IEA kêu gọi Nga cung cấp thêm khí đốt cho châu Âu
Theo phóng viên TTXVN tại London, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 21/9 kêu gọi Nga cung cấp thêm khí đốt tự nhiên cho châu Âu trong bối cảnh giá năng lượng trên lục địa này tăng cao kỷ lục và một số quốc gia có thể phải đối mặt với tình trạng mất điện khi mùa Đông bắt đầu.
Công nhân vận hành hệ thống đường ống dẫn khí đốt tại thị trấn Boyarka, vùng Kiev, Ukraine. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
IEA, tổ chức có trụ sở tại Paris, cho rằng Nga có thể làm nhiều hơn nữa để tăng nguồn cung khí đốt cho châu Âu và đảm bảo lượng dự trữ để chuẩn bị cho mùa Đông tới, giúp giảm nhẹ cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay. Tổ chức này nhấn mạnh đây là cơ hội để Nga thể hiện vai trò là nhà cung cấp đáng tin cậy của thị trường châu Âu.
IEA cho biết mặc dù Nga đang hoàn thành những hợp đồng dài hạn với các đối tác châu Âu, song xuất khẩu khí đốt của nước này sang châu lục đã giảm so với mức năm 2019.
IEA là tổ chức quốc tế lớn đầu tiên đề cập tới vấn đề mà các thương nhân và quan chức nước ngoài đưa ra, cho rằng Nga đã hạn chế nguồn cung khí đốt. Một số doanh nghiệp trong ngành tin rằng Gazprom, nhà xuất khẩu khí đốt độc quyền của Nga, đã hạn chế số lượng bán ra cho châu Âu trên thị trường giao ngay, góp phần làm tăng giá khí đốt, khiến hóa đơn năng lượng hộ gia đình tăng và đe dọa các ngành công nghiệp trên khắp châu lục.
Video đang HOT
Giám đốc điều hành Gazprom, ông Alexei Miller, tuần trước cho biết công ty này vẫn đang thực hiện nghĩa vụ của mình và sẵn sàng tăng sản lượng nếu cần, song cảnh báo giá khí đốt có thể tiếp tục tăng vào mùa Đông do thiếu các cơ sở khai thác dưới lòng đất.
IEA nêu rõ, một nguyên nhân khác khiến giá tăng là do nhu cầu khí hóa lỏng tự nhiên tăng cao ở châu Á, vì vậy thắt chặt nguồn cung trên toàn cầu.
Theo tờ Financial Times, IEA đưa ra kêu gọi trên khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đang xem xét cho phép Rosneft, công ty dầu khí quốc doanh của nước này, cung cấp khí đốt cho châu Âu qua đường ống. Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đề xuất chính phủ cho phép Rosneft xuất khẩu 10 tỷ m3 khí sang châu Âu mỗi năm thông qua các cơ sở trung chuyển xuất khẩu của Gazprom.
Theo tờ the Telegraph, các quan chức Chính phủ Anh ngày càng lo ngại về sự phụ thuộc về khí đốt của châu Âu vào Nga, dù nhấn mạnh Anh có khả năng phục hồi cao hơn nhờ nguồn cung khí đốt trong nước và nhập khẩu từ Na Uy.
Tờ Financial Times cũng dẫn lời cố vấn cấp cao về an ninh năng lượng tại Bộ Ngoại giao Mỹ, Amos Hochstein, cho biết ông lo ngại châu Âu có nguy cơ trải qua một mùa Đông khắc nghiệt một phần do Nga đã cung cấp cho thị trường này thấp hơn so với năng lực.
Covid-19 tăng theo cấp số nhân ở nhiều nước châu Âu sắp cán đích tiêm chủng
Hơn một nửa người trưởng thành ở châu Âu đã được tiêm chủng đầy đủ, nhưng tại một số nước ở cả châu Âu và châu Á đang phải vật lộn với làn sóng bùng phát mới do biến chủng Delta.
Hơn một nửa người trưởng thành ở châu Âu đã tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 đầy đủ (Ảnh: AFP).
Liên minh châu Âu (EU) ngày 22/7 cho biết, khoảng 200 triệu người châu Âu đã được tiêm chủng đầy đủ, tương đương hơn 50% dân số trưởng thành ở khu vực này.
Châu Âu là một trong những khu vực có tốc độ chương trình tiêm chủng nhanh chóng, với mục tiêu đạt khoảng 70% người trưởng thành được tiêm chủng đầy đủ vào mùa hè này. Tuy vậy, một số nước trong khu vực bắt đầu chứng kiến đợt bùng phát mới nghiêm trọng do sự xuất hiện của biến chủng Delta - biến chủng dễ lây lan và có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin.
Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua cho biết, số ca Covid-19 ở Đức đang tăng "theo cấp số nhân". "Số người mắc Covid-19 đang tăng trở lại một cách rõ rệt và đáng lo ngại. Chúng ta đang thấy một tốc độ lây lan theo cấp số nhân", bà Merkel phát biểu tại một cuộc họp báo ở Berlin.
Do vậy, bà Merkel kêu gọi người dân Đức tiêm chủng bởi vì "cứ mỗi người được tiêm chủng là một bước giúp tiến gần hơn đến việc trở lại cuộc sống bình thường".
Hôm 23/7, Đức ghi nhận 1.890 ca mắc mới. Tỷ lệ ca mắc mới trong vòng 7 ngày trở lại đây ở Đức là 12,2 ca/100.000 người - tăng hơn 2 lần so với hồi đầu tháng 7. "Với tình trạng lây lan như hiện nay, chúng ta có thể phải đưa ra thêm các biện pháp ứng phó", bà Merkel nói.
Không chỉ Đức, một số nước châu Âu khác cũng ghi nhận tình trạng ca Covid-19 tăng mạnh trở lại trong vài tuần gần đây. Trong tuần này, chính phủ Pháp đã ban hành các quy định mới, yêu cầu những người tham gia vào các sự kiện hoặc đến những nơi tập trung hơn 50 người đều phải có giấy chứng đã tiêm vắc xin hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Quy định này dự kiến sẽ mở rộng áp dụng đối với các nhà hàng, quán cà phê, trung tâm thương mại ở Pháp vào tháng 8 tới. Quy định được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 ở Pháp tăng vọt gần đây. Riêng ngày 21/7, Pháp ghi nhận hơn 21.000 ca mắc mới, cao nhất kể từ đầu tháng 5.
Số ca Covid-19 ở Anh cũng tăng mạnh, có ngày lên tới hơn 48.000 ca. Bất chấp số người mắc Covid-19 tăng mạnh, chính phủ Anh hôm 19/7 quyết định dỡ bỏ hầu hết các lệnh hạn chế, cho phép mọi hoạt động trở lại gần như bình thường.
Đợt bùng phát mới này được cho là do biến chủng Delta.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Delta đã lây lan ra ít nhất 124 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, thế giới đã bước vào một làn sóng Covid-19 mới và nguy hiểm. Tuy nhiên, WHO và giới khoa học cho biết, việc đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin sẽ giúp đáng kể tỷ lệ người nhập viện và tử vong vì đại dịch.
Thế giới ghi nhận trên 193 triệu ca mắc COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến khoảng 22h00 ngày 22/7, toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 193.007.589 ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tangerang, Indonesia, ngày 22/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN Tổng số ca tử vong hiện là 4.146.092 ca. Nước có nhiều ca nhiễm và tử vong nhất thế giới là...