IBM Việt Nam bổ nhiệm tân Tổng giám đốc, sẽ đẩy mạnh mảng AI và Blockchain
Ông Tan Jee Toon, người từng đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc của IBM Việt Nam trong giai đoạn 2013-2015 vừa quay trở lại đảm nhận vị trí này thay ông Eric CW Yeo.
Ông Tan Jee Toon – Tân Tổng giám đốc IBM Việt Nam
Trong thời gian tới, dưới sự dẫn dắt của “thuyền trưởng” Tan Jee Toon, IBM Việt Nam sẽ đẩy mạnh cung cấp dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển trong nền kinh tế số với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, Blockchain và các giải pháp an ninh, bảo mật.
Ngoài ra, ông Tan Jee Toon sẽ tiếp tục củng cố và xây dựng quan hệ hợp tác giữa IBM với các cơ quan chính phủ, các khách hàng và cộng đồng tại Việt Nam.
Trước khi quay trở lại Việt Nam đảm nhận vị trí CEO, ông Tan Jee Toon là Giám đốc Nhóm Điện toán Đám mây và các Giải pháp Phần mềm của IBM khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trụ sở tại Singapore.
Video đang HOT
Ông Tan Jee Toon có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT và đã từng nắm giữ nhiều vị trí lãnh đạo khác nhau tại IBM.
Ông có đóng góp rất lớn trong việc triển khai tích hợp các giải pháp và sản phẩm của IBM, đặc biệt trong các sáng kiến mang tính chiến lược của tập đoàn, như điện toán đám mây, điện toán biết nhận thức, dữ liệu lớn và các giải pháp phân tích dữ liệu.
Ông cũng là người ủng hộ và hỗ trợ tích cực cho quá trình đổi mới sáng tạo kỹ thuật số của các khách hàng IBM toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
IBM được thành lập ở New York ngày 15 tháng 6 năm 1911 với tên gọi Computing – Tabulating – Recording Co. (C-T-R), là sự tổng hợp của The Computing Scale Co. của Hoa Kỳ, The Tabulating Machine Co., và The International Time Recording Co. của New York. Năm 1924, C-T-R đổi tên thành International Business Machines.
theo baomoi
Hãng vận tải lớn nhất Singapore hợp tác IBM trong việc phát triển Blockchain cho các thủ tục giấy tờ quan trọng
Hai công ty sẽ hợp tác trong việc thiết kế và tạo ra một vận đơn điện tử (e-BL) trên một blockchain. Vận đơn không chỉ là bằng chứng về quyền sở hữu hàng hóa, nhận lô hàng và hợp đồng vận chuyển mà vận đơn còn là thứ để ngân hàng và các tổ chức tài chính khác dựa vào trong việc cung cấp tài chính thương mại.
Hãng công nghệ khổng lồ IBM đang hợp tác với một trong những hãng vận chuyển lớn nhất của Singapore, Pacific International Lines (PIL), trong việc số hoá một trong những tài liệu quan trọng nhất trong vận chuyển - Hóa đơn vận chuyển (Vận đơn).
Hai công ty sẽ hợp tác trong việc thiết kế và tạo ra một vận đơn điện tử (e-BL), vận đơn sẽ tồn tại trên một blockchain. Trong thương mại quốc tế, vận đơn không chỉ là bằng chứng về quyền sở hữu hàng hóa, nhận lô hàng và hợp đồng vận chuyển mà vận đơn còn là thứ để ngân hàng và các tổ chức tài chính khác dựa vào trong việc cung cấp tài chính thương mại.
Blockchain để giải cứu
Nhưng vì vận đơn được xử lý bởi nhiều bên, có nguy cơ mất mát và gian lận. Ngoài ra, nó phải được gửi đến các bên khác nhau và điều này dẫn đến các chi phí không cần thiết đang phát sinh. Với e-BL sẽ nằm trên sổ cái blockchain được phát triển bởi IBM, người ta hy vọng rằng gian lận và chi phí xử lý không cần thiết sẽ bị loại bỏ.
"Theo truyền thống, luồng thông tin chủ yếu được xử lý thông qua các quy trình thủ công và chuỗi cung ứng bị chậm lại khi có nhiều điểm giao tiếp trong khuôn khổ của nó", Giám đốc điều hành của PIL, Lisa Teo, cho biết trong một tuyên bố. "Việc sử dụng công nghệ blockchain để cho phép trao đổi trực tiếp các tài liệu và thông tin thông qua mạng phi tập trung để tăng tính minh bạch, loại bỏ các tranh chấp và rủi ro không cần thiết sẽ là chìa khóa cho ngành công nghiệp này tiến bộ."
Sự hợp tác giữa IBM và PIL được hỗ trợ bởi Hải quan Singapore, Hiệp hội Vận chuyển Singapore, Cơ quan Hàng hải và Cảng Singapore, Ngân hàng Trung Quốc (Singapore) và Cơ quan Phát triển Truyền thông Infocomm.
Tốt cho thế giới
Sáng kiến e-BL đã kéo dài hơn một năm kể từ khi PIL cùng với Cơ quan quản lý Cảng Singapore ký một Biên bản ghi nhớ với IBM nhằm cùng nhau làm việc trên bàng chứng khái niệm (PoC) giải pháp blockchain nhằm nâng cao hiệu quả và bảo mật của mạng lưới chuỗi cung ứng ở quốc gia Đông Nam Á. Vào thời điểm đó, CEO của Cơ quan Cảng vụ Singapore, Tan Chong Mong, chỉ ra rằng công nghệ blockchain có thể thúc đẩy việc mở rộng thương mại toàn cầu:
"Blockchain có tiềm năng làm giảm sự thiếu hiệu quả và thiếu sót trong chuỗi cung ứng, thúc đẩy nhiều giao dịch hiệu quả chi phí hơn và tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng liên tục trong thương mại thế giới."
Đây không phải là sản phẩm vận chuyển đầu tiên mà IBM đang hợp tác bằng việc sử dụng công nghệ blockchain để tăng cường hoạt động trong chuỗi cung ứng. Đầu năm ngoái, IBM đã hợp tác với hãng vận tải container lớn nhất thế giới Maersk Line, trong việc sử dụng triển khai khung khổ blockchain được biết là HyperLedger Fabric trong các hoạt động trải dài trên mạng lưới các cảng, hãng vận tải biển và giao nhận hàng hóa.
theo CCN
Chiếc máy tính siêu nhỏ, nhỏ hơn cả hạt muối IBM vừa tiết lộ chiếc máy tính có kích thước nhỏ hơn cả một hạt muối mỏ (hạt muối chưa qua chế biến), song nó vẫn sẵn sàng cho blockchain. Mashable cho biết, chiếc máy tính tí hon này đi kèm chip x86 từ năm 1990 với số lượng bóng bán dẫn của nó chỉ nằm trong khoảng vài trăm nghìn. Đó là...