IBM hướng Watson AI vào việc giải quyết các thách thức toàn cầu
Chương trình Science for Social Good sẽ sử dụng công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI), nền tảng đám mây và khoa học nâng cao để giải quyết những thách thức có tính toàn cầu, theo Engadget.
IBM Watson lại được thử nghiệm vào những nhiệm vụ khoa học mới. ẢNH: AFP
Sau khi thể hiện những vai trò trong khả năng nghiên cứu khoa học, như hỗ trợ chương trình điều trị ung thư, cứu mạng một bệnh nhân bạch cầu 60 tuổi ở Tokyo… phần mềm Watson AI của IBM tiếp tục được mở rộng sang lĩnh vực mới có tính toàn cầu hơn.
Theo công bố từ IBM, công ty vừa khởi động Science for Social Good (SSG), một chương trình mới kết hợp AI, nền tảng đám mây và khoa học nâng cao có trong Watson với các nghiên cứu sinh tiến sĩ nhằm giải quyết những thách thức lớn nhất của thế giới.
Video đang HOT
Các dự án mà SSG hướng đến hiện nay bao gồm tìm và dự đoán sự phát triển của các bệnh truyền nhiễm; thực hiện cuộc khảo sát mang tính thực tiễn tốt nhất để giải quyết vấn đề thực phẩm khẩn cấp; dự án bảo tồn năng lượng toàn cầu; và nền tảng giúp khám phá khoa học. Sáng kiến này hứa hẹn giúp giải quyết một số thách thức lớn của thế giới.
Mashable cho biết, chương trình mới của IBM như là một bước đi tiếp theo của dự án thí điểm đầu tiên mà công ty thực hiện vào năm 2016 liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, khủng hoảng nhân đạo và phát triển toàn cầu.
Với rất nhiều mối quan tâm về tác động của AI đối với lao động hay thảm họa máy tính gây ra cho con người… rõ ràng SSG là một tín hiệu mừng để thúc đẩy các vấn đề lợi ích xã hội.
Kiến Văn
Theo Thanhnien
IBM vượt qua Microsoft về khả năng nhận dạng giọng nói thông minh
Vào tháng 9.2016, Microsoft tuyên bố hệ thống nhận dạng giọng nói của hãng đạt tỷ lệ lỗi nhận dạng (WER) ở mức 6,3%, thấp hơn so với 6,9% của IBM. Nhưng điều này đã thay đổi theo kết quả mới nhất.
Nhận dạng giọng nói đang là cuộc chiến nảy lửa giữa các hệ thống của Microsoft và IBM. ẢNH: AFP
Theo Neowin, IBM hiện đã đáp trả với tỷ lệ WER chỉ đạt 5,5%, con số được mô tả là gần như ngang bằng với con người.
"Đạt sức mạnh ngang bằng với con người (tỷ lệ nhận dạng lỗi ngang tầm với cuộc nói chuyện giữa hai người) từ lâu là mục tiêu cuối cùng của ngành công nghiệp. Chúng tôi đã đạt được kết quả tốt hơn với con số tỷ lệ lỗi thấp nhất so với những gì mà các công ty đạt được, chỉ ở mức 5,5%", IBM cho biết trong một tuyên bố.
IBM nói rằng, để đạt được tỷ lệ WER ở mức 5,5%, công ty đã sử dụng công nghệ Long short-term memory (LSTM), mô hình cải tiến từ RNN thuộc họ Deep Learning chứa nhiều ưu điểm trong khả năng nhận diện đa ngôn ngữ. Kết hợp với LSTM còn có mô hình ngôn ngữ WaveNet với ba mô hình âm thanh mạnh mẽ. Điều này giúp cho khả năng nhận dạng giọng nói cải thiện so với các mô hình trước đây.
Mặc dù hiện đang giữ kỷ lục về tỷ lệ WER thấp nhất trong ngành công nghiệp nhận dạng giọng nói, nhưng IBM nói rằng công ty có kế hoạch tiếp tục cải thiện để tạo ra sự cân bằng với con người ở mức cao nhất.
Được biết, khả năng nhận dạng giọng nói của hệ thống IBM được tạo ra từ nền tảng mà hãng đã xây dựng sau hàng chục năm nghiên cứu. IBM khẳng định công ty sẽ hoàn thiện hệ thống theo hướng phù hợp với sự phức tạp của cách hấp thụ âm thanh từ tai người, giọng nói và sự tương tác với não bộ.
Kiến Văn
Theo Thanhnien
IBM muốn bán một máy tính lượng tử trong vài năm tới Một tin vui đối với các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực như y học, thống kê, khí hậu học... đó là IBM vừa cho biết hãng có kế hoạch bán một máy tính lượng tử trong vài năm tới. Bên trong máy tính lượng tử IBM Q khi được tháo vỏ bảo vệ. ẢNH: IBM Theo Neowin, máy tính lượng tử có...