Iceland có kế hoạch áp thuế với du khách để bảo vệ môi trường
Thủ tướng Iceland cho biết việc khách du lịch đến với các vùng thiên nhiên hoang sơ rõ ràng đã tạo ra nhiều áp lực, đặc biệt khi Iceland đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040.
Du khách xếp hàng ngắm thác nước Gullfoss, điểm du lịch nổi tiếng tại Iceland. (Nguồn: The Barents Observer)
Chính phủ Iceland đang lên kế hoạch áp thuế du lịch giúp bảo vệ môi trường tự nhiên trong nước trước tình trạng du lịch quá tải.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Thủ tướng Iceland Katrin Jakobsdottir cho biết thuế du lịch sẽ giúp giảm thiểu tác động của du khách đối với môi trường và khí hậu nơi đây.
Video đang HOT
Việc khách du lịch đến với các vùng thiên nhiên hoang sơ rõ ràng đã tạo ra nhiều áp lực, đặc biệt khi Iceland sở hữu mục tiêu khí hậu đầy tham vọng, trong đó có cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040.
Thủ tướng Jakobsdottir không nêu cụ thể sẽ áp thuế bao nhiêu, nhưng cho biết mức phí ban đầu sẽ không quá cao.
Bà đánh giá nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch ở Iceland đang cải thiện tính bền vững thông qua áp dụng nền kinh tế tuần hoàn hay sử dụng xe điện, song thừa nhận quá trình này vẫn tồn tại nhiều thách thức.
Số du khách đến với Iceland đã tăng hơn 400% trong giai đoạn 2010-2018 và chạm mốc 2,3 triệu người vào năm 2018.
Kể từ sau đại dịch COVID-19, ngành du lịch nước này cũng đã nhanh chóng phục hồi và đón 1,7 triệu lượt khách du lịch năm 2022.
Nhiều địa điểm phổ biến khác ở châu Âu, trong đó có Paris (Pháp), Berlin (Đức), Amsterdam (Hà Lan) và Rome (Italy) đã áp dụng thuế du lịch.
Đây được cho là nguồn tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng công cộng, giúp khắc phục thiệt hại do đám đông gây ra và hỗ trợ các sáng kiến bền vững.
Thụy Sĩ, Phần Lan và Thụy Điển cân nhắc liên kết an ninh với Vệ binh Quốc gia Mỹ
Thụy Sĩ, Phần Lan và Thụy Điển đang xem xét tham gia chương trình hợp tác an ninh của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ.
Tổng thống Joe Biden trong cuộc gặp với Thủ tướng Thụy Điển, Thủ tướng Đan Mạch, Tổng thống Phần Lan, Thủ tướng Iceland và Thủ tướng Na Uy ngày 13/7. Ảnh: AP
Người đứng đầu Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ, Tướng Dan Hokanson đã thông báo về các cuộc thảo luận với Thụy Sĩ, Phần Lan và Thụy Điển hôm 28/7.
Tướng Hokanson nêu rõ: "Tôi vui mừng thông báo rằng chúng tôi sẽ sớm tăng cường và mở rộng các mối quan hệ hợp tác an ninh trên khắp châu Âu". Ông Hokanson cũng tiết lộ Phần Lan và Thụy Điển "đang thảo luận về quan hệ đối tác trong khi Thụy Sĩ hiện xem xét các mối quan hệ mà các quốc gia khác chia sẻ với Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ và đánh giá khả năng của chương trình trong tương lai của họ".
Phần Lan và Thụy Điển là gần đây đã xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Phần Lan trở thành thành viên mới của khối quân sự này từ tháng 4 trong khi Thụy Điển vẫn trong quá trình chờ phê duyệt. Thuỵ Sĩ trong khi đó là một quốc gia trung lập trong nhiều năm. Thụy Điển và nước láng giềng Phần Lan đã chấm dứt chính sách không liên kết quân sự sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022.
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết Chương trình Đối tác Nhà nước của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ là một công cụ quân sự quan trọng để binh sĩ Mỹ xây dựng mối quan hệ với quân đội nước ngoài qua việc đào tạo thường xuyên và trao đổi giáo dục với các sĩ quan trẻ.
Chương trình Chương trình Đối tác Nhà nước bắt đầu cách đây 30 năm sau khi Liên Xô tan rã. Ukraine là một trong những nước đầu tiên tham gia chương trình và hợp tác với Lực lượng Vệ binh Quốc gia của California.
Tổng thư ký OPEC kêu gọi thiết thực thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng Ngày 26/6, Tổng Thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), ông Haitham al-Ghais, kêu gọi nỗ lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng một cách thực tế, đảm bảo nhu cầu cấp thiết về ổn định nguồn cung năng lượng và nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của nền kinh tế thế giới. Tổng Thư ký...