Iceland ‘không màng’ gia nhập EU
Chính phủ Iceland vừa cho biết Iceland sẽ bãi bỏ các cam kết về lộ trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU), trong bối cảnh EU đang đối mặt với nguy cơ tan rã lớn nhất từ trước đến nay, hãng tin Nga RT dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Iceland.
Iceland “không màng” gia nhập EU – Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Ngoại giao Iceland Gunnar Bragi Sveinsson phát biểu trong một cuộc họp với Ủy ban Liên minh châu Âu hôm 12.3: “Chính phủ quyết định rút các hồ sơ đã chuẩn bị trong vòng 6 năm qua vì Iceland không có ý định tiếp tục trở thành một thành viên của EU”.
Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson từng phát biểu vào tháng 1 rằng “Việc gia nhập EU giờ đây không còn giá trị. Bản thân EU đã có những thay đổi mà chính phủ mới của Iceland cảm thấy không phù hợp. Vì thế, các cuộc đàm phán gia nhập EU phải được làm lại từ đầu”, theo RT.
Video đang HOT
Iceland làm đơn gia nhập EU từ tháng 7.2009. Tiến trình đàm phán diễn ra thuận lợi cho đến tháng 4.2013, khi chính quyền của Thủ tướng Gunnlaugsson, thuộc đảng Tiến bộ, thắng cử, thì những tranh cãi về việc gia nhập EU bắt đầu.
Mối quan hệ giữa Iceland và EU dưới thời ông Gunnlaugsson đã có những rạn nứt. Một trong những vấn đề lớn của hai bên là việc phân chia hạn ngạch đánh bắt cá, ngành công nghiệp chủ lực của quốc đảo 325.000 dân này.
Hiện nay, Iceland vẫn đang là thành viên của khu vực Kinh tế châu Âu, Hiệp hội thương mại tự do châu Âu. Chính phủ Iceland cho biết vẫn sẽ tiếp tục là đối tác kinh tế của các nước EU. Nhưng trong tương lai, việc Iceland có gia nhập EU hay không sẽ phụ thuộc vào tâm nguyện của người dân thông qua trưng cầu dân ý, theo RT.
Huỳnh Mai
Theo Thanhnien
Australia chặn hai thiếu niên nghi muốn gia nhập IS
Australia hôm qua chặn hai thiếu niên ở sân bay Sydney vì bị tình nghi tìm cách ra nước ngoài để gia nhập nhóm Nhà nước Hối giáo (IS).
Hai thiếu niên bị chặn lại ở sân bay Sydney. Ảnh: EPA.
"Hai cậu bé, 16 tuổi và 17 tuổi, làm dấy lên nghi ngờ khi tìm cách vượt qua bộ phận hải quan", BBC dẫn lời Bộ trưởng Di trú Australia Peter Dutton phát biểu trước báo giới. "Chúng bị cực đoan hóa trên mạng và đang muốn đến một 'vùng xung đột' chưa xác định".
Hai cậu bé được trả về cho gia đình quản lý và sẽ phải đối mặt với các cáo buộc liên quan. "Chúng là trẻ con, không phải kẻ giết người. Chúng không được phép ra nước ngoài chiến đấu rồi trở về quê nhà trong tình trạng bị cực đoan hóa nhiều hơn", ông Dutton nói.
Thủ tướng Australia Tony Abbott cho rằng hai nghi phạm trẻ tuổi đã "sa vào cám dỗ" của nhóm phiến quân IS.
"Đó là hai công dân Australia lạc lối. Họ sinh ra, lớn lên ở Australia, tiếp nhận giá trị của chúng ta nhưng lại sa vào cám dỗ của giáo phái chết chóc và chuẩn bị làm điều kinh khủng, nguy hiểm", Thủ tướng Abbott nói. "Tôi thấy hài lòng khi chúng đã bị ngăn lại. Thông điệp tôi gửi tới những người đang lắng nghe giáo phái chết chóc đó là hãy bịt tai lại. Đừng nghĩ rằng bạn có thể rời Australia".
Australia ước tính có khoảng 90 công dân nước này trong hàng ngũ của IS ở Iraq và Syria. Canberra tuần trước đưa việc đặt chân tới thành phố Mosul, thành trì của IS ở Iraq, mà không có lý do hợp pháp vào danh sách các tội hình sự. Bất kỳ công dân Australia nào tới Mosul có thể phải đối mặt với bản án 10 năm tù. Các hạn chế tương tự đã được áp dụng với tỉnh al-Raqqa của Syria có từ tháng 12.
Như Tâm
Theo VNE
Malaysia cảnh báo tình trạng cả nhà sang Syria gia nhập IS Cảnh sát Malaysia cảnh báo số lượng gia đình sang Syria để chiến đấu cho Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang gia tăng, và ít nhất 8 gia đình hiện đã ở nước này. Malaysia cảnh báo số công dân gia nhập IS đang tăng lên. Ảnh minh họa: Reuters Hiện có ít nhất 8 gia đình người Malaysia đang ở...