IDF nghi ngờ nguyên nhân gây ra vụ nổ chết người tại khu lều trại ở Rafah
Kết quả điều tra ban đầu của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết rất có thể một kho vũ khí bí mật là nguyên nhân thực sự gây ra vụ nổ chết người và đám cháy lan rộng sang khu lều trại của người Palestine ở Rafah, miền Nam Gaza.
Cảnh tàn phá sau cuộc không kích của Israel xuống khu lều trại dành cho người tị nạn ở Rafah, Dải Gaza, ngày 27/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Dẫn báo cáo công bố ngày 28/5, tờ Times of Israel đưa tin quân đội nước này nghi ngờ đạn dược hoặc một số chất dễ cháy khác được cất giữ bí mật tại mục tiêu tấn công đã gây ra vụ nổ thứ cấp và hỏa hoạn lan rộng trong một khu lều trại của người Gaza trú ẩn. Vụ không kích mà IDF tuyên bố nhằm săn lùng hai thủ lĩnh hàng đầu của Hamas trong khu vực đã khiến ít nhất 45 dân thường thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương vào tối 26/5.
IDF cho biết họ đã theo dõi sát sao các chỉ huy Hamas là Yassin Rabia và Khaled Najjar trước cuộc tấn công tại khu Tel Sultan ở phía Tây Rafah. Theo thông tin tình báo của IDF, khu vực này từng được sử dụng cho hoạt động của Hamas.
Video đang HOT
IDF khẳng định cuộc tấn công vào nơi ẩn náu của những chỉ huy Hamas không nhằm mục đích gây hại cho bất kỳ thường dân nào và quân đội đã thực hiện các bước trước cuộc tấn công để đảm bảo rằng không có phụ nữ hoặc trẻ em nào có mặt trong khu vực đó.
Quân đội nêu rõ các máy bay chiến đấu của Israel cũng sử dụng hai quả đạn nhỏ trong cuộc không kích, mỗi quả mang đầu đạn nặng 17 kg nhằm ngăn chặn thương vong dân sự do vị trí rất gần với lều trại dành cho người Palestine lánh nạn. Tuy nhiên, sau cuộc tấn công, đám cháy đã lan rộng sang khu lều liền kề. IDF cho rằng nếu chỉ riêng hai quả tên lửa nhỏ không đủ để gây ra hỏa hoạn lớn như vậy.
Quân đội đã tiến hành một cuộc điều tra thêm để tìm nguyên nhân chính xác gây ra vụ cháy lớn.
Người phát ngôn của IDF, Chuẩn đô đốc Daniel Hagari, trong một cuộc họp báo ngày 28/5, cho biết quân đội vẫn đang điều tra thảm kịch, đồng thời cung cấp bằng chứng cho thấy đám cháy là do nguyên nhân khác gây ra chứ không phải chủ đích của IDF.
Hậu quả của vụ không kích đã tạo ra một làn sóng lên án quốc tế, trong đó người Palestine và nhiều nước Arab gọi đây là một “vụ thảm sát”. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng đã lên án vụ không kích của Israel. Trong khi đó, Thủ tướng Benjamin Netanyahu nói là một “tai nạn bi thảm”.
Diễn biến trên xảy ra khi Israel tiếp tục cuộc tấn công gây tranh cãi ở Rafah bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ các đồng minh bao gồm cả Mỹ khi cảnh báo rủi ro đối với những người không tham gia chiến đấu. Trước khi Israel mở cuộc tấn công diện rộng, Rafah là nơi lánh nạn của hơn 1 triệu dân thường Palestine trong bối cảnh giao tranh khốc liệt diễn ra ở miền Bắc. Trong nỗ lực giúp dân thường thoát khỏi nguy hiểm, IDF đã hướng dẫn người lánh nạn di chuyển đến các khu vực an toàn được chỉ định.
Hamas sẽ không tham gia đàm phán về ngừng bắn sau vụ tấn công tại Rafah
Hãng tin Tân Hoa xã dẫn một nguồn tin ngày 27/5 cho biết Hamas đã thông báo với các nhà trung gian rằng phong trào này sẽ không tham gia bất cứ cuộc đàm phán nào về thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi tù nhân sau vụ tấn công của Israel tại Rafah vào đêm trước đó.
Cảnh tàn phá sau vụ tấn công của quân đội Israel nhằm vào khu trại tị nạn dành cho người Palestine ở Rafah, Dải Gaza, ngày 27/5/2024. Ảnh: AA/TTXVN
Theo báo cáo mới nhất vào ngày 27/5, vụ tấn công vào một trại tị nạn ở Rafah khiến ít nhất 45 người thiệt mạng. Lãnh đạo nhiều nước cùng tổ chức quốc tế đã lên án phản đối vụ tấn công này.
Thông tin trên làm lu mờ hy vọng Hamas và Israel sẽ sớm đạt được thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi tù nhân do Ai Cập và Qatar làm trung gian để tiến tới ổn định tình hình tại Dải Gaza sau gần 8 tháng khu vực này chìm trong xung đột khiến hơn 36.000 người Palestine thiệt mạng và gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng.
Trong một diễn biến liên quan, Các lực lượng phòng vệ Israel (IDF) xác nhận có một vụ nổ súng tại biên giới Ai Cập sau khi truyền thông Israel đưa tin đã xảy ra một vụ giao tranh giữa binh sĩ Israel và Ai Cập tại cửa khẩu Rafah. Phía Ai Cập cho biết một binh sĩ nước này thiệt mạng, trong khi IDF nói rằng đang điều tra vụ việc và hai bên đang tiến hành đối thoại.
Cửa khẩu Rafah hiện là một trong những vấn đề gây tranh cãi giữa Ai Cập và Israel. Từ sau khi quân đội Israel đã kiểm soát cửa khẩu này về phía Gaza, Ai Cập đã đóng cửa cửa khẩu từ phía Ai Cập. Theo đó, hàng hóa viện trợ cho người dân Palestine ở Gaza không thể đi qua cửa khẩu Rafah.
Ai Cập nêu rõ Israel phải chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Gaza, nhấn mạnh việc Israel kiểm soát cửa khẩu Rafah cũng như các hoạt động quân sự của Israel khiến các nhân viên cứu trợ và tài xế xe tải chở hàng viện trợ vào Gaza đối mặt với nhiều nguy hiểm.
Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry khẳng định đây là lý do chính khiến không thể đưa viện trợ qua cửa khẩu này. Trong khi đó, Israel tuyên bố "chìa khóa để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza hiện nằm trong tay Ai Cập".
Quan chức Israel cảnh báo về 'cơ hội cuối cùng' của thỏa thuận con tin Theo truyền thông Israel, các quan chức nước này đã cảnh báo về "cơ hội cuối cùng" cho một thỏa thuận ngừng bắn trước khi Tel Aviv tiến hành chiến dịch ở Rafah. Nỗi đau mất người thân trong cuộc oanh tạc của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza ngày 4/4. Ảnh: THX/TTXVN Một phái đoàn cấp cao của Ai...