IC xe máy là gì? Tại sao ‘đạo chích’ hay cuỗm bộ phận này?
Trái với kích thước nhỏ gọn, IC lại là bộ phận quan trọng và rất có giá trị trên xe máy, vì vậy thường trở thành mục tiêu của các đối tượng “đạo chích”.
Thời gian gần đây, mạng xã hội liên tục xuất hiện các bài viết, video chia sẻ về việc hàng loạt xe máy (nhất là các dòng xe tay ga) bị trộm mất IC, khiến không ít chủ xe phải khổ sở vì không thể khởi động và sử dụng xe. Vậy IC là gì? Tại sao bộ phận này lại hay bị các đối tượng trộm cắp nhắm đến?
IC xe máy là gì?
Trước hết, xét về tên gọi, IC là viết tắt của cụm từ Integrated – Circuit, được hiểu là một bộ phận “chip điện tử”, điều khiển toàn bộ hệ thống mạch trên xe máy. Ngoài cái tên quen thuộc IC, nhiều thợ sửa xe hay người dùng xe máy còn gọi bộ phận này là ECU (Electronic Control Unit – hệ thống điều khiển điện tử), hộp đen, hay đơn giản hơn là bộ phận đánh lửa, cục đánh lửa,…
IC là bộ phận “chip điện tử”, điều khiển toàn bộ hệ thống mạch trên xe máy
Vai trò của IC xe máy
Đọc qua định nghĩa cũng có thể hình dung sơ về vai trò của IC trên xe máy. Nói theo kiểu kỹ thuật, IC có tác dụng biến dòng điện xoay chiều từ mâm lửa thành dòng điện một chiều, đồng thời quyết định thời điểm đánh lửa để phóng điện vào buồng đốt trong quá trình khởi động và cả quá trình xe đang hoạt động.
Cụ thể, trong cấu tạo động cơ sẽ luôn có một cục kích (cục căn), khi kỳ nổ chạm vào cục kích sẽ kích truyền tín hiệu gửi tới IC. Lúc này, IC sẽ điều khiển và tiếp tục truyền dòng điện tới mobin sườn và bugi để đánh lửa đốt cháy nhiên liệu và giúp xe hoạt động.
IC có vai trò cực kỳ quan trọng và được ví như “bộ não” trên xe máy
Mặc dù vậy, nói một cách đơn giản, dễ hiểu hơn, IC thực chất là bộ phận đánh lửa, có tác dụng kích hoạt và điều khiển các hệ thống điện, hệ thống bơm nhiên liệu, điều khiển động cơ. Vì vậy, vai trò của IC trên xe máy là cực kỳ quan trọng. Thậm chí, nhiều người hay ví von, IC chính là “bộ não” của xe máy. Do đó, một chiếc xe máy chắc chắn sẽ không thể hoạt động nếu không có IC.
IC trên xe máy cũng có nhiều loại, tương ứng với các mẫu mã xe khác nhau. Tuy nhiên, xét về cấu tạo, nhìn chung mỗi IC đều được thiết kế khá đơn giản với 2 bộ phận chính, gồm bộ phận kích lửa và các loại dây như dây kích (thường có màu xanh dương sọc vàng), dây mobin lửa (màu đen sọc đỏ), dây mobin sườn (đen sọc vàng), dây mass (màu xanh lá cây) và dây tắt máy,…
Video đang HOT
IC được thiết kế khá đơn giản với 2 bộ phận chính, gồm bộ phận kích lửa và các loại dây
Ngoài ra, với những IC trên các dòng xe hiện đại, số lượng dây trên IC có thể nhiều hơn, tương ứng với các tính năng trên xe.
Tại sao IC trên xe máy hay bị đánh cắp?
Không phải ngẫu nhiên mà IC lại là bộ phận thường xuyên bị “cuỗm” trên xe máy. Như đã đề cập, dù cấu tạo khá nhỏ nhắn, tuy nhiên IC lại có vai trò cực kỳ quan trọng và gần như không thể thay thế trên xe máy. Chính vì vậy, giá bán của bộ phận này cũng không hề rẻ.
Cụ thể, với những dòng xe số hoặc xe côn tay, tùy thương hiệu, mẫu mã, một IC thường có giá dao động trong khoảng từ 700.000 – 1.000.000 đồng. Trong khi đó, IC trên xe tay ga có giá trị lớn hơn, dao động từ 3 – 4 triệu đồng. Thậm chí, trên các dòng xe đắt tiền với nhiều tính năng thông minh và hiện đại hơn, giá IC có thể lên đến 8 triệu đồng hoặc hàng chục triệu đồng.
Có giá trị cao nhưng lại được lắp đặt ở những vị trí dễ tháo lắp là nguyên nhân khiến IC xe máy thường xuyên bị đánh cắp
Bên cạnh giá bán, một nguyên nhân khác khiến IC xe máy dễ rơi vào “tầm ngắm” của các đối tượng trộm cắp là bởi vị trí lắp đặt.
Theo đó, tùy từng mẫu xe, bộ phận IC sẽ được bố trí ở các vị trí khác nhau như khu vực đầu xe, dưới mặt nạ trước; khu vực dưới yên xe với những xe trang bị công nghệ phun xăng điện tử… Tuy nhiên, nhìn chung những vị trí lắp đặt này cùng cách bố trí IC khá “lỏng lẻo” khiến “đạo chích” khá dễ dàng tháo gỡ.
Do đó, theo nhiều người có kinh nghiệm, để bảo vệ IC cho chiếc xe của mình, chủ xe nên “di dời” IC đến một vị trí khác so với vị trí trên xe nguyên bản nhằm “đánh lạc hướng” kẻ gian. Bên cạnh đó, người dùng xe cũng có thể bắt thêm vít cố định IC hoặc trang bị khóa kim loại bảo vệ bộ phận này.
Ngoài ra, trên thị trường hiện nay cũng có khá nhiều thiết bị chống trộm dành riêng cho IC xe máy, nếu có điều kiện, chủ xe hoàn toàn có thể gắn thêm để bảo vệ bộ phận IC.
Cách đánh bóng xe máy bằng cana tại nhà "bền đẹp" như ngoài hàng
Đánh bóng xe máy loại bỏ vết trầy xước và hạn chế các tác động từ môi trường xung quanh lên vỏ xe.
Đa số các trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng xe máy đều cung cấp dịch vụ đánh bóng xe. Tuy nhiên, nếu chủ xe muốn tự đánh bóng xe máy tại nhà thì có thể tham khảo hướng dẫn trong bài viết này.
Vì sao nên đánh bóng xe máy
Sau một khoảng thời gian sử dụng, lớp sơn của xe máy có thể bị phai màu, xuất hiện các vết xước và không còn giữ được độ sáng bóng như ban đầu.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do xe bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết (mưa, nắng), hoặc chịu sự tác động của môi trường xung quanh hay bị va quẹt trong quá trình sử dụng.
Lúc này đánh bóng xe máy sẽ là giải pháp tối ưu: Loại bỏ các vết bẩn, cát bụi hoặc những tác nhân gây mòn vỏ xe giúp làm sạch bề mặt sơn hiệu quả; giúp màu sơn xe được đồng bộ, mang lại vẻ sáng bóng cho lớp sơn bên ngoài; làm đầy các vết xước nhỏ; hạn chế tình trạng bụi bẩn bám dính vào xe.
Lợi ích khi đánh bóng xe máy bằng cana
Cana là gì?
Cana là một loại sáp thường được sử dụng để đánh bóng nhiều bề mặt khác nhau như gỗ, đồ da, máy móc,... Trong thành phần của cana chứa các hoạt chất có tác dụng tẩy các vết bẩn hay loại bỏ các vết xước nhỏ và tạo độ bóng cho lớp sơn xe.
Cana có tác dụng gì?
Đối với xe máy, công dụng chủ yếu của cana là: Đánh bóng lớp sơn xe bị oxy hóa, vết bong tróc hay vết xước do va chạm; đánh bóng ống pô, vành bánh xe...
Đánh bóng xe giúp loại bỏ các vết trầy xước hiệu quả đồng thời mang lại độ sáng bóng cho lớp sơn xe. Ảnh: Vũ Tùng
Cách đánh bóng xe máy bằng cana đơn giản tại nhà
Chuẩn bị dụng cụ
Để đánh bóng xe máy tại nhà bằng cana, cần phải chuẩn bị các dụng cụ sau đây: Giấy nhám loại mịn; hóa chất sử dụng, khăn vải mềm, xăng chuyên dụng và nước sạch...
Các bước thực hiện
Cách đánh bóng xe máy bằng cana gồm các bước sau:
- Bước 1: Rửa và làm sạch các vết bẩn trên bề mặt xe và để xe khô.
- Bước 2: Quét một lớp sơn mỏng cùng màu lên các vết trầy xước thật khéo léo để sơn không bị lem sang các phần khác. Người đánh bóng nên lưu ý chờ khoảng 1 giờ đồng hồ để lớp sơn khô hẳn.
- Bước 3: Thoa đều cana lên chỗ đã quét sơn rồi dùng vải mềm chà thật nhẹ nhàng và đều tay.
- Bước 4: Sau khi hoàn thành quá trình đánh bóng, người dùng nên kiểm tra một lượt lớp sơn bằng cách sử dụng đèn pin chiếu vào. Nếu khi chiếu vào thấy xe sáng bóng, không còn vết bẩn bám dính trên bề mặt thì có thể kết thúc công đoạn đánh bóng.
Một số lưu ý khi đánh bóng xe máy bằng cana
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại cana nhưng chủ xe nên lựa chọn các loại cana cao cấp (độ mịn 4.500 - 7.000). Loại cana này chứa ít thành phần làm mòn cơ học, hạn chế ăn mòn bề mặt sơn và an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm cana cao cấp có khả năng tạo độ bóng cao, chống thấm nước và hạn chế bụi bẩn bám vào phương tiện.
Ngược lại, chủ xe không nên sử dụng những loại cana có độ mịn 4.500 trở xuống. Bởi loại cana này có khả năng bào mòn cao, dễ gây hư hại bề mặt sơn xe.
Ngoài việc lựa chọn loại cana phù hợp, người dùng còn cần quan tâm một số lưu ý khác như:
Khi đánh bóng xe máy bằng cana, không nên chà quá mạnh để tránh làm mòn bề mặt lớp sơn.
Nên sử dụng thêm dung dịch đánh bóng xe máy với cana để gia tăng tính hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện nên chọn nơi khô thoáng, nhiều nắng để giúp cana nhanh bốc hơi và mau khô hơn.
Thường xuyên bảo dưỡng xe định kỳ để loại bỏ các vết trầy xước.
Mặc dù cana có khả năng loại bỏ các trầy xước tốt nhưng đánh bóng xe máy tại nhà chỉ phù hợp cho những vết xước nhỏ. Chủ xe có thể tự đánh bóng xe tại nhà từ 2 - 3 lần/năm và sau đó cần mang xe đi bảo dưỡng để đảm bảo lớp sơn luôn được bền đẹp.
4 tính năng 'hay' nhưng ít ai hay trên xe máy Bên cạnh những trang bị thường xuyên sử dụng như tay ga, phanh, còi... trên xe máy cũng còn một số tính năng khác dù rất hữu dụng nhưng lại ít được người dùng biết đến. Trên nhiều dòng xe máy tại Việt Nam, bên cạnh những trang bị cơ bản, bắt buộc phải có để xe có thể vận hành, các hãng...