ICC xem xét việc bắt giữ Gaddafi
Tối 27.6, uỷ ban gồm ba thẩm phán của Toà án Tội phạm quốc tế ( ICC) tại The Hague sẽ công bố phán quyết về việc có nên bắt giữ nhà lãnh đạo Gaddafi hay không.
Tổng thống Libya Muammar Gaddafi.
Công tố viên trưởng ICC còn yêu cầu bắt con trai đại tá Gaddafi là Saif al-Islam Gaddafi và người đứng đầu cơ quan tình báo Libya – ông Abdullah Senussi – vì các tội ác chống lại loài người. Cùng ngày, phát ngôn viên chính quyền Gaddafi – ông Moussa Ibrahim – một lần nữa nêu đề xuất của Tripoli về việc thực hiện giai đoạn đối thoại quốc gia và cuộc bầu cử do Liên Hợp Quốc và Liên minh Châu Phi giám sát. “Nếu người dân Libya quyết định nhà lãnh đạo Gaddafi phải rời đi, ông sẽ làm như vậy – người phát ngôn Ibrahim cho hay ngày 27.6 – Nếu người dân muốn ông ở lại, ông sẽ ở lại”.
Ý tưởng trên đã được con trai ông Gaddafi là Saif al-Islam Gaddafi lần đầu tiên đưa ra hồi giữa tháng 6, song đã lập tức bị phe đối lập bác bỏ. Điều này khiến Italia đã kêu gọi thúc đẩy một giải pháp chính trị đối với cuộc xung đột tại Libya, sau khi NATO gây ra cuộc không kích làm chết nhiều thường dân hôm 19.6. Song ông Ibrahim cho biết, đại tá Gaddafi sẽ không chấp nhận việc rời bỏ đất nước để sống lưu vong.
Tính đến ngày 27.6, phe đối lập đã kiểm soát toàn bộ khu vực miền đông Libya và đang tiến dần về phía tây – nơi vẫn do Chính phủ Libya trấn giữ. Theo phát ngôn viên Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC) của phe đối lập, chiến trường ác liệt nhất hiện đang nằm tại Zawiya – cửa ngõ phía tây dẫn đến Tripoli.
Trong một diễn biến khác, các nhà lãnh đạo Châu Phi cho biết, ông Gaddafi đã chấp nhận đứng ngoài cuộc đàm phán nhằm chấm dứt xung đột. Chưa có thông tin về ai sẽ là người đại diện chính quyền Libya trong cuộc đàm phán, hay khi nào nó sẽ diễn ra.
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma cũng cảnh báo, NATO không nên dùng sức mạnh quân sự để hạ sát nhà lãnh đạo Gaddafi. Ông Zuma nhấn mạnh, nghị quyết của Liên Hợp Quốc cho phép NATO hành động để bảo vệ nhân dân Libya, chứ không phải để theo đuổi “sự thay đổi chế độ hay ám sát vì lý do chính trị”. Trước đó, Đài Tiếng nói nước Nga đưa tin, Đô đốc Mỹ Samuel Lokliar – người lãnh đạo ban chỉ huy thống nhất của NATO tại Naples – đã tiết lộ với Hạ nghị sĩ Mike Turner rằng, NATO muốn tiêu diệt ông Gaddafi và liên minh quả thực có đặt ra mục đích thủ tiêu nhà lãnh đạo này.
Theo Lao Động
Thách thức NATO, Gaddafi thề chiến đấu đến chết
Tổng thống Libya Muammar Gaddafi hôm qua (7/5) đã thề sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Thông điệp này được đưa ra chỉ chưa đầy một giờ sau khi khu dinh thự riêng rộng lớn Bab al- Aziziya của ông này ở thủ đô Tripoli bùng cháy dữ dội vì những đợt tấn công liên tiếp của NATO.
Tổng thống Gaddafi
Trong thông điệp được ghi âm lại và được phát trên truyền hình Libya, Tổng thống Gaddafi ông đã suýt bị đánh bom nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu. Nhà lãnh đạo Libya kêu gọi nhân dân cũng tiếp tục chiến đấu như ông.
"Bất chấp các cuộc đánh bom, chúng tôi sẽ không bao giờ đầu hàng. Tôi đã suýt bị bom đánh trúng nhưng tôi vẫn tiếp tục chiến đấu," ông Gaddafi tuyên bố trong đoạn ghi âm dài khoảng 9 phút.
"Chúng tôi mạnh hơn tên lửa của các bạn và tiếng nói của dân chúng Libya mạnh hơn tiếng bom đạn nổ. Chúng tôi chỉ có một lựa chọn duy nhất: ở lại đất nước đến cùng dù phải đối mặt với cái chết. Chúng tôi sẽ không rời khỏi đất nước hay bán nó, chúng tôi sẽ không khuất phục", ông Gaddafi nói thêm.
Trong lúc này, một đặc phái viên của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đang có mặt ở Libya và tiếp xúc với phe nổi dậy nước này. Trong cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia - ông Abdul Jalil, đại diện của Nga - ông Mikhail Margelov đã khẳng định lập trường của Nga là chính quyền của ông Gaddafi đã mất tính hợp pháp và ông này cần phải ra đi. Nga cũng cam kết cung cấp viện trợ kinh tế và nhân đạo cho phe nổi dậy Libya.
Ông Margelov cũng cam kết sẽ hợp tác với Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia trong các nỗ lực hòa giải và ổn định đất nước thời hậu Gaddafi.
Phe nổi dậy Libya đã hoan nghênh cam kết viện trợ kinh tế và nhân đạo của Nga cho họ. Tuy nhiên, chi tiết của khoản viện trợ này vẫn chưa được quyết định cho đến khi phái đoàn của Nga báo cáo với chính phủ và xin chỉ đạo cũng như phê chuẩn từ Moscow.
Nga cũng đang cân nhắc gia nhập vào nhóm làm việc về Libya do phương Tây lãnh đạo bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Italia, Qatar, Kuwait và Jordan. Tuy nhiên, thông tin này chưa thể được xác nhận bởi phái đoàn của Nga đã rời Libya chỉ vài giờ sau chuyến thăm.
Ông Margelov đã không đến thủ đô Tripoli để tiếp xúc với phía chính phủ Libya.
Theo VNMedia
Tòa án quốc tế yêu cầu bắt giữ Gaddafi và con trai Công tố Tòa án hình sự quốc tế hôm 16.5 đã yêu cầu ra lệnh bắt giữ Tổng thống Libya Muammar Gaddafi, con trai ông và người đứng đầu Cơ quan tình báo nước này vì cáo buộc giết hại người biểu tình. Theo đó, công tố Luis Moreno Ocampo của Tòa án hình sự quốc tế ICC yêu cầu bắt giữ cả...