ICBM: Quyền trượng răn đe tuyệt đối của những kẻ mạnh
Tháng 8/1957, Liên Xô đã lần đầu tiên phóng thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) R-7 Semyorka (NATO gọi là SS-6 Sapwood) có tầm phóng hơn 8000km, đem lại cho người Liên Xô một năng lực tấn công hạt nhân tầm xa hoàn toàn mới, làm thay đổi cán cân vũ khí chiến lược Xô-Mỹ. Sau đó, đến năm 1959, Mỹ cũng trang bị cho mình loại ICBM đầu tiên thế hệ SM-65 Atlas. Kể từ đó, thế giới bắt đầu bước vào lịch sử hơn 50 năm phát triển ICBM.
Hơn 50 năm qua, ICBM đã phát triển đến thế hệ thứ 5 và ngày càng được nhiều nước nghiên cứu, phát triển. Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm SIPRI hiện có 8 quốc gia đang sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa là Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Israel, còn Triều Tiên được coi là có thể đã có hoặc tiềm tàng khả năng phát triển thành công loại tên lửa chiến lược này và cũng có dấu hiệu cho thấy Iran đang âm thầm phát triển ICBM.
Lịch sử phát triển của ICBM
Thế hệ thứ nhất: Đầu đạn đơn, nhiên liệu lỏng
ICBM thế hệ thứ nhất là chỉ thế hệ tên lửa P-7 (R-7) do Liên Xô nghiên cứu, chế tạo thành công vào cuối thập niên 50 của thế kỷ 20 cùng với thế hệ tên lửa vượt đại châu SM-65 Atlas và LGM-25 Titan của Mỹ. Chúng đã biến giấc mơ tên lửa vượt đại châu của nhân loại từ không thành có. Tuy nhiên, thời đó tính năng của các loại tên lửa này vẫn còn rất kém.
ICBM thế hệ thứ nhất áp dụng công nghệ nhiên liệu lỏng, thời gian chuẩn bị phóng rất lâu, trọng lượng phóng tối đa chỉ được 122 tấn. Sức công phá của đầu đạn đơn chỉ tương đương 5 triệu tấn TNT, độ chính xác rất kém, sai số vòng tròn đồng tâm (CEP) ước chừng 10km.
Thế hệ thứ 2: Nhiên liệu rắn, tầm phóng xa hơn
Sự ra đời của thế hệ ICBM sau đã khắc phục được những nhược điểm của thế hệ ICBM trước là sử dụng nhiên liệu lỏng dẫn đến tầm bắn ngắn, tải trọng tên lửa lớn, thời gian phản ứng lâu.
LGM-118 Peacekeeper được phóng lên từ hầm tên lửa
Các loại tên lửa tiêu biểu như LGM-25C Titan-II, LGM-30 Minuteman-I/II của Mỹ và R-16 (NATO: SS-7 Saddler), R-9 Desna (NATO: SS-8 Sasin) của Nga đều chuyển sang dùng nhiên liệu rắn, trọng lượng phóng giảm xuống còn khoảng 80 tấn, tầm phóng đã lên tới 11.000km. Một đặc điểm mới là các giá phóng tên lửa trên mặt đất cũng đã được chuyển xuống dưới các hầm phóng ngầm dưới mặt đất (silo).
Trong giai đoạn này, các đầu đạn hạt nhân gắn trên ICBM đã được tăng cường thêm các thiết bị xuyên phá, nâng cao độ chính xác, uy lực tấn công, tính hiệu quả và độ tin cậy. Độ sai lệch của thế hệ tên lửa này đã giảm xuống tầm hàng trăm mét chứ không còn lệch từ vài km đến 10km như thế hệ trước đó.
Thế hệ thứ 3: Đa đầu đạn tập trung, năng lực xuyên phá rất mạnh
Theo đà phát triển của ICBM, vào thập niên 70 của thế kỷ 20, các hệ thống phòng thủ tên lửa cũng bắt đầu xuất hiện. Vì vậy, thế hệ ICBM thứ 3 ra đời nhằm tăng cường khả năng xuyên phá qua các hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo.
Các loại tên lửa R-36 (NATO: SS-9 Scarp)và RS-10 (NATO: SS-11 Sego) của Liên Xô cùng với tên lửa Minuteman-3 của Mỹ đều được thiết kế với định hướng đa đầu đạn tập trung. Khi tên lửa bay đến một địa điểm đã định, nó sẽ tự động bung đầu đạn mẹ và phóng toàn bộ các đầu đạn con, tấn công đồng loạt vào mục tiêu. So với đầu đạn đơn của thế hệ trước đó, thiết kế đa đầu đạn giúp ICBM có khả năng xuyên phá rất mạnh qua các hệ thống đánh chặn, tăng cường hiệu quả sát thương các mục tiêu mặt đất.
Video đang HOT
Lắp đặt đầu đạn hạt nhân vào tên lửa LGM-118 Peacekeeper
Thế hệ thứ 4: Đa đầu đạn phân hướng, một tên lửa tấn công nhiều mục tiêu
Ngay sau khi các ICBM kiểu đa đầu đạn tập trung ra đời, nó đã bộc lộ những nhược điểm như: các đầu đạn con vẫn bay theo quán tính, độ chính xác kém dẫn đến hao tổn nhiều đầu đạn, không phù hợp tấn công các mục tiêu dạng điểm hoặc nằm rải rác. Vì vậy, cuối những năm 1970, Mỹ và Liên Xô bắt đầu triển khai nghiên cứu các đầu đạn đa phân hướng (MIRV).
Không giống với thế hệ đầu đạn thứ 4, phóng toàn bộ các đầu đạn con để tấn công mục tiêu, đầu đạn mẹ kiểu đa phân hướng có khả năng căn cứ vào trình tự đã định để lần lượt phóng ra các đầu đạn con, tấn công từ nhiều hướng. Kiểu đầu đạn này làm cho 1 tên lửa có thể tấn công chính xác vào nhiều mục tiêu cách nhau một cự ly nhất định hoặc cũng có thể chia làm nhiều hướng tấn công vào 1 mục tiêu.
Đại diện tiêu biểu cho thế hệ này là tên lửa MR-UR-100 Sotka (NATO: SS-17 Spanker), RS-20V “Voyevoda-M” (SS-18 Satan), RS-18 (SS-19 Stiletto), RT-21M Pioneer (SS-20 Saber) của Liên Xô và tên lửa MGM-31B Pershing II của Mỹ. Theo đà phát triển của công nghệ điều khiển, dẫn đường chính xác, độ chính xác của thế hệ tên lửa này đã được nâng lên một tầm cao mới, sai số mục tiêu chúng đã hạ xuống chỉ còn dưới 100m.
Thế hệ thứ 5: Nhỏ gọn và cực kỳ chính xác
Khi các hệ thống phòng thủ tên lửa ngày càng được xây dựng vững chắc, ICBM cũng bắt đầu bước vào thế hệ thứ 5, trọng tâm nghiên cứu phát triển của thế hệ này không còn là uy lực và tầm bắn nữa mà đã chuyển sang sức xuyên phá và khả năng sinh tồn của đầu đạn.
Tên lửa liên lục địa Topol của Nga
Các cường quốc tập trung vào các mẫu tên lửa có kích thước và trọng lượng nhỏ, triển khai đa dạng trên mọi phương tiện cơ động đường bộ, đường sắt và tàu ngầm. So với các thế hệ trước, uy lực tấn công của các đầu đạn có giảm đi nhưng khả năng đột phá và độ chính xác càng ngày càng cao, thậm chí có thể còn trực tiếp tấn công trúng một giếng phóng tên lửa của đối phương.
Trong kỷ nguyên này, dường như người Nga đã đi trước Mỹ một bước khi liên tục cho ra mắt các loại tên lửa phóng từ mặt đất như RS-12M “Topol-M” (SS-27 Sickle), RS-24 Yars (SS-29), RS-26 Rubezh; tên lửa phóng từ tàu ngầm Bulava, tên lửa phóng từ bệ phóng ngầm dưới đáy biển Rowing. Người Mỹ tuy đi sau nhưng cũng không chịu lạc hậu khi nghiên cứu ra tên lửa đạn đạo cơ động trên đường sắt LGM-118 Peacekeeper (đã loại biên năm 2005) và tên lửa có khả năng phóng khi đang cơ động trên xe vận tải bánh lốp MGM-134A Midgetman.
ICBM sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng
Để được công nhận là ICBM, ít nhất các tên lửa phải đạt được tầm phóng trên 5500km. Có rất nhiều nút thắt công nghệ trong quá trình phát triển loại tên lửa này nhưng quan trọng nhất là công nghệ tên lửa đẩy và công nghệ điều khiển, dẫn đường. Ngoài ra, nó cũng đòi hỏi một số tính năng quan trọng khác như: Khả năng xuyên phá, số lượng đầu đạn hạt nhân mang theo, khả năng bảo vệ đầu đạn hạt nhân khi tái xâm nhập tầng khí quyển…
Sơ đồ tái nhập khí quyển của các tên lửa liên lục địa mang đầu đạn MIRV
Minh họa các giai đoạn phóng của tên lửa đạn đạo liên lục địa như sau:
1: Khởi đầu giai đoạn 1, điểm hỏa động cơ thứ nhất đẩy tên lửa được ra khỏi giếng (A).
2: Khoảng 60 giây sau, khai hỏa động cơ thứ 2, tầng thứ nhất tách ra, rơi xuống, kết thúc giai đoạn 1, chuyển sang giai đoạn 2 (B).
3: Khoảng 120 giây sau, động cơ thứ 3 (C) được khai hỏa và tầng thứ 2 tách ra, rơi xuống, bắt đầu giai đoạn 3.
4: Khoảng 180 giây sau, tầng thứ 3 tách ra, bóc vỏ và lớp chụp đầu đạn (D) để lộ đầu đạn.
5: Phần đế gắn đầu đạn sẽ chuẩn bị được tách ra
6: Đế gắn đầu đạn tách ra, đầu đạn tự bay theo quán tính (E)
7&8: Trong 2 giai đoạn này, bộ vi xử lý của đầu đạn sẽ tự dẫn, nó sẽ lấy độ cao rồi tự phân hướng và phóng liên tiếp xuống mục tiêu
Từ khi ra đời đến nay, ICBM chưa một lần “thử lửa”, mấy cuộc chiến tranh gần đây, vũ khí sát thương uy lực nhất từng được sử dụng chỉ là tên lửa hành trình. Thế nhưng, các cường quốc vẫn không ngừng nâng cấp và làm mới kho tên lửa chiến lược, các quốc gia chưa có thì dốc sức vào nghiên cứu, chế tạo và coi nó là thứ vũ khí tối quan trọng trong chiến lược phát triển vũ khí quốc gia.
8 đầu đạn của Peacekeeper tái nhập khí quyển tấn công các mục tiêu độc lập
trong một lần thử nghiệm trước đây
Nguyên nhân thứ nhất xuất phát từ những ưu điểm tuyệt đối của nó là cự ly tấn công siêu xa, tốc độ tấn công cực nhanh, uy lực tấn công cực mạnh, khả năng sát thương trên diện rộng cực kỳ nhanh chóng. Đây là những ưu điểm mà không loại vũ khí tấn công chính xác nào có được.
Thứ hai: Nghiên cứu, phát triển ICBM là thước đo trình độ công nghiệp quốc phòng và thực lực của nền kinh tế quốc gia, biểu trưng cho địa vị của một cường quốc. Gia nhập vào “Câu lạc bộ ICBM” sẽ mang lại niềm tự hào dân tộc, nâng cao vị thế và tiếng nói quốc gia trong giải quyết các sự vụ quốc tế.
Thứ 3: Phát triển ICBM có liên quan đến rất nhiều ngành khoa học lí thuyết và công nghệ ứng dụng then chốt như: vật liệu, hóa học, cơ khí, điện tử, viễn thông, vật lý hạt nhân…Quá trình nghiên cứu, chế tạo thành công ICBM sẽ giúp một quốc gia nâng cao trình độ toàn diện của nền công nghiệp.
Vì vậy, có thể khẳng định trong tương lai rất xa, ICBM vẫn sẽ được phát triển và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh quốc gia của các nước trên thế giới.
Theo ANTD
Ấn Độ sẽ phóng thêm 2 tên lửa liên lục địa Agni-5
Ngày 5-5, người phát ngôn Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) Ravi Gupta cho biết, nước này có kế hoạch tiến hành thêm hai vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5 tầm bắn hơn 5.500 km trong năm nay, nhằm tăng cường khả năng tấn công tầm xa.
"Chúng tôi có kế hoạch tiến hành thêm 2 vụ phóng thử tên lửa Agni-5 và chúng có thể diễn ra ngay trong năm nay, sau đó loại tên lửa này sẵn sàng được đưa vào phiên chế trong quân đội", phát ngôn viên Ravi Gupta cho biết.
Ấn Độ đã gia nhập "câu lạc bộ" các nước có khả năng phóng tên lửa tầm xa bao gồm Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc, Israel và Pakistan sau khi họ phóng thử thành công tên lửa Agni-5 đầu tiên hồi tháng 4 năm ngoái, tiếp theo là Tiều Tiên với thành công của tên lửa Unha-3.
Về lí thuyết, Agni-5 có tầm bắn tới 6000km, nhưng trên thực tế chính các quan chức Ấn Độ cũng thừa nhận tầm bắn thực sự của nó là 5500km. Hiện họ có kế hoạch cải tiến tên lửa mạnh nhất này để có thể mang nhiều hơn 3 đầu đạn tiêu diệt nhiều mục tiêu trong một lần phóng.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5
"Chúng tôi đang phát triển theo hướng này. Chúng tôi sẽ cần phải có thời gian để phát triển, nhưng công việc của chúng tôi đang diễn ra đúng dự kiến", Giám đốc DRDO V.K.Saraswat cho biết.
Khi được hỏi về kế hoạch cải tiến này, ông cho biết: "Phần chính của tên lửa vẫn sẽ giữ nguyên hiện trạng. Ba giai đoạn đầu tiên vẫn giữ nguyên như vậy và chỉ phần đầu đạn có sự thay đổi.
Hiện Ấn Độ đang phát triển thế hệ tên lửa đạn đạo mang tên vị thần lửa của họ là "Agni" (tức Liệt Hỏa), với 5 phiên bản cùng các tầm bắn và mục tiêu khác nhau. Agni-1 là loại tên lửa tầm gần 1 tầng, tầm bắn chỉ đạt 500-700km; Agni-2 và Agni-3 là tên lửa đạn đạo tầm trung; Agni-4 là tên lửa đạn đạo tầm trung, cận xa; còn Agni-5 là tên lửa đạn đạo tầm xa, tiệm cận với tên lửa xuyên lục địa.
Ngay khi mới kết thúc bắn thử nghiệm Agni-3; Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã công khai tuyên bố chuẩn bị phóng thử nghiệm Agni-5, có thể mang theo 3 đầu đạn hạt nhân.
Cấu trúc 3 tầng của tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5
Kế hoạch ban đầu là quý I năm 2011 sẽ tiến hành thử nghiệm Agni-5, nhưng sau mấy lần thay đổi thời gian để khắc phục triệt để những thiếu sót về kỹ thuật, lần phóng thử đầu tiên đã diễn ra vào trung tuần tháng 4/2012. Ngày 19/04/2012, vụ phóng thử đã thành công tốt đẹp, loại tên lửa 3 tầng, sử dụng công nghệ đầu đạn đa phân hướng (MIRV) này đã bắn trúng mục tiêu xa hơn 5.000km.
Hiện kiểu mới nhất trong dòng tên lửa này là Agni-6, được Ấn Độ bắt đầu chế tạo cuối năm 2011, đầu năm 2012. Loại tên lửa này được thiết kế với định hướng là tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm bắn 10.000km - 12.000km, sử dụng công nghệ đầu đạn đa phân hướng, đa phương thức dẫn đường (MIRV). Mỗi đầu đạn có thể chứa 6 - 10 đầu đạn con, có thể là loại thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân.
Theo ANTD
RS-26 Rubezh của Nga: "Quái vật" không thể đánh chặn Tờ "Độc Lập" của Nga đưa tin, trong hoạt động mời thầu bảo hiểm phóng tên lửa chiến lược Nga 2013-2014, đã xuất hiện một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa từ trước đến nay chưa từng công khai là RS-26 Rubezh. Tờ "Độc Lập" liệt kê một loạt các hoạt động phóng sẽ diễn ra trong 2 năm 2013 và...