuổi, ở H.Bình Chánh) và Võ Tấn Dũng (25 tuổi, ở Q.5) để xử lý về hành vi trộm cắp tài sản.

Bức ảnh phong thần của mỹ nhân Hoa ngữ đẹp nhất hiện tại: Nhan sắc khuynh thành lại khiến netizen tiếc nuối?

Phim châu á

18:49:37 07/11/2024
Đảm nhận vai nữ chính Lăng Diệu Diệu trong phim Vĩnh dạ tinh hà , mỹ nhân sinh năm 1995 khiến khán giả chết mê chết mệt bởi sự đáng yêu cùng nhan sắc vô cùng xinh xắn.

CĐV kêu gọi HLV Kim Sang-sik đưa 'cơn lốc đường biên' của Nam Định lên tuyển

Sao thể thao

17:51:39 07/11/2024
Nhiều CĐV kêu gọi HLV Kim Sang-sik đưa hậu vệ Nguyễn Văn Vĩ lên tuyển Việt Nam dự AFF Cup 2024. Tối 6/11, CLB Nam Định đã có màn ngược dòng ấn tượng trước Tampines Rovers tại Cúp C2 châu Á.

Cảnh nóng điên rồ đến mức bị cắt trong bom tấn 18+ hot nhất hiện tại

Phim âu mỹ

17:27:09 07/11/2024
Ngày 1/11, siêu phẩm 18+ The Substance đã chính thức đổ bộ các rạp chiếu trên cả nước, đem tới một bữa tiệc kinh dị máu me cực kỳ mãn nhãn tới người hâm mộ.

Thi thể Liam Payne đã được đưa về Anh

Sao âu mỹ

16:39:31 07/11/2024
Theo nguồn tin từ Page Six, thi thể của Liam Payne cuối cùng cũng được đưa từ Argentina về Anh để an táng vào hôm nay.