I-ran thúc đẩy hợp tác với I-rắc
Trong bối cảnh bị Mỹ siết chặt các lệnh trừng phạt, I-ran tiếp tục tìm kiếm cơ hội hợp tác với nước láng giềng I-rắc. Hai bên đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông, nông nghiệp, công nghiệp và y tế.
Đoàn quân sự cấp cao hai nước I-ran và I-rắc thảo luận về hợp tác song phương. Ảnh Iran PRESS
Kể từ sau khi Mỹ gia tăng các biện pháp trừng phạt chống Tê-hê-ran, I-ran đối mặt nhiều khó khăn kinh tế, đặc biệt trong các lĩnh vực trọng yếu, như dầu mỏ, ngân hàng và giao thông. Tổng thống I-ran H.Ru-ha-ni từng tuyên bố, nước này đang trong tình trạng kinh tế khó khăn nhất 40 năm qua. ể giảm nhẹ những tác động từ các lệnh trừng phạt, quốc gia Hồi giáo đã thực hiện những chính sách nhằm thúc đẩy quan hệ với nước láng giềng I-rắc.
ứng trước nhiều cơ hội hợp tác, khi quốc gia láng giềng đang trong thời kỳ tái thiết đất nước sau cuộc chiến chống tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS), I-ran đã ký với I-rắc hàng loạt thỏa thuận trong nhiều lĩnh vực. I-ran bày tỏ sẵn sàng tăng cường quan hệ an ninh với I-rắc, đặc biệt trong cuộc chiến chống khủng bố. Quốc gia này cũng mong muốn hỗ trợ I-rắc trong quá trình tái thiết, sau khi đẩy lui chủ nghĩa khủng bố ra khỏi lãnh thổ. Tổng thống I-rắc B.Xa-li cho rằng, hai nước cần đẩy mạnh hợp tác hơn nữa, nhằm bảo đảm an ninh chung. ối phó sự trỗi dậy trở lại của chủ nghĩa khủng bố ở khu vực, các nhà lãnh đạo I-ran và I-rắc đã thảo luận nhiều vấn đề liên quan giới tuyến, vùng biển, cũng như xây dựng đường sắt và giếng dầu chung giữa hai nước. Cuộc chiến chống IS đã khiến nền kinh tế I-rắc rơi vào khó khăn. Năm 2018, nước này ước tính chi phí tái thiết trong
10 năm sẽ lên tới khoảng 88,2 tỷ USD.
I-ran hiện là nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ hai của I-rắc. Ngoài thực phẩm đóng hộp và ô-tô, I-rắc nhập khẩu 1.300 MW điện và 28 triệu m3 khí đốt mỗi ngày từ I-ran, nhằm phục vụ các nhà máy điện. ể vực dậy nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi xung đột triền miên, Quốc hội I-rắc thông qua dự thảo ngân sách cho năm 2019 trị giá 112 tỷ USD. Ngân sách năm nay của I-rắc tăng gần 45% so năm ngoái và thậm chí còn chi nhiều tiền hơn để trả lương cho người lao động trong khối nhà nước, trong đó có cả người lao động ở khu vực có phần lớn số dân là người Cuốc. Theo Quốc hội I-rắc, ngân sách này sẽ tạo ra tổng thu nhập khoảng 89 tỷ USD dựa trên mức giá dầu mỏ trung bình ở I-rắc là 56 USD/thùng dầu và mức xuất khẩu dầu thô 3,88 triệu thùng dầu/ngày. Nền kinh tế I-rắc phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu dầu thô, chiếm hơn 90% tổng thu nhập.
Video đang HOT
Việc thúc đẩy quan hệ với I-rắc giúp I-ran có thêm cơ hội để tìm cách “né” các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Các nhà lãnh đạo I-ran từng cảm ơn I-rắc đã từ chối áp đặt “các biện pháp trừng phạt bất hợp pháp” của Mỹ nhằm vào Tê-hê-ran. Hiện, I-rắc tiếp tục mua điện và khí đốt thiên nhiên từ I-ran. Hai nước cũng có kế hoạch tăng giá trị trao đổi thương mại song phương, từ mức 12 tỷ USD hiện nay lên 20 tỷ USD. ược sự khuyến khích của chính phủ, các công ty I-ran có lợi thế trong việc giúp I-rắc xây dựng lại đất nước.
Với những gắn bó về lịch sử và văn hóa, mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng sẽ đem lại lợi ích cho cả hai phía. Tăng cường hợp tác với I-ran có thể giúp giảm sự can thiệp của phương Tây vào I-rắc, trong bối cảnh Ủy ban Quốc phòng và an ninh Quốc hội I-rắc đang thúc đẩy một cuộc bỏ phiếu về khả năng chấm dứt thỏa thuận song phương cho phép các lực lượng Mỹ duy trì hiện diện ở nước này. ối với I-ran, những thỏa thuận hợp tác với I-rắc vừa giúp duy trì ảnh hưởng của Tê-hê-ran ở khu vực, vừa làm dịu sức ép từ các lệnh trừng phạt của Mỹ.
AN ANH
Theo NDĐT
Nga triển khai oanh tạc cơ Tu-22M3 tới Crimea đáp trả Mỹ
Nga cho rằng Mỹ bố trí hệ thống phóng tên lửa MK-41 ở Romania đã trở thành "thách thức nghiêm trọng" cho Nga.
Nga đã điều các máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 và hệ thống tên lửa Iskander tới bán đảo Crimea nhằm đối phó với lá chắn tên lửa Mỹ triển khai ở Romania.
Theo hãng tin RT, ông Viktor Bondarev- người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Hội đồng Liên bang Nga, cho hay việc Mỹ bố trí hệ thống phóng tên lửa MK-41 ở Romania đã trở thành "thách thức nghiêm trọng" cho Nga.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 của Nga. Ảnh: SPUTNIK
Ông nói, nhưng Nga hiện giờ đã tìm ra được cách đáp trả thỏa đá ng với việcBộ Quốc phòng Nga quyết định triển khai phi đội máy bay ném bom chiếc lược Tu-22M3 có khả năng mang tên lửa tầm xa tại căn cứ không quân ở thị trấn Gvardeysk thuộc bán đảo Crimea.
Ngoài ra, các hệ thống tên lửa tối tân của Nga gồm S-300, S-400, Buk-M2, Pantsir-1 và hai bản hoán cải của tên lửa đạn đạo chiến thuật (có khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân) Iskander cũng được bố trí trên bán đảo Crimea, ông Bondarev cho biết thêm.
Máy bay ném bom Tu-22M3 ở Crimea sẽ được hiện đại hóa và trang bị vũ khí mới trong vài năm tới. Điều này cho phép máy bay Tu-22M3 mang đầu đạn tới bất kỳ đâu ở châu Âu, hạ gục mọi cơ sở phòng thủ của kẻ thù, theo ông Bondarev - người từng là Tư lệnh Không quân Nga năm 2012-2015.
Mỹ đã triển khai lá chắn tên lửa ở Romania năm 2016 và trong cùng năm bắt đầu xây dựng một cơ sở lá chắn tên lửa khác ở Ba Lan. Washington tuyên bố nước này cần phải đối phó tên lửa đạn đạo do Iran và Triều Tiên triển khai, tuy nhiên Nga mô tả những bước đi này của Mỹ là mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh quốc gia Nga.
Moscow khẳng định bệ phóng tên lửa MK-41 ở Romania có thể được sử dụng để phóng tên lửa hành trình tầm trung Tomahawk, tên lửa bị cấm trong Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Hồi tháng 2, Mỹ thông báo đơn phương rút khỏi INF, khiến Nga cũng đưa ra quyết định tương tự đình chỉ hiệp ước song phương này. Washington nhiều lần đổ lỗi Nga vi phạm thỏa thuận vì nước này phát triển tên lửa hành trình 9M729 - bản sửa đổi từ loại dùng cho hệ thống Iskander-M.
Nga phủ nhận cáo buộc, nói các tuyên bố của Mỹ nhằm mục đích đánh lạc hướng dư luận việc Mỹ không tuân thủ hiệp ước.
Theo PLO
Nga triển khai tên lửa gần biên giới liên minh, NATO tuyên bố sẽ có "phương án ứng phó" Phát biểu trước báo giới tại Warsaw, Tổng thư ký Jens Stoltenberg cho biết, NATO đang chuẩn bị phương án ứng phó với việc Nga triển khai tên lửa di động có khả năng mang đầu đạn hạt nhân gần biên giới của liên mình. "Tôi có thể nói rằng sẽ có phương án ứng phó "được phối hợp kỹ càng" từ NATO",...