ICJ phán quyết tạm thời vụ kiện Nam Phi – Israel
Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) vừa đưa ra một quyết định liên quan vụ kiện của Nam Phi đối với Israel về tội “ diệt chủng” khi tiến hành hoạt động quân sự chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza, gây ra cái chết cho hàng chục ngàn thường dân Palestine vô tội.
Tuy nhiên, ICJ cũng mở cho Israel một lối thoát “cửa hậu” bằng cách không đáp ứng hoàn toàn yêu cầu của Nam Phi là buộc Israel ngừng bắn ngay lập tức mà chỉ yêu cầu Israel “đảm bảo rằng hành động quân sự tại Gaza là không diệt chủng”.
Trong phán quyết tạm thời, Chánh án Tòa án ICJ Joan Donoghue cho biết, Israel phải “thực hiện mọi biện pháp trong khả năng của mình” để ngăn chặn các hành vi nằm trong phạm vi của công ước diệt chủng và phải đảm bảo “có hiệu lực ngay lập tức” rằng lực lượng Israel không thực hiện bất kỳ hành vi nào được quy định trong công ước. Tòa án đã không chấp nhận yêu cầu của Nam Phi ra lệnh ngừng bắn ngay lập tức đối với cuộc chiến đã phá hủy phần lớn Dải Gaza và giết chết hơn 25.000 người Palestine. Phán quyết này không phải là phán quyết cuối cùng của ICJ về việc liệu các hành động của Israel có dẫn đến tội diệt chủng hay không, đó là một dấu hiệu mạnh mẽ rằng các thẩm phán tin rằng “có rủi ro đối với người Palestine” theo Công ước Diệt chủng 1948.
Các thẩm phán Tòa ICJ đưa ra phán quyết.
Để tìm kiếm một lệnh tạm thời từ ICJ nhằm hạn chế Israel thực hiện các hành động có khả năng diệt chủng ở Gaza, Nam Phi không chỉ muốn thay đổi cách đối xử của Israel với người Palestine mà còn cả toàn bộ trật tự dựa trên luật lệ sau Thế chiến 2, bao gồm cả thẩm quyền của chính ICJ. Chưa bao giờ có một vụ án cấp cao nào được đưa ra giữa một cuộc xung đột đẫm máu như vậy và hiếm khi có nhiều người đặt cược nhiều vào kết quả như thế.
Theo lời của luật sư người Ireland Blinne Ní Ghrálaigh, người đã tham gia vụ kiện của Nam Phi tại ICJ, “nguy cơ tử vong, tổn hại và hủy diệt sắp xảy ra mà người Palestine ở Gaza phải đối mặt và họ gặp rủi ro mỗi ngày trong thời gian chờ đợi các thủ tục tố tụng này. Ông Ghrálaigh yêu cầu phải triển khai ngay “các biện pháp tạm thời” nhằm giảm thiểu rủi ro cho người Palestine. Và, ICJ đã không trốn tránh những gì họ coi là trách nhiệm của mình. Không ra lệnh ngừng bắn hoàn toàn nhưng tòa đã đưa ra các lệnh bảo vệ, bao gồm cả việc chấm dứt giết hại người Palestine ở Gaza, điều này đi xa hơn nhiều chuyên gia luật pháp quốc tế dự đoán.
Phán quyết ngày 26/1 gây tổn hại nặng nề đối với Israel và gây khó xử cho các chính trị gia như Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, người cho rằng vụ việc này là vô ích và Ngoại trưởng Anh David Cameron, người đã kêu gọi Nam Phi không nên bàn đến những từ ngữ như “diệt chủng”.
Video đang HOT
Tòa án cấp cao nhất của Liên hợp quốc nhận thấy có nguy cơ chính đáng rằng quyền được bảo vệ khỏi nạn diệt chủng của người Palestine đang bị đe dọa từ các hành động của Israel. Thật trớ trêu, các khái niệm “tội ác chống lại loài người” và “diệt chủng” lại do chính giáo sư luật người Do Thái Raphael Lemkin tạo ra.
Đối với Israel, quốc gia ra đời vào năm 1948 sau nỗi kinh hoàng của nạn diệt chủng Holocaust và nhiều thế kỷ bị đàn áp, đây có thể là thời điểm đáng nhớ nhất. Toàn bộ bản sắc nhà nước Do Thái gắn liền với Holocaust, cũng giống như Nam Phi không thể tách rời khỏi chế độ phân biệt chủng tộc.
Thiệt hại ngoại giao là không tránh khỏi cho Israel. Một bức điện mật từ Bộ Ngoại giao Israel được rò rỉ trên báo chí vào tháng 12/2023 đã tuyên bố rằng, vụ kiện “có thể có những tác động tiềm ẩn đáng kể, không chỉ trong giới pháp lý mà còn lan tỏa trong các quan hệ song phương, đa phương, kinh tế, an ninh…”.
Phán quyết cũng là một phép thử đối với các đồng minh của Israel, đặc biệt là Mỹ và Anh. Các phát hiện của tòa án có tính ràng buộc nhưng không có cơ chế thực thi nào tồn tại để tránh áp lực ngang hàng và không có quốc gia ngang hàng nào quan trọng hơn Mỹ. Mỹ vốn không coi trọng ICJ, xem tòa án này là “một cơ quan bán pháp lý, bán chính trị mà các quốc gia đôi khi chấp nhận và đôi khi không”. Nhưng, cũng có nhiều lần trong thời gian gần đây, Mỹ và Anh đã kêu gọi các nước như Nga và Myanmar thực hiện đầy đủ những gì họ mô tả là phán quyết mang tính ràng buộc của ICJ.
Thế rồi, Mỹ lại chi hàng triệu USD để vận động thành công nhằm đảm bảo ứng cử viên mới nhất của họ, Giáo sư Sarah Cleveland, giành được một ghế trong ICJ. Khi tán thành việc ứng cử của cô, Tổng thống Joe Biden cho biết tòa án “vẫn là một trong những tổ chức quan trọng nhất của nhân loại nhằm thúc đẩy hòa bình trên toàn thế giới”. Sẽ khó để hoàn thành vai trò quan trọng đó nếu Washington chọn cách bác bỏ kết luận của tòa án.
Điều đó có nghĩa là Mỹ có nghĩa vụ ủng hộ các phát hiện của tòa án với tư cách là một bên ký kết công ước. Điều đó đòi hỏi nước này phải thúc giục đồng minh Israel tìm cách tuân thủ lệnh của tòa án. Động lực để Washington đàm phán ngừng bắn cũng ngày càng phức tạp.
Nếu như một quốc gia như Algeria tìm cách thực thi lệnh của ICJ thông qua nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Mỹ sẽ phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan. Họ có thể triển khai quyền phủ quyết bảo vệ của mình và chỉ ra rằng các quốc gia khác, đặc biệt là Nga, đã không tuân thủ phán quyết gần đây của ICJ về Ukraine – nhưng làm như vậy chẳng khác nào “tặng quà” cho Moscow.
Tiến sĩ Henry Lovat, giảng viên luật tại Đại học Glasgow, coi việc không có lệnh ngừng bắn là điều quan trọng. Israel đã tránh được bóng ma của lệnh ngừng bắn. Nhìn chung, các mệnh lệnh tạm thời sẽ nằm trong phạm vi kết quả dự đoán không phải là trường hợp xấu nhất đối với phái đoàn Israel và có lẽ phần lớn là những gì đã được dụ trù sẵn. Lệnh “thực hiện mọi biện pháp trong khả năng của mình để ngăn chặn việc thực hiện mọi hành vi trong phạm vi Điều 2″ về cơ bản chỉ là sự tái khẳng định quan điểm pháp lý hiện có”
Giải pháp hòa bình là ưu tiên hàng đầu
Thế giới đang chứng kiến hai cuộc xung đột chưa có hồi kết vốn làm gia tăng bất ổn khu vực, căng thẳng, chia rẽ toàn cầu và ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình nhân đạo.
Ở châu Âu là cuộc xung đột Nga - Ukraine còn ở Trung Đông là cuộc đối đầu giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine. Cộng đồng quốc tế vẫn đang tiếp tục những nỗ lực không mệt mỏi để tìm ra giải pháp hòa bình cho các cuộc "xung đột" này.
Cần các hành động nghiêm túc và quyết liệt hơn
Sau nhiều lần trì hoãn, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) hôm 22/12 (giờ địa phương) đã thông qua Nghị quyết 2720 do Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) bảo trợ, về xung đột Israel - Hamas, với 13 phiếu thuận và 2 phiếu trắng của Mỹ và Nga. Nghị quyết kêu gọi các bên tuân thủ các nghĩa vụ luật pháp quốc tế, trong đó có luật nhân đạo quốc tế; tăng cường cung cấp viện trợ nhân đạo khẩn cấp, an toàn và không bị cản trở một cách trực tiếp cho dân thường Palestine ở Dải Gaza; trả tự do cho các con tin ngay lập tức và vô điều kiện; nhanh chóng thiết lập một cơ chế của LHQ để đẩy nhanh các chuyến hàng viện trợ nhân đạo đến Gaza thông qua các quốc gia không tham gia vào cuộc xung đột và đảm bảo rằng hàng viện trợ đến được với người dân ở khu vực này; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc chấm dứt chiến sự một cách bền vững. Israel đã ngay lập tức lên tiếng chỉ trích HĐBA sau khi cơ quan này thông qua nghị quyết nêu trên, nhấn mạnh rằng, sự chú trọng của LHQ vào những cơ chế viện trợ cho Gaza là không cần thiết, xa rời thực tế và rằng, LHQ nên tập trung vào cuộc khủng hoảng nhân đạo đối với con tin.
Ở chiều ngược lại, Chính quyền Palestine (PA) gọi nghị quyết trên là "một bước đi đúng hướng... giúp chấm dứt hành động quân sự, đảm bảo việc nhận hàng cứu trợ và bảo vệ người dân Palestine". "Người trong cuộc" Hamas thì tuyên bố rằng, nghị quyết của LHQ là "không đủ" để đáp ứng nhu cầu của người dân tại khu vực này.
Trước đó, HĐBA LHQ cũng đã thông qua một nghị quyết kêu gọi ngừng bắn vì nhân đạo ở Dải Gaza. Các bên liên quan đã chấp hành nghị quyết này nhưng chỉ kéo dài được 6 ngày (từ ngày 24-29/11). Ngay sau khi hết hiệu lực, hai bên lại liên tục "ăn miếng trả miếng" bằng các cuộc pháo kích, không kích, giao tranh. Và lần này cũng vậy. Không lâu sau khi HĐBA LHQ thông qua Nghị quyết 2720, Israel đã tiếp tục các cuộc không kích. Trong thông báo ngày 22/12 của cơ quan y tế Dải Gaza, đã có 390 người Palestine thiệt mạng và 734 người bị thương trong các cuộc tấn công của Israel vào dải đất này từ trên không, trên bộ và trên biển trong 48 giờ qua. Điều này cho thấy, như lời Tổng thư ký Liên đoàn Arab Ahmed Aboul Gheit, việc HĐBA LHQ không thống nhất về một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn ở Gaza đồng nghĩa với việc cho phép Israel tiếp tục triển khai hoạt động quân sự ở đây. Ông cũng chỉ ra rằng, nghị quyết mới nhất được HĐBA LHQ thông qua nhằm tăng cường viện trợ nhân đạo cho Gaza là một bước đi đúng hướng, song chưa đáp ứng được yêu cầu mong muốn là đạt được một lệnh ngừng bắn hoàn toàn tại vùng đất này. Quan chức của Liên đoàn Arab cho rằng, tình hình nhân đạo ở Gaza cần các hành động nghiêm túc và kiên quyết hơn.
Chiến sự khiến tình trạng an ninh lương thực ngày càng xấu đi ở Dải Gaza, nơi toàn bộ dân số khoảng 2,2 triệu người đang phải đối mặt với nạn đói trầm trọng. Hiện nguy cơ nạn đói đang tăng lên theo từng ngày và khả năng tiếp cận nhân đạo bị hạn chế. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO), toàn bộ người dân ở Dải Gaza trải qua cuộc khủng hoảng lương thực từ ngày 8/12/2023 - 7/2/2024. Trong số đó, 79% người dân đang ở mức khủng hoảng "khẩn cấp" hoặc "thảm họa" về lương thực và hơn nửa triệu người dân phải đối mặt với "tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính thảm khốc". Bên cạnh đó, Gaza cũng đang trải qua tỷ lệ bệnh truyền nhiễm tăng vọt. Hơn 100.000 trường hợp tiêu chảy đã được báo cáo kể từ giữa tháng 10 vừa qua, một nửa trong số đó là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Con số này cao gấp 25 lần so với mức trước khi xảy ra cuộc xung đột Israel và Hamas. Hơn 150.000 trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp, nhiều trường hợp viêm màng não, phát ban da, ghẻ, chấy rận và thủy đậu đã được báo cáo.
Giải pháp hòa bình là ưu tiên hàng đầu để chấm dứt cuộc xung đột Nga -Ukraine.
Giải pháp hòa bình là ưu tiên hàng đầu
Dù chuẩn bị bước sang năm thứ ba, song cuộc xung đột Nga - Ukraine chẳng những chưa thấy "ánh sáng cuối đường hầm" mà thậm chí ngày càng bế tắc và có nguy cơ trở thành cuộc chiến kéo dài, tiếp tục tác động xấu lên môi trường địa chính trị, an ninh và kinh tế toàn cầu. Có thể nói, hành động thực tế của các bên liên quan, trực tiếp hay gián tiếp trong năm 2023 đã làm lu mờ triển vọng tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột. Theo đó, trong năm qua, bên cạnh việc liên tục viện trợ cho Ukraine hàng loạt thiết bị quân sự, bao gồm cả các loại vũ khí hiện đại, Mỹ và phương Tây tiếp tục siết chặt các biện pháp trừng phạt Nga. Tới nay, Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt 12 gói trừng phạt chống lại Moscow.
Một nhà thờ bị phá hủy trong xung đột Nga - Ukraine ở làng Bohorodychne thuộc vùng Donetsk (Ukraine).
Chưa hết, việc Phần Lan gia nhập NATO và việc EU chính thức xúc tiến đàm phán kết nạp Ukraine cho thấy những lo ngại về an ninh của Moscow đã bị phớt lờ, khiến mối quan hệ căng thẳng giữa Nga và phương Tây dần chạm đáy. Thêm vào đó, việc hai bên dần rút khỏi các thỏa thuận kiểm soát vũ khí chung, như Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT), Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE) hay Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược mới (New START), lại tiếp tục khiến cuộc đối đầu Nga - phương Tây càng trở nên khó kiểm soát hơn. Tất cả những điều này vô hình trung đẩy cuộc xung đột ở Ukraine càng thêm bế tắc. Trong bối cảnh đó, câu hỏi khi nào tìm được giải pháp hòa bình cho vấn đề này vẫn bỏ ngỏ.
Không ít nhà phân tích cho rằng, trong năm 2024, khi cả Nga và Mỹ đều tổ chức bầu cử tổng thống, EU cũng tiến hành bầu cử Nghị viện châu Âu, cuộc đối đầu Nga - phương Tây và xung đột Nga - Ukraine sẽ có những chuyển biến. Trong khi đó, Đại sứ lưu động của Bộ Ngoại giao Nga Rodion Miroshnik cho rằng, với cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine, các cuộc đàm phán thực chất sẽ là giữa Nga và các nước phương Tây đang hỗ trợ Kiev. Vấn đề là các bên phải có thiện chí sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán và phải coi việc chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine bằng giải pháp hòa bình là ưu tiên hàng đầu.
Thế giới đang chứng kiến hai cuộc xung đột chưa có hồi kết vốn làm gia tăng bất ổn khu vực, căng thẳng, chia rẽ toàn cầu và ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình nhân đạo. Ở châu Âu là cuộc xung đột Nga - Ukraine còn ở Trung Đông là cuộc đối đầu giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine. Cộng đồng quốc tế vẫn đang tiếp tục những nỗ lực không mệt mỏi để tìm ra giải pháp hòa bình cho các cuộc "xung đột" này.
Xung đột Hamas - Israel: Palestine yêu cầu Israel tuân thủ phán quyết của ICJ Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Thủ tướng Palestine Mohammad Shtayyeh đã lên tiếng yêu cầu Israel tuân thủ phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), trong đó yêu cầu Israel phải thực hiện mọi biện pháp trong khả năng của mình để ngăn chặn các hành động diệt chủng tại Dải Gaza. Binh sĩ Israel tiến hành chiến...