Idol “sủi stream” và văn hóa ứng xử sao cho đáng mặt “fan cứng”
Là fan văn minh, hãy tôn trọng những giây phút riêng tư của các idol streamer.
Ban đầu là những người ngồi trước màn hình máy tính để theo dõi các trận game hoặc xu hướng mới để nhanh chóng đem đến cho người xem thông tin thú vị, streamer dần dần được công nhận là một ngành nghề chính thống với số lượng ngày càng tăng nhanh và hoạt động đa dạng nhiều lĩnh vực.
Các streamer bên cạnh là một người có kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức về một lĩnh vực còn đòi hỏi có khiếu ăn nói. Thông qua các nền tảng mạng xã hội như YouTube, Facebook… các streamer phát sóng trực tiếp chương trình của mình để cho khán giả xem với hình thức online. Theo đuổi công việc này, đòi hỏi họ phải dành nhiều thời gian, ngồi hàng giờ đồng hồ trước màn hình máy tính. Thu nhập của họ đến từ quảng cáo, lượt xem và sự ủng hộ của người hâm mộ.
Ở Việt Nam có rất nhiều streamer khá nổi tiếng như: Độ Mixi, ViruSs, Pew Pew, Misthy, Linh Ngọc Đàm… những streamer này có lượng người hâm mộ “khủng” trên các kênh của họ cũng như mạng xã hội. Đối với fan, việc mở sóng live mỗi buổi tối thậm chí là vào ban đêm, nghe các streamer trò chuyện, tâm sự hoặc xem họ chơi game đã trở thành hoạt động để giải trí sau cả ngày làm việc căng thẳng.
Tuy nhiên, không phải lúc nào các streamer cũng online theo đúng lịch bởi những lý do cá nhân vậy nên việc “sủi stream” là điều bình thường và chấp nhận được. Điều này càng dễ hiểu khi các streamer lớn tuổi đã lập gia đình, họ cũng cần có thời gian chăm sóc, nuôi dạy con cái như các ông bố bà mẹ khác, chứ không đơn thuần là chăm lo cho đời sống tinh thần fan như trước kia. Tuy nhiên, các streamer khi “lặn tăm” đều thông báo công khai đến fan của mình để tránh sự chờ đợi hoài công.
Video đang HOT
Thế nhưng dù cho là “fan cứng”, nhiều người vẫn có những phản ứng thái quá, tiêu cực, không biết là thật hay đùa nhưng đã xuất hiện thái độ chì chiết các streamer rằng “lươn lẹo”, “không nhiệt huyết”, “kiếm đủ tiền rồi nên không còn mặn mà”… Những câu nói áp đặt này thực sự khiến người nghe không khỏi tổn thương. Với những gì mà họ nỗ lực cống hiến, câu chữ này càng giống như sự xúc phạm đến tự tôn nghề nghiệp của các streamer chân chính.
Chẳng nói đâu xa, Độ Mixi là ví dụ cụ thể của sự thiếu tôn trọng này. Đến nỗi, gần đây anh phải đăng đàn một status rất dài tâm sự, giãi bày về điều này:
“Qua nhiều năm cày cuốc giờ dở ương nên bệnh tật cũng bắt đầu có, nội dung khó bắt kịp các bạn trẻ bây giờ, câu chuyện để kể cũng không có gì đổi mới và khả năng tấu hài cũng không còn được như trước… nếu những buổi stream ở thời điểm này trở đi không làm hài lòng các bạn thì mong các bạn thông cảm và thứ lỗi.
Tôi vẫn ở đó khi các bạn cần, chỉ là năng lượng không còn nhiều, con cái lớn dần thời gian dành cho công việc này cũng bị cắt xén đi, cũng có những toan tính nhất định để làm backup khi nghề này không còn phát triển được.
Cũng có những áp lực nhất định khi duy trì nghề và cảm xúc cũng bị thay đổi rất nhiều khi đọc những comment tiêu cực. Chúng ta không làm gì ảnh hưởng tới nhau nên mong các bạn cũng góp ý văn minh và lịch sự để tôi có tâm lý thoải mái nhất khi tiếp tục làm nghề này.
…”
Khác với những thông báo “sủi stream” trước, dòng tâm sự nghiêm túc này có cả những cảm xúc buồn bã, ấm ức khi bị fan của mình thiếu tôn trọng, thiếu sự cảm thông. Với người làm nghề lâu năm như Độ Mixi, nói ra những điều này chẳng hề dễ chịu nhưng đó là điều anh cần làm để có thể tiếp tục đam mê với những người thực sự yêu quý mình.
Đó chỉ là một dẫn chứng nhỏ trong nhiều câu chuyện tương tự khác. Về phần người hâm mộ, những người thiếu văn minh, ích kỷ, phản ứng tiêu cực với idol cũng không nhiều. Với những ai thực sự yêu mến các streamer, họ sẽ luôn bên cạnh, động viên, thấu hiểu và ủng hộ “idol” của mình. Và chắc chắn sẽ tạo điều kiện để các streamer “on the mic” bằng tất cả đam mê.
Hội chủ nợ sáng tạo: Nhờ Tlinh đăng story đòi giúp 7k tiền trà đá, gửi gắm TikToker gần triệu follow làm clip đòi gấp 200k
Nhờ đến cả idol đòi nợ thuê cho thì chịu rồi!
Dù ít dù nhiều, đòi nợ vẫn là nỗi niềm khiến dân tình nhức nhối. Lúc mượn tiền ngọt nhạt bao nhiêu thì khi bị sờ đến, con nợ lại lạnh lùng bấy nhiêu, trở mặt còn nhanh hơn cả người yêu cũ. Bởi vậy mà phe chủ nợ có viện đến 7749 cách, từ đăng "tút" bóng gió đến đòi thẳng mặt vẫn bặt vô âm tín, tiền mất mà bạn cũng mất luôn.
Nhưng hội chủ nợ cũng kiên trì (và cả sáng tạo) lắm, tự đòi không được thì nhờ idol đòi giùm chính là cách thức đang được áp dụng gần đây.
Trong lần Q&A mới đây, Tlinh đã nhận được câu hỏi, đúng ra là lời muốn nói từ một dân mạng gửi đến con nợ: "Tú Quyên học Đại học Ngân hàng trả tao 7k trà đá, tao biết mày có follow chị Tlinh" . Chẳng biết Tú Quyên có đọc được lời nhắn dõng dạc này không nhưng ngầu lòi như Tlinh mà cũng phải đăng lên và giục hộ: "Chất! Trả bạn đi kìa" .
Nhờ idol đòi nợ giùm là cách mới của netizen gần đây
Tlinh lúc này: Mở Q&A cũng không yên nữa
Thực ra đây là 1 trào lưu nửa đùa nửa thật của netizen, nhất là Gen Z thời gian gần đây bởi nhiều người chỉ là đùa vui với bạn bè của mình. Trên TikTok, nhiều người để lại comment phía dưới video của hot TikToker để đòi nợ.
Về phần mình các idol cũng ít có lầy lội. Nếu như Tlinh rep ask giục trả nợ hộ thì Hải Ninh Nguyễn - hot TikTok còn làm hẳn video đòi nợ giùm khi đọc được bình luận: "Tao biết mày xem clip này đấy Phong Thao ạ. Trả tao tiền. Có 200k trả đi" . Đoạn clip của Hải Ninh đã thu về khoảng 610k lượt xem và hơn 89k lượt thả tim chỉ trong thời gian ngắn.
Hot TikToker Hải Ninh làm hẳn clip khá hài hước để hỗ trợ đòi nợ
Ảnh: Tổng hợp
Những gương mặt vàng trong làng "đánh rơi liêm sỉ" khi gặp thần tượng "Thả thính" công khai, "quẩy" nhạc bất chấp, hôn lên poster... là một vài ví dụ tiêu biểu cho câu chuyện fan "thiếu nghị lực" khi gặp idol. Chỉ có các fan girl, fan boy mới biết việc kiềm chế cảm xúc trước thần tượng mà mình hâm mộ là điều khó khăn nhường nào. Chính vì vậy mà không ít người đã...