IAEA thông qua nghị quyết khiển trách Iran
Cơ quan hạt nhân của Liên Hợp Quốc đã khiển trách Iran vì không chịu tạm dừng các hoạt động hạt nhân.
Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế ( IAEA) bày tỏ &’lo ngại sâu sắc’ về việc Iran từ chối dừng các hoạt động làm giàu uranium. Tehran luôn khẳng định rằng chương trình hạt nhân của họ là nhằm mục đích hòa bình, nhưng Mỹ, Israel và các quốc gia khác lo ngại Iran đang phát triển vũ khí hạt nhân.
Trong cuộc họp ngày hôm qua, 31 trong tổng số 35 quốc gia thành viên trong Ban lãnh đạo của IAEA đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết lên án việc Iran từ chối ngừng các hoạt động làm giàu uranium, trong khi, Cuba bỏ phiếu phản đối và 3 quốc gia còn lại là Ai Cập, Ecuador và Tunisia bỏ phiếu trắng.
“Iran đã không thực hiện nghiêm túc theo những điều kiện được đưa ra trong các cuộc đàm phát nhằm khôi phục sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế về chương trình hạt nhân của nước này”, IAEA cho biết vào ngày hôm qua (13/9).
Ảnh vệ tinh về một cơ sở hạt nhân của Iran
Các quốc gia thành viên bỏ phiếu phản đối hay bỏ phiếu trắng đều thuộc Phong trào không liên kết do Iran làm chủ tịch luân phiên hiện tại. Cho đến nay, tổng cộng 6 nghị quyết chống lại đã được Hội đồng bảo an LHQ thông qua, trong đó, có 4 nghị quyến cấm vận.
Nghị quyết của IAEA được đưa ra bởi Trung Quốc, Mỹ, Nga, Đức, Pháp và Anh. Động thái này thể hiện sự thống nhất giữa 6 cường quốc trên thế giới hiện nay. Ngoài ra, nó cũng tăng sức ép lên Iran trong thời điểm Israel úp mở về một khả năng tấn công quân sự đối với Tehran.
Mỹ và châu Âu cũng áp dụng thêm một số lệnh trừng phạt đơn phương nhằm vào ngành xuất khẩu dầu mỏ có vai trò sống còn đối với Iran. Tuần trước, các Ngoại trưởng của châu Âu cho biết họ đang xem xét tăng thêm các biện pháp trừng phạt.
Theo 24h
IAEA quan ngại nghiêm trọng về hạt nhân Triều Tiên
Cơ sở hạt nhân Yongbyon. (Ảnh: AP)
Theo hãng tin AFP, cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) ngày 30/8 ra báo cáo khẳng định chương trình hạt nhân của Triều Tiên là vấn đề gây "quan ngại nghiêm trọng," đề cập cụ thể đến hai cơ sở mà Bình Nhưỡng không cho IAEA đến thăm.
Báo cáo nhấn mạnh các tuyên bố của Triều Tiên về những hoạt động làm giàu urani và xây dựng một lò phản ứng nước nhẹ "tiếp tục gây lo ngại sâu sắc." Theo báo cáo, trong những tháng gần đây, Bình Nhưỡng đã đạt tiến bộ đáng kể trong quá trình xây dựng lò phản ứng này.
Tài liệu kêu gọi Triều Tiên nối lại hợp tác với IAEA, khẳng định cơ quan này tiếp tục sẵn sàng đóng một vai trò thiết yếu trong việc kiểm chứng chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Trong một báo cáo của Chính phủ Hàn Quốc trình bày tại cuộc họp với các nghị sỹ Đảng Saenuri cầm quyền ngày 17/8 nhận định Triều Tiên có thể tiến hành một vụ thử hạt nhân hoặc tên lửa trong tương lai gần. Một quan chức cấp cao của Đảng Saenuri nói: "Bộ Quốc phòng tuyên bố quốc gia này sắp tiến hành các thử nghiệm."
Hôm 22/8, Tạp chí quốc phòng Janes cho biết Triều Tiên đã lắp mái vòm lên một lò phản ứng nước nhẹ mà nước này đang xây dựng, bước đi quan trọng tiến tới hoàn thành một nhà máy có thể được sử dụng để hỗ trợ chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng./.
Theo VNN
Iran mời IAEA thăm cơ sở hạt nhân của nước này Theo Tân Hoa xã, đại diện của Iran tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Ali-Asghar Soltanieh cho biết Tehran đã mời các thanh sát viên IAEA thăm các cơ sở hạt nhân của nước này. Toàn cảnh nhà máy điện hạt nhân Busher của Iran. (Nguồn: AFP/TTXVN) Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn dành cho Press TV...