IEA: Thế giới lần đầu tiên rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng thực sự
Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế ( IEA), Fatih Birol, cho rằng các thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) thắt chặt và các nước sản xuất lớn cắt giảm nguồn cung đã khiến thế giới lần đầu tiên rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng thực sự.
Một cơ sở lọc dầu ở gần thị trấn Szazhalombatta, Hungary. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Nhập khẩu LNG của châu Âu tăng và khả năng nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc phục hồi sẽ khiến thị trường thắt chặt, khi công suất LNG chỉ tăng thêm 20 tỷ m3 trong năm tới.
Trong khi đó, quyết định gần đây của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh về việc cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày là một quyết định “rủi ro” khi IEA nhận thấy tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ của toàn cầu sẽ ở mức gần 2 triệu thùng/ngày trong năm nay. Đó là điều đặc biệt rủi ro khi một số nền kinh tế trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ suy thoái.
Video đang HOT
Giá cả tăng trên toàn cầu đối với một số nguồn năng lượng như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá đang khiến người tiêu dùng thêm khó khăn khi lạm phát giá thực phẩm và dịch vụ đang tăng. Giá cao và khả năng phân phối có thể là điều bất lợi cho người tiêu dùng châu Âu khi mùa Đông sắp tới.
Với dầu mỏ, mức tiêu thụ dự kiến tăng 1,7 triệu thùng/ngày trong năm 2023, khiến thế giới sẽ cần đến dầu mỏ của Nga để đáp ứng nhu cầu.
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã đề xuất cơ chế cho phép các nước mới nổi mua dầu của Nga nhưng với giá thấp để hạn chế nguồn thu của nước này sau xung đột tại Ukraine. Cơ chế này vẫn còn nhiều điểm cần được làm rõ.
Một quan chức Bộ Tài chính Mỹ tuần trước cho rằng thế giới vẫn cần dầu của Nga. Một tỷ lệ 80 – 90% lượng dầu của Nga được cung cấp ra bên ngoài là mức đáng khuyến khích để đáp ứng nhu cầu.
Trong khi đó, dù vẫn còn một lượng lớn dầu trong các kho dự trữ chiến lược có thể được giải phóng khi nguồn cung gián đoạn, hiện chưa có kế hoạch cho điều này.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu đề xuất tăng biện pháp giải quyết khủng hoảng năng lượng
Ngày 16/9, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho rằng Liên minh châu Âu (EU) cần tìm các cách thức mới ngoài các kế hoạch hiện tại để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng và đảm bảo người dân có khả năng thanh toán hóa đơn năng lượng.
Công nhân điều chỉnh hệ thống nước của cơ sở lọc dầu Duna ở thị trấn Szazhalombatta (Hungary). Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với các phóng viên khi đề cập kế hoạch của EU trong việc giảm giá năng lượng cho người dân và doanh nghiệp của khối, ông Michel cho rằng những đề xuất trước đó của EU đều tốt, song cần nhiều hơn nữa. Theo ông Michel, EU cần thảo luận lại cơ chế định giá nhiên liệu hay điện.
Hiện các quốc gia thành viên EU đang đối mặt với bài toán khó về năng lượng khi mùa Đông đến gần.
Ban lãnh đạo EU đã đề xuất giới hạn mức trần doanh thu của các công ty sản xuất điện từ các nguồn chi phí thấp và buộc các công ty sử dụng nhiên liệu hóa thạch phải chia sẻ lợi nhuận có được nhờ giá năng lượng tăng cao. EU dự kiến thu được 140 tỷ euro từ biện pháp này để hỗ trợ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo EU cũng đề xuất giới hạn mức trần giá bán năng lượng và thiết lập mức giá chuẩn cho khí đốt. Dự kiến, Bộ trưởng Năng lượng các nước EU sẽ thảo luận các đề xuất trên vào ngày 30/9 tới trước khi lãnh đạo 27 quốc gia thành viên EU nhóm họp 1 tuần sau đó về vấn đề này.
Ông Michel nhấn mạnh EU cần cắt giảm mức tiêu thụ năng lượng cũng như đa dạng hóa nguồn cung. Mới đây, ông Michel đã thảo luận việc mua khí đốt với các đối tác như Algeria, Qatar, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Mặc dù không có thỏa thuận cụ thể nào, song ông Michel cho biết có nhiều tiềm năng hợp tác như tăng nguồn cung năng lượng từ Algeria, Tây Ban Nha; EU đầu tư nâng cấp các đường ống khí đốt giữa Algeria và Italy. Ngoài ra, Saudi Arabia đã đề nghị EU đầu tư vào các dự án phát triển hydro xanh của nước này, trong khi UAE đề xuất EU đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo.
Mỹ bắt đầu đàm phán vấn đề áp giá trần đối với năng lượng Nga Ngày 28/6, giới chức Mỹ cho biết nước này đã bắt đầu đàm phán với các quốc gia tiêu thụ nhiều dầu mỏ, trong đó có Ấn Độ, về việc áp giá trần đối với dầu mỏ nhập khẩu từ Nga. Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh: The Moscow Times/TTXVN Theo Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan, Mỹ...