IAEA tăng cường chương trình an ninh hạt nhân
Ngày 2/11, tại diễn đàn Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 66, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế ( IAEA), Yukiya Amano, khẳng định bài học nóng hổi từ thảm họa hạt nhân mới nhất tại Fukushima (Nhật Bản) là các nước luôn phải đặt an ninh hạt nhân là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mỗi nước và thế giới.
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Yukiya Amano. (Nguồn: Getty)
Mới đây, 151 nước thành viên IAEA đã thông qua Kế hoạch hành động về an toàn hạt nhân, theo đó yêu cầu các nước có chương trình năng lượng hạt nhân phải thực hiện “các thử thách căng thẳng” của các nhà máy điện hạt nhân để đảm bảo phản ứng hiệu quả trước các tình trạng khẩn cấp quốc gia và quốc tế về hạt nhân. IAEA đã tăng cường mạnh mẽ chương trình an ninh hạt nhân để giúp các nước bảo vệ an toàn các tiện nghi hạt nhân và nguyên liệu phóng xạ trong mọi tình huống.
Video đang HOT
Ông Amano nhấn mạnh số lò phản ứng hạt nhân trên thế giới sẽ tiếp tục tăng nhanh trong các thập kỷ tới bất chấp thảm hoạ hạt nhân mới đây ở Nhật Bản. Nhiều nước đang nỗ lực phát triển năng lượng hạt nhân trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nguồn nhiên liệu hóa thạch dần cạn kiệt và an ninh năng lượng. Tuy nhiên, ông cảnh báo mặc dù các ứng dụng hạt nhân ngày càng được mở rộng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, y tế…thì tiến triển nhằm đưa Nghị định thư Bổ sung Công ước bảo vệ nguồn vật liệu hạt nhân vẫn rất chậm chạp mặc dù đã qua 6 năm kể từ khi được thông qua.
Nghị định Bổ sung này nhằm giảm mạnh các nguy cơ vật liệu hạt nhân rơi vào tay các phần tử khủng bố. Các nguồn tài chính mới trong chương trình hợp tác công nghệ đã tăng từ 112,2 triệu USD năm 2009 lên 127,7 triệu USD năm 2010. An toàn hạt nhân trở thành nhu cầu quan trọng nhất đối với các ứng dụng hạt nhân trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp và lương thực…
Tổng Giám đốc IAEA lưu ý rằng 112 nước trong tổng số 151 thành viên IAEA đã đưa các nghị định thư bổ sung vào các hiệp định bảo vệ đã có hiệu lực được ký với IAEA. 113 nước cũng đã tham gia Chương trình dữ kiện buôn bán bất hợp pháp các vật liệu hạt nhân và phóng xạ. 172 sự kiện liên quan đến buôn bán bất hợp pháp nguyên liệu hạt nhân đã được phát hiện và đưa vào chương trình dữ kiện này.
IAEA cũng góp phần thúc đẩy tích cực quá trình thiết lập các khu vực không có vũ khí hạt nhân ở châu Phi, Nam Thái Bình Dương, Trung Á, Đông Nam Á, Trung Đông, Mỹ Latinh và Caribe./.
Theo TTXVN
IAEA: Syria đã bí mật phát triển vũ khí hạt nhân
Syria đã nhận được sự giúp đỡ của nhà khoa học Pakistan Abdul Qadeer Khan bí mật phát triển chương trình vũ khí hạt nhân của mình - IAEA cho biết.
Tuyên bố trên được các nhà điều tra của Liên Hợp Quốc cho công bố hôm 1/11 sau khi họ tìm thấy một nhà máy làm giàu uranium tại Hasakah, đông bắc Syria có mẫu thiết kế tương tự mẫu thiết kế cơ sở làm giầu uranium mà ông Khan thiết kế cho Libya trong những năm 1990 mà đã không được xây dựng.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad và một hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy cơ sở hạt nhân ở Hasakah
Ngoài ra, các quan chức IAEA còn tìm thấy bằng chứng cho thấy các quan chức Syria đã đề nghị ông Khan hợp tác.
Theo AP, kết luận trên đã củng cố nghi ngờ bấy lâu nay của các IAEA về mối liên hệ giữa các nhà khoa học Iran với nhà khoa học Abdul Qadeer Khan, người được mệnh danh là cha đẻ bom hạt nhân của Pakistan và được cho là người đã cung cấp nhiều bản thiết kế và công nghệ hạt nhân cho Iran, Bắc Triều Tiên và Libya trên thị trường chợ đen.
Trong khi đó, Bashar al-Assad, Tổng thống Syria, đã bác bỏ mọi mối liên hệ với nhà khoa học của Pakistan. Tổng thống Syria nhấn mạnh rằng, lần duy nhất ông có liên hệ với nhà khoa học này là vào năm 2001 khi ông Khan gửi thư đề nghị giúp Syria chế tạo một quả bom nguyên tử, nhưng ông Assad đã từ chối.
Syria đã từ bỏ chương trình hạt nhân của mình vào năm 2007 khi máy bay của Israel ném bom trúng một lò phản ứng hạt nhân đang sắp được hoàn tất tại sa mạc hoang vắng thuộc hẻm núi phía đông của sông Euphrates. Theo tình báo Mỹ, lò phản ứng hạt nhân này bị tình nghi được xây dựng nhờ sự hỗ trợ của các nhà khoa học Triều Tiên bởi họ cho rằng nó có thiết kế như một bản sao của cơ sở plutonium tại Yongbyon.
Tuy nhiên, các chuyên gia quốc tế tin rằng Syria vẫn tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân của mình và cho rằng cha đẻ hạt nhân Pakistan từ lâu đã có mối liên hệ chặt chẽ không chỉ với Syria mà cả Algeria và Ả Rập Saudi.
Ngoài ra, còn có các suy đoán cho rằng, Syria có thể còn có 2 lò phản ứng khác vẫn chưa bị phát hiện, và song song với quá trình xây dựng nhà máy sản xuất plutonium, Syria cũng đang xây dựng các nhà máy làm giàu uranium.
Việc phát hiện ra lò phản ứng thứ 2 của Syria tại Hasakah sẽ khiến giới chức phương Tây cảm thấy nhiều lo ngại và hoài nghi về chương trình hạt nhân của Syria trong bối cảnh Syria từ chối cho phép các tranh tra IAEA tới khu vực bị tình nghi thanh sát.
Theo Giáo Dục VN
IAEA quan ngại vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Iran Theo AFP, trong báo cáo thường niên trình lên Liên hợp quốc, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Yukio Amano ngày 1/11 đã nêu lên những quan ngại mới về những tham vọng hạt nhân của Iran và Triều Tiên. Tổng Giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Yukio Amano. (Nguồn: AFP/TTXVN) Phát...