IEA: Áp giá trần đối với dầu Nga sẽ không ảnh hưởng tới nguồn cung
Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol cho biết IEA không nhận thấy việc tăng cường thực thi mức giá trần sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung dầu và nhiên liệu toàn cầu.
Toàn cảnh cơ sở lọc dầu ở giếng dầu Vankorskoye thuộc vùng Krasnoyarsk, Nga. (Ảnh: Reuters/TTXVN)
Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol cho biết IEA không kỳ vọng các động thái của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nhằm phản đối việc lẩn tránh áp mức giá trần đối với các mặt hàng năng lượng của Nga sẽ làm thay đổi tình hình nguồn cung dầu thô và các chế phẩm dầu mỏ.
G7, Liên minh châu Âu (EU) và Australia đã đồng ý áp giá 60 USD/thùng đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga, đồng thời đặt ra mức giá trần cao hơn đối với các chế phẩm dầu mỏ của Nga nhằm giảm bớt nguồn thu của Nga sau khi xảy ra xung đột tại Ukraine.
G7 sẽ tăng cường nỗ lực chống lại việc lẩn tránh áp mức giá trần, đồng thời tránh tác động lan tỏa và duy trì nguồn cung năng lượng toàn cầu.
Tuy nhiên, nhóm các cường quốc công nghiệp này không đưa ra chi tiết của kế hoạch hành động.
Video đang HOT
IEA, cơ quan phân tích năng lượng hàng đầu cho G7, không nhận thấy việc tăng cường thực thi mức giá trần sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung dầu và nhiên liệu toàn cầu.
Trả lời Reuters trong một cuộc phỏng vấn bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 mới diễn ra tại Hiroshima (Nhật Bản), ông Birol nói: “Bất kỳ thay đổi đáng kể nào trên thị trường sẽ được chúng tôi phản ánh trong các báo cáo phân tích của chúng tôi, nhưng hiện tại tôi không thấy lý do để thực hiện thay đổi trong phân tích của mình.”
Theo ông Birol, việc áp mức giá trần sẽ hướng tới hai mục tiêu chính: Không gây ra tình trạng khan hiếm trên thị trường nhưng đồng thời làm doanh thu của Nga sụt giảm.
G7 cũng đã đưa ra thông cáo chung về việc hỗ trợ đầu tư cho khí đốt trở lại vào ngày 20/5. G7 cho rằng đây là giải pháp “tạm thời” để giải quyết tình trạng thiếu hụt tiềm năng trên thị trường và giúp các quốc gia cố gắng tách khỏi năng lượng của Nga.
Động thái này đã gây chú ý cho các nhà hoạt động khí hậu, những người đã cảnh báo rằng G7 có thể không đạt được mục tiêu trung hòa hoàn toàn carbon vào năm 2050 và hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C.
Khí đốt tự nhiên: EU sẽ đối mặt tình thế khó khăn hơn vào năm 2023
Trong một báo cáo mới do Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) phát hành, ông Fatih Birol - Giám đốc điều hành IEA cảnh báo: "Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga, nhưng nguy cơ vẫn còn đó".
Giám đốc IEA Fatih Birol (phải) cùng với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen thảo luận về nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Châu Âu
Mức tiêu thụ khí đốt của EU giảm hơn 10% vào năm 2022
Sau sự kiện chiến tranh Nga - Ukraine, EU chỉ nhập khẩu được gần 60 tỷ m3 (bcm) từ Nga trong năm 2022, so với con số 155 bcm của năm 2021.
Trong bối cảnh trên, mức tiêu thụ khí đốt ở EU đã giảm gần 50 bcm vào năm 2022, tức hơn 10% so với năm 2021.
3 yếu tố làm dấy lên lo ngại về một viễn cảnh căng thẳng tăng cao trong năm 2023
IEA cảnh báo: EU có thể phải đối mặt với một tình huống thậm chí còn nghiêm trọng hơn vào năm 2023, vì sản lượng khí đốt Nga nhập khẩu qua đường ống sẽ đạt mức thấp hơn rất nhiều vào năm tới so với năm 2022.
Ngoài ra, nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) - loại khí mà EU phụ thuộc rất nhiều, cũng sẽ bị "thắt chặt": Trên lý thuyết, kim ngạch nhập khẩu LNG của các quốc gia thành viên có thể tăng khoảng 40 bcm vào năm 2023. Tuy nhiên, theo ước tính thực tế của IEA, nguồn cung có thể sẽ chỉ tăng thêm khoảng 20 bcm trong năm tới. Hiện nay, hạn ngạch nhập khẩu LNG của Trung Quốc giảm rất mạnh bởi quyết định thực thi chính sách kiểm soát dịch COVID-19 nghiêm ngặt của quốc gia này. Nhưng một khi nhu cầu phục hồi, Trung Quốc sẽ cạnh tranh khốc liệt với châu Âu để có nguồn cung LNG.
Cuối cùng, IEA nhắc lại: EU đang trải qua giai đoạn thời tiết "dễ chịu lạ thường" vào đầu mùa đông năm nay. Theo ước tính của IEA, hiện tượng khí tượng này đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ khí đốt của các quốc gia thành viên hơn 10 bcm.
EU có biện pháp nào để đáp ứng lần "căng thẳng" tiếp theo?
Theo dự tính của IEA, trong năm 2023, khoảng cách trên lý thuyết, giữa nhu cầu "cơ bản" của EU và nguồn cung "cơ bản" của họ sẽ là 57 bcm. Nhưng IEA cho biết, mức tiêu thụ khí đốt của các quốc gia EU có thể giảm được tận 30 bcm nếu họ "thực hiện những hành động thiết yếu" (cụ thể là sản xuất nhiều năng lượng tái tạo hơn, bao gồm cả thủy điện và hạt nhân).
Từ đó, khoảng cách sẽ rút xuống còn khoảng 27 bcm (tức khoảng 6,5% lượng khí đốt mà EU đã tiêu thụ vào năm 2021). Để giảm được mức tiêu thụ, EU cần những hành động bổ sung để đảm bảo cân bằng mức cung - cầu cho khí đốt trong năm 2023. Theo khuyến nghị của IEA, những hành động này cần phải thỏa 4 tiêu chí sau: Là những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng; triển khai nhanh hơn năng lượng tái tạo; tăng tốc điện khí hóa hệ thống sưởi; thay đổi thói quen của người tiêu dùng.
Giải mã 'cơn khát' dầu Nga của Ấn Độ Ấn Độ đang rầm rộ thu mua dầu thô giá rẻ từ Nga về tinh chế rồi tái xuất khẩu và trở thành nhà cung cấp chính cho châu Âu. Ấn Độ là nước tiêu thụ dầu thô lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, và nhập khẩu 85% nhu cầu năng lượng. Ảnh: AFP Hãng thông tấn AFP đưa...