IAEA ủng hộ xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ngày 13/4 bày tỏ ủng hộ quyết định của Nhật Bản về việc xả nước thải đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển, đồng thời khẳng định sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình giám sát việc xả thải này.
Các bể nước thải có chứa phóng xạ đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, Nhật Bản, ngày 13/2/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo IAEA, việc xả nước thải của Nhật Bản là phù hợp với thông lệ quốc tế và khả thi về mặt kỹ thuật. Trong một thông cáo báo chí, Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi nhấn mạnh: “Tôi tin tưởng rằng chính phủ (Nhật Bản) sẽ tiếp tục tương tác với tất cả các bên một cách minh bạch và cởi mở trong quá trình thực hiện quyết định hôm nay”.
Bên cạnh đó, IAEA khẳng định sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật để giám sát thực hiện kế hoạch một cách an toàn và minh bạch. Theo IAEA, xả nước thải ra biển một cách có kiểm soát là phương pháp được các nhà vận hành nhà máy điện hạt nhân trên khắp thế giới sử dụng thường xuyên theo quy định cụ thể dựa trên đánh giá an toàn và tác động môi trường.
Tuyên bố của IAEA được đưa ra cùng ngày Chính phủ Nhật Bản quyết định cho phép xả nước thải có chứa phóng xạ đã qua xử lý băng công nghê tiên tiên từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển. Quyết định này được đưa ra sau hơn một thập kỷ kể từ khi xảy ra các sự cố liên tiếp ở nha may nay do thảm họa động đất và sóng thần hôi tháng 3/2011.
Video đang HOT
Phát biểu tại cuộc họp với các thành viên nội các, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide nhấn mạnh việc xả nước thải đã qua xử lý là một vấn đề tất yếu trong quá trình phá dỡ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, đồng thời cam kết nỗ lực hết sức để đảm bảo nước thải này ở mức an toàn. Theo Thủ tướng Suga, kế hoạch sẽ có sự tham gia của IAEA và các bên thứ ba để đảm bảo việc thực hiện được tiến hành một cách minh bạch.
Sau thảm họa năm 2011, nước được bơm vào các lò phản ứng đã bị hư hại tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 để làm mát các thanh nhiên liệu. Cùng với nước mưa và nước ngầm bị nhiễm xạ, nước thải sau quá trình làm mát ở các lò phản ứng được xử lý bằng Hệ thống Xử lý chất lỏng tiên tiến (ALPS). ALPS giúp loại bỏ phần lớn các chất phóng xạ, trong đó có strontium và cesium, nhưng không thể loại bỏ tritium. Tại thời điểm hiện nay, có hơn 1,25 triệu tấn nước thải đã qua xử lý nhưng vẫn còn chứa phóng xạ đang được lưu trữ trong các bể chứa tại nhà máy.
Theo kế hoạch, nước thải có chứa phóng xạ đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 sẽ được pha loãng để giảm nồng độ phóng xạ xuống còn 1.500 becquerel/lít, tương đương 1/40 nồng độ cho phép theo tiêu chuẩn an toàn của Nhật Bản và 1/7 tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đối với nước uống, trước khi được xả ra biển. Việc xả nước thải ra biển sẽ được thực hiện trong khoảng 2 năm.
Trung Quốc nói Nhật vô trách nhiệm
Trung Quốc cho rằng kế hoạch của Nhật xả hơn một triệu tấn nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra đại dương là "cực kỳ vô trách nhiệm".
"Cách tiếp cận này cực kỳ vô trách nhiệm, sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và an toàn cộng đồng quốc tế cũng như lợi ích quan trọng của người dân các nước láng giềng", Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay cho biết trong một thông cáo trên trang web.
Tuyên bố được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga thông báo nước này đã phê duyệt kế hoạch xả 1,25 triệu tấn nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima vào ra đại dương. Lượng nước này đã tích tụ tại khu vực nhà máy từ sau sự cố do thảm họa động đất, sóng thần năm 2011, gồm nước của hệ thống làm mát nhà máy, nước mưa và nước ngầm.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima và các bể chứa nước đã qua xử lý nhìn từ trên cao hôm 14/2. Ảnh: AFP .
Chính phủ Nhật lập luận kế hoạch này an toàn bởi nước đã được xử lý để loại bỏ tất cả yếu tố phóng xạ và sẽ được pha loãng. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế ủng hộ kế hoạch, cho rằng nó tương tự quá trình xử lý nước thải của các nhà máy hạt nhân khác trên thế giới.
Trung Quốc cho rằng đại dương là "tài sản chung của nhân loại" và việc xử lý nước thải hạt nhân "không chỉ là vấn đề trong nước của Nhật Bản". "Trung Quốc sẽ tiếp tục cùng cộng đồng quốc tế theo dõi chặt chẽ các diễn biến và có quyền đưa ra các phản ứng tiếp theo", Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu thêm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trước đó kêu gọi Nhật Bản "hành động có trách nhiệm" về việc xả nước vào đại dương.
"Để bảo vệ lợi ích cộng đồng quốc tế, cũng như an toàn và sức khỏe của người dân Trung Quốc, Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại nghiêm trọng với phía Nhật Bản thông qua kênh ngoại giao", ông Triệu nói ngày 12/4.
Việc xả nước từ nhà máy hạt nhân Fukushima chưa thể bắt đầu trong ít nhất hai năm tới, nhưng khiến nhiều cộng đồng ngư dân địa phương bất bình, vì họ đã mất nhiều năm để khôi phục niềm tin của khách hàng vào hải sản được đánh bắt trong khu vực này.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Chung Eui-yong cũng bày tỏ "lấy làm tiếc về quyết định có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới an toàn của người dân và môi trường trong tương lai". Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Nhật Bản đã "minh bạch về quyết định và dường như đã áp dụng cách tiếp cận phù hợp với tiêu chuẩn an toàn hạt nhân được chấp nhận trên toàn cầu".
Tiếp tục tạm ngừng hoạt động nhà máy điện hạt nhân Tokai số 2 Một tòa án tại Nhật Bản ngày 18/3 đã ra lệnh tiếp tục tạm ngừng hoạt động nhà máy điện hạt nhân Tokai số 2 trong bối cảnh tiếp tục có quan ngại về an toàn sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 cách đây 10 năm. Lò phản ứng số 4 (trái) và các bể chứa nước nhiễm...