Iceland đối diện nguy cơ núi lửa phun trào
Trong tháng qua, quốc đảo nhỏ bé với 360.000 dân đã trải ghi nhận hàng loạt hoạt động địa chấn, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ núi lửa Grimsvotn phun trào trở lại.
Khoảng 3.000 chấn động đã được ghi nhận trên bờ biển phía bắc Iceland kể từ ngày 19/6, Văn phòng Khí tượng Iceland (IMO) cho biết.
Đặc biệt, 3 trận động đất có cường độ trên 5 độ richter đã được ghi lại trong những ngày gần đây, một trong số đó được cảm nhận ở thủ đô Reykjavik, nằm cách tâm chấn khoảng 265 km và cách Akureyri, thành phố lớn thứ hai ở Iceland với chỉ 20.000 dân.
Không có thương tích hoặc thiệt hại lớn được báo cáo từ các chấn động, nhưng một số vụ lở đất đá đã xảy ra trong khu vực. Một loạt các trận động đất xảy ra trong bối cảnh các nhà khoa học Iceland cảnh báo về một vụ phun trào của Grimsvotn – ngọn núi lửa đang hoạt động mạnh nhất của quốc đảo.
Các chuyên gia địa chất đã ghi nhận mức độ sulfur dioxide cao tại khu vực núi Grimsvotn, cho thấy sự hiện diện của magma nông.
Video đang HOT
Nằm ở phía tây bắc của tảng băng Vatnajkull, Grimsvotn đã phun trào lần cuối vào năm 2011. Vụ phun trào đã dẫn đến việc đóng cửa tạm thời của sân bay Keflavik của thủ đô Reykjavik và khiến 900 chuyến bay bị hủy bỏ tại châu Âu.
IMO nhấn mạnh rằng rủi ro trong vụ phun trào có liên quan đến lũ lụt do băng tan, khả năng một vụ phun trào có thể xảy ra vài tuần hoặc vài tháng tới.
Vụ phun trào cuối cùng của núi lửa Grimsvotn xảy ra trước vụ phun trào Eyjafjallajkull năm 2010, gây ra những đám khói và tro bụi khổng lồ khiến hơn 100.000 chuyến bay bị hủy và 8 triệu hành khách bị mắc kẹt.
Nằm trên ranh giới của hai mảng lục địa Bắc Mỹ và Á-Âu, nằm vắt trên sống núi giữa Đại Tây Dương, Iceland là một khu vực có hoạt động địa chấn rất cao.
Indonesia: Núi lửa Merapi phun trào, tung khói bụi cao 6.000 m
Núi Merapi ở Indonesia đã phun trào hai lần hôm 21-6, tung những đám mây khói bụi cao đến 6.000 m lên bầu trời.
Núi Merapi, cao gần 3.000 m ở ranh giới tỉnh Trung Java và Đặc khu Yogyakarta, là một trong những ngọn núi lửa hoạt động dữ dội nhất thế giới. Yogyakarta cũng là thủ đô văn hóa của Indonesia.
Hãng tin AFP dẫn thông báo của Cơ quan địa chất Indonesia cho biết hai vụ phun trào kéo dài khoảng bảy phút, khiến chính quyền địa phương ra lệnh cho cư dân tránh xa khu vực dài ba km quanh miệng núi lửa và đề phòng dung nham.
Núi lửa Merapi phun trào hai lần hôm 21-6. Ảnh: THE STRAITS TIMES/AFP
Cơ quan này chưa nâng cấp trạng thái cảnh báo của núi lửa sau hai vụ phun trào, nhưng họ khuyên các máy bay thương mại nên thận trọng trong khu vực. Tình trạng núi Merapi hiện đã ở mức cảnh báo thứ 3 kể từ khi nó bắt đầu phun trào trở lại hồi tháng 8 năm ngoái, theo hãng tin Bloomberg.
Truyền thông địa phương cho biết người dân ở các khu vực lân cận bao gồm Sleman và Klaten đã nghe thấy những tiếng động ầm ầm vào sáng 21-6.
Trước đó vào ngày 13-2, núi lửa Merapi phun trào trong gần hai phút, tung khói bui lên cao gần 2.000 m, đe dọa sự an toàn của người dân và khách du lịch tại những khu vực xung quanh núi lửa.
Vụ phun trào lớn cuối cùng của núi lửa Merapi vào năm 2010 đã làm thiệt mạng hơn 300 người và buộc phải sơ tán khoảng 280.000 cư dân khỏi các khu vực xung quanh.
Đó cũng là vụ phun trào mạnh nhất của núi lửa Merapi kể từ năm 1930, vốn đã giết chết khoảng 1.300 người, trong khi một vụ phun trào khác vào năm 1994 đã cướp đi khoảng 60 sinh mạng.
Indonesia có hơn 17.000 hòn đảo lớn nhỏ và gần 130 ngọn núi lửa đang hoạt động.
Quốc gia quần đảo Đông Nam Á nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, một vùng bất ổn địa chất rộng lớn, nơi sự va chạm của các mảng kiến tạo gây ra các trận động đất thường xuyên và hoạt động núi lửa nghiêm trọng.
17 bức ảnh ấn tượng về sức sống mãnh liệt của thiên nhiên Sức sống kỳ diệu của thiên nhiên thể hiện rõ nhất khi bị hủy diệt bởi sóng thần, động đất, núi lửa phun trào và các thảm họa khác. Dưới đây là những hình ảnh thể hiện rõ nhất sức sống bất diệt ấy... Không chỉ mọc trên một bức tường gạch, nó đã bắt đầu nở hoa! Bạn có thể làm rất...