ICRC: Khoảng 40% các trường hợp mất tích tại châu Phi là trẻ em
Tại châu Phi hiện có trên 25.000 trẻ vị thành niên đang mất tích, chiếm khoảng 40% trong số 64.000 trường hợp mất tích được Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế ( ICRC) ghi nhận tại lục địa Đen.
Đây là số liệu mới nhất được ICRC công bố ngày 30/8 nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế của các nạn nhân mất tích cưỡng bức.
Người dân Ethiopia sơ tán từ vùng chiến sự Tigray tới lánh nạn tại một trại tị nạn ở bang Gedaref, Sudan. Ảnh minh họa: AFP/TXTVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Giám đốc phụ trách khu vực châu Phi của ICRC Patrick Youssef đánh giá rằng 25.000 trường hợp được ghi nhận này không phản ánh đầy đủ vấn đề nhân đạo bi thảm và không được quan tâm này.
ICRC cho biết các trường hợp người mất tích được ghi nhận đang gia tăng, đồng thời cảnh báo rằng con số thực tế cao hơn nhiều. Hơn 35 cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra ở châu Phi, khiến hàng nghìn người (bao gồm cả trẻ em) vượt biên giới, sa mạc Sahara và biển Địa Trung Hải mỗi năm để tìm kiếm một cuộc sống an toàn và tốt đẹp hơn. Theo ICRC, những hành trình như vậy thường tiềm ẩn rủi ro lớn, bao gồm cả nguy cơ mất tích.
Năm 2021, ICRC đã giúp lần ra dấu vết của 4.200 người mất tích và giúp 1.200 gia đình ở châu Phi đoàn tụ. Ngoài ra, tổ chức này cũng đã tạo điều kiện cho hơn 773.000 cuộc gọi điện thoại và video giữa các gia đình ly tán do xung đột vũ trang hoặc các tình huống bạo lực, di cư, giam giữ hoặc các hoàn cảnh khác.
Theo ông Youssef, các nước trong khu vực có những chính sách đúng đắn có thể cứu cuộc đời các em và là biện pháp cần thiết bảo vệ người di cư và gia đình của những người mất tích. Trẻ em đối mặt với những mối đe dọa như bị bóc lột, bị bạo hành, bị tra tấn về tinh thần, nguy cơ biến mất trong suốt hành trình di cư, di chuyển trong nước hoặc vượt biên giới; nhiều em phải sống cô độc, không có tin tức gì về gia đình.
ICRC cho biết tổ chức này phát hiện hơn 5.200 trẻ em ở châu Phi không có bố mẹ đi kèm.
Nhiều người thiệt mạng và mất tích trong vụ lật thuyền ngoài khơi Libya
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, Cơ quan chống nhập cư bất hợp pháp của Libya ngày 29/8 cho biết một chiếc thuyền chở người di cư Ai Cập đã bị lật ngoài khơi bờ biển nước này, khiến 2 người thiệt mạng và 19 người khác bị mất tích được cho là đã chết, trong thảm kịch di cư mới nhất ở Địa Trung Hải.
Giải cứu người di cư. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo nguồn tin này, con thuyền chở 27 người di cư Ai Cập được tìm thấy vào cuối tuần qua ở ngoài khơi phía Đông Bắc thị trấn Tolmeitha, cách thành phố Benghazi khoảng 110 km về phía Đông. Cục chống nhập cư bất hợp pháp của Libya thông tin thêm ít nhất 6 người di cư sống sót sau vụ chìm thuyền. 2 thi thể đã được tìm thấy trong khi 19 người khác vẫn mất tích và được cho là đã chết.
Một đoạn video được đăng trên trang Facebook của cơ quan này cho thấy lực lượng cứu hộ cung cấp nước uống cho một người sống sót bị kiệt sức. Cục này cho hay con thuyền xuất phát từ Ai Cập và bị lật ở ngoài khơi Libya, song không cung cấp thêm thông tin chi tiết về nguyên nhân khiến con thuyền bị chìm.
Trong những năm gần đây, Libya đã nổi lên như một điểm trung chuyển chính của những người di cư chạy trốn chiến tranh và đói nghèo ở châu Phi và Trung Đông. Đất nước Bắc Phi giàu tài nguyên dầu mỏ này đã rơi vào hỗn loạn sau khi nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi bị lật đổ năm 2011 và các nhóm buôn người đã lợi dụng tình hình bất ổn để biến Libya thành điểm tập kết của những người di cư trên hành trình đến châu Âu. Mỗi năm có hàng ngàn người di cư phải bỏ mạng ở Địa Trung Hải trên hành trình tìm đến miền đất hứa châu Âu.
Chìm tàu chở hàng ngoài khơi Indonesia làm 11 người mất tích Ngày 27/7, nhà chức trách Indonesia cho biết một tàu chở hàng với 15 thủy thủ đã bị chìm ở eo biển Makassar, miền Trung nước này, làm 11 người mất tích. Theo ông Dendy Prasetyo - quan chức cấp cao của Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn tỉnh Nam Kalimantan, tàu trên bị sóng lớn nhấn chìm vào ngày 22/8 khi...