IAEA: Iran từ chối cho tiếp cận 2 địa điểm liên quan hạt nhân
Trong báo cáo ngày 3/3, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết Iran đã từ chối cho tiếp cận 2 địa điểm mà cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc này muốn tới thăm hồi cuối tháng 1 vừa qua.
Bên trong một cơ sở hạt nhân của Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Báo cáo nêu rõ các địa điểm trên là 2 trong số 3 địa điểm IAEA nhận định “có những điểm hoài nghi liên quan vật liệu hạt nhân và các hoạt động hạt nhân không được công bố”.
Tuy nhiên, theo một nguồn tin ngoại giao, những hoài nghi của IAEA được cho là liên quan đến những hoạt động hạt nhân trong quá khứ của Iran và không liên quan việc Tehran tuân thủ thỏa thuận Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) ký với nhóm P5 1 (Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) vào năm 2015.
Cùng ngày, Điện Elysee cho biết Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi Iran “hợp tác ngay lập tức và đầy đủ với IAEA”.
Tuyên bố trên được Tổng thống Macron đưa ra sau cuộc gặp với Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi và sau khi IAEA công bố báo cáo nêu trên.
Video đang HOT
Iran đã bắt đầu thu hẹp các cam kết của nước này trong thỏa thuận JCPOA một năm sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt để buộc Tehran đàm phán lại về thỏa thuận này. Theo IAEA, tính đến ngày 3/3, Iran dự trữ 1.510 kg urani đã làm giàu, cao gấp 5 lần so với giới hạn 300 kg đề ra trong thoả thuận này.
Theo Minh Tâm (TTXVN)
Israel từng đột nhập cơ sở hạt nhân bí mật của Iran, phát hiện tài liệu mật chứa điều bất ngờ
Cuộc đột nhập bất ngờ của các đặc nhiệm Israel vào một cơ sở hạt nhân bí mật của Iran đã giúp thu thập được bằng chứng về việc Tehran "nhúng tay" vào chế tạo bom nguyên tử cách đây gần 2 thập kỷ, báo cáo của Israel cho hay.
Một cuộc đột nhập vào cơ sở hạt nhân bí mật của Iran năm 2018 đã có những phát hiện bất ngờ
Tờ Daily Mail hôm 18/1 đưa tin, các tài liệu bằng chứng này được ghi lại vào thời điểm mà chính quyền Tehran tuyên bố việc nghiên cứu hạt nhân là để phục vụ các mục đích hòa bình.
Theo tờ Tạp chí phố Wall (WSJ), tháng 1/2018, nhóm đặc nhiệm của Israel bí mật đột nhập vào một cơ sở hạt nhân ở thủ đô Tehran của Iran khi biết chắc chắn thời điểm nơi này không có lính gác. Để tránh gây chú ý khiến cơ sở hạt nhân bị lộ, Iran không cử quá nhiều lực lượng bảo vệ canh giữ 24/24 mà trông cậy nhiều hơn vào hệ thống báo động, thứ đã bị đặc nhiệm Israel vô hiệu hóa.
Các tài liệu được phát hiện trong cuộc đột nhập là một phần trong hồ sơ được biên soạn bởi FOII, một nhóm gồm các chuyên gia chính sách nước ngoài, bao gồm nhiều cựu tổng thống và thủ tướng. Theo Daily Mail, số tài liệu dự kiến được chính thức công bố vào tuần tới.
Một bản ghi, đánh dấu ngày 28/11/2002, được cho là của một "quan chức cấp cao Iran yêu cầu các thông số của một đầu đạn được trang bị cho tên lửa".
Tờ Daily Mail còn cho biết, một chú thích viết tay ở lề của bản ghi, được cho là của Mohsen Fakhrizadeh, người đứng đầu lực lượng khoa học hạt nhân Iran, ghi rõ: "Nhân danh thượng đế! Ngay bây giờ đang trong tiến trình thực hiện. Hãy nhớ lưu trữ tập lệnh gốc của tài liệu. Ký tên: Fakhrizadeh".
Theo FOII, điều này chứng tỏ bên trong dự án hạt nhân của Iran luôn có chỗ cho mục đích phát triển vũ khí hạt nhân, bất chấp Tehran tuyên bố dự án hạt nhân của mình không đi quá giới hạn.
Số tài liệu cùng với những bằng chứng khác được thu giữ trong cuộc đột nhập còn cho thấy Abbas Araghchi, thứ trưởng Ngoại giao Iran, đã không nói hết với Tổng thống Mỹ Barack Obama năm 2015 khi thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết.
Cả hai bên vẫn luôn cho rằng họ đã có những cách hiểu khác nhau về thỏa thuận cuối cùng.
Ngay trước khi thỏa thuận được ký kết, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết "không tìm thấy dấu hiệu đáng tin cậy nào về sự chuyển hướng của chất liệu hạt nhân liên quan đến khía cạnh quân sự và chương trình hạt nhân của Iran.
Nhưng sau khi thỏa thuận kết thúc, ông Araghchi đã đưa ra tuyên bố trên truyền hình nhà nước Iran rằng thỏa thuận hạt nhân 2015 với các cường quốc thế giới không bao gồm hạn chế về khả năng của vũ khí và sức mạnh tên lửa của Iran.
"Chúng tôi đã thảo luận với họ (nhóm P5 1, gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức) trong các cuộc đàm phán rằng Tehran sẽ cung cấp vũ khí cho bất cứ ai và ở bất cứ đâu cần thiết cũng như sẽ nhập khẩu vũ khí ở nơi nào chúng tôi muốn", ông Araghchi nói trong quá khứ.
Năm 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 2018. Ông Trump luôn khẳng định thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 là một thỏa thuận tồi tệ, không giải quyết được chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.
Theo danviet
Iran tăng sốc lượng uranium làm giàu mỗi ngày Hôm 4-11, Iran thông báo nước này đã tăng lượng uranium làm giàu lên 5 kg/ngày, tức gấp 10 lần so với cách đây 2 tháng. Phát biểu tại cơ sở hạt nhân Natanz, Giám đốc Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran Ali Akbar Salehi cho biết Tehran cũng phát triển hai máy ly tâm tiên tiến mới, một trong số đó...