IEA: Nhu cầu tăng vọt gây biến động mạnh trên thị trường dầu mỏ
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 13/7 cho biết nhu cầu dầu mỏ tăng vọt trong tháng 6. Nhưng việc các nước thuộc Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC ) không nâng mức sản lượng tương ứng khiến giá dầu sẽ còn biến động mạnh cho đến khi các bên đạt thỏa thuận về tăng sản lượng.
Nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ tăng trở lại khi nhiều nước nới lỏng quy định hạn chế, giãn cách, mở rộng chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: Yahoo.com
Tại cuộc gặp hồi đầu tháng này, đại diện các nước OPEC đã không thể đạt được thống nhất về kế hoạch nới lỏng quy định cắt giảm sản lượng vốn được áp dụng để ngăn chặn đà suy giảm của giá dầu ở thời kỳ đầu bùng phát đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ lại tăng mạnh, với mức 3,2 triệu thùng/ngày trong tháng 6 vừa qua theo đánh giá của IAE, tức cao hơn 1/3 so với mức đáy hồi năm ngoái.
IEA nhìn nhận nhu cầu có thể tăng lên 3,3 triệu thùng/ngày trong cả quý 3 năm nay. Lượng tiêu thụ này sẽ lớn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019 sau khi đã có điều chỉnh số liệu theo mùa vụ. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc nhiều nước nới lỏng hạn chế, giãn cách COVID-19, chiến lược tiêm chủng vaccine có bước tiến.
OPEC từng nhiều lần có kế hoạch nâng dần sản lượng khai thác, nhưng bế tắc hiện nay đồng nghĩa với việc tổng sản lượng sẽ đóng băng ở mức hiện tại cho đến khi các bên đạt được thỏa thuận cuối cùng. “Giá dầu phản ứng rất nhanh với bất đồng của OPEC tại cuộc họp tuần trước, dẫn đến nguy cơ thâm thủng nguồn cung nếu không có đồng thuận tăng sản lượng”, báo cáo tháng mới nhất của IEA nhìn nhận.
Phần lớn các hợp đồng kỳ hạn hiện nay được giao dịch ở mức giá 75 USD/thùng. Nhiều nhà phân tích không loại trừ giá dầu sẽ lên ngưỡng 100 USD/thùng. Nhưng cũng còn một kịch bản khác: Nếu OPEC đạt thỏa thuận tăng sản lượng, các nước thành viên mở rộng xuất khẩu và tìm cách giành giật thị phần, rất có thể sẽ dẫn đến đổ vỡ giá dầu.
Giá dầu Brent vẫn ở mức trên 75 USD/thùng
Giá dầu gần như không đổi trong phiên giao dịch sáng 12/7 tại châu Á, khi sự bế tắc trong các cuộc đàm phán giữa các nước sản xuất dầu chủ chốt về việc tăng sản lượng trong những tháng tới đã khiến nguồn cung tiếp tục bị thắt chặt, qua đó lấn át những lo ngại về tác động của đại dịch đến nền kinh tế toàn cầu.
Một cơ sở khai thác dầu của Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Giá dầu Brent giao tháng 9 giảm 4 xu Mỹ, xuống 75,51 USD/thùng vào lúc 7 giờ 32 phút (theo giờ Việt Nam), trong khi giá dầu West Texas Intermediate (WTI) của Mỹ giao tháng 8 tăng 1 xu Mỹ, lên 74,57 USD/thùng.
Giá dầu tăng trong phiên 6/7, sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh không đạt thỏa thuận tăng sản lượng từ tháng 8, do sự phản đối của Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất.
Các nhà phân tích tại ANZ cho rằng việc tiếp tục cắt giảm sản lượng ở mức như hiện nay sẽ khiến thị trường bị thắt chặt hơn giữa lúc nhu cầu mạnh.
Giá dầu WTI trong tuần trước tăng tuần thứ sáu sau khi báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy dự trữ xăng và dầu thô của nước này giảm, trong khi nhu cầu với xăng cao nhất kể từ năm 2019.
Trong khi đó, các bộ trưởng tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới cuối tuần qua cảnh báo sự lây lan các biến chủng của virus SARS-CoV-2 và sự tiếp cận không đồng đều đối với vaccine đã đe dọa đà phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Khai mạc hội nghị bộ trưởng OPEC+ Ngày 1/7, các nước thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC ) đã khai mạc hội nghị trực tuyến cấp bộ trưởng nhằm thảo luận về chính sách dầu mỏ. Một cơ sở khai thác dầu tại thị trấn al-Buraqah, Libya. Ảnh: AFP/TTXVN Các nguồn tin cho biết, OPEC sẽ quyết định chính sách dầu...