IEA hối thúc OPEC+ đạt sản lượng mục tiêu
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, gọi là OPEC , cần thu hẹp sự chênh lệch giữa mục tiêu sản lượng dầu mỏ và sản lượng thực hiện nay.
Đây là tuyên bố của Giám đốc Cơ quan Năng lượng quốc tế ( IEA) Fatih Birol đưa ra ngày 16/2 trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng mạnh, gần chạm mốc 100 USD/thùng.
Một cơ sở lọc dầu tại Nasiriyah, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời báo giới tại Riyadh, Saudi Arabia, ông Birol cho hay có sự chênh lệch lớn giữa mức tăng sản lượng mà OPEC đã nhất trí trong cuộc họp chính sách với mức sản lượng thực tế. Ông nhấn mạnh OPEC cần thu hẹp khoảng cách chênh lệch, đồng thời kỳ vọng nhóm các nước này sẽ điều tiết sản lượng cung ứng phù hợp để ổn định thị trường năng lượng thế giới.
OPEC đã nhất trí mỗi tháng, kể từ tháng 8/2021, sản lượng mục tiêu sẽ tăng thêm 400.000 thùng/ngày. Tuy nhiên, các nước đã không đạt mục tiêu này do nhiều thành viên gặp khó khăn trong việc khôi phục sản xuất. Trong báo cáo tháng trước, IEA cho biết sự chênh lệch giữa sản lượng mục tiêu và sản lượng thực tế của OPEC ngày càng lớn và hiện lên tới 900.000 thùng/ngày.
Một trong những nguyên nhân và cũng là yếu tố chính ảnh hưởng đến thị trường “vàng đen” là sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu, kèm theo nhu cầu tăng mạnh về năng lượng, các nước trên thế giới dần nới lỏng biện pháp kiểm soát dịch và mở cửa kinh tế sau khi đại dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát và tỷ lệ bao phủ vaccine liên tục được cải thiện. IEA đã nâng dự báo mức tiêu thụ dầu mỏ của thế giới trong năm nay lên 100,6 triệu thùng dầu/ngày, tăng 3,2 triệu thùng/ngày so với dự báo trước đó.
Trong phiên giao dịch sáng 16/2, giá dầu Brent đứng ở mức 93,19 USD/thùng, giảm 10 cent, tương đương mức giảm 3,3%.
OPEC+ duy trì mức tăng sản lượng dầu mỏ
Bất chấp nhu cầu tiêu thụ và giá dầu tăng mạnh đe dọa đà phục hồi kinh tế thế giới sau những tác động của đại dịch COVID-19, ngày 4/10, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC ) nhất trí duy trì mức tăng sản lượng dầu thô 400.000 thùng/ngày đã thỏa thuận đến tháng 11 tới.
Giếng dầu South Pars tại cảng Assaluyeh của Iran. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Quyết định trên được các bộ trưởng OPEC đưa ra sau cuộc họp trực tuyến cùng ngày nhằm giảm giá dầu đang ngày càng tăng. Cuộc họp được tiến hành trong bối cảnh OPEC đang chịu áp lực ngày càng gia tăng từ Mỹ và Ấn Độ về việc tăng sản lượng sau khi giá dầu thế giới tăng 50% trong năm nay.
Đánh giá về kết quả cuộc họp của OPEC , Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho rằng quyết định duy trì mức tăng sản lượng dầu mỏ 400.000 thùng/ngày sẽ giúp ổn định thị trường.
Tình hình thị trường dầu mỏ thay đổi không đáng kể từ sau cuộc họp của OPEC vào đầu tháng trước khi nhu cầu tiếp tục tạo gánh nặng lên nguồn cung dầu thô toàn cầu. Giá dầu mỏ đã lần đầu tiên trong 3 năm qua tăng lên mức hơn 80 USD/thùng vào tháng trước. Việc giá dầu tăng một mặt có lợi cho các nhà sản xuất bằng cách tăng khối lượng xuất khẩu và doanh thu, mặt khác lại gây ra những hạn chế trong trung hạn vì giá dầu tăng có nguy cơ kìm hãm sự phục hồi kinh tế vốn mong manh sau đại dịch COVID-19.
Trước đó, trong cuộc họp hồi đầu tháng 9, OPEC đã thống nhất chủ trương sẽ tăng dần sản lượng khai thác dầu thô theo chính sách đang được áp dụng. Tại cuộc họp trước đó hai tháng, các quan chức OPEC đã nhất trí tăng sản lượng khai thác dầu thô thêm 400.000 thùng/ngày ít nhất là đến tháng 4/2022. Ngày 31/8, các chuyên gia OPEC dự báo tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu thô của năm 2022 sẽ lên tới 4,2 triệu thùng/ngày, tăng so với con số dự báo trước đó 3,28 triệu thùng/ngày. Điều này được cho là có thể khiến OPEC sẽ tăng sản lượng khai thác dầu trong tương lai.
Nguy cơ xung đột ở Ukraine đẩy giá dầu tiến sát ngưỡng 100 USD/thùng Sản lượng cung ứng về dầu mỏ và khí đốt trên phạm vi toàn cầu bị hạn chế khiến bất kỳ bước đi nào của Nga ở Ukraine đều là sự kiện tiềm ẩn nguy cơ địa chính trị. Giá dầu đạt mức đỉnh trong 8 năm trở lại đây do những căng thẳng địa chính trị liên quan đến Ukraine cũng như...