Ì ạch tiêu thụ nông sản chủ lực
Theo đánh giá của các đơn vị thu mua, kinh doanh nông sản ở TP.HCM, hiện sức tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố còn thấp.
Mới đây, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Lệ đã có chuyến khảo sát thực tế tại huyện Cần Giờ về kết quả thực hiện việc phát triển danh mục sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp.
Tháo gỡ khó khăn, kết nối tiêu thụ
Theo đó, đoàn đã khảo sát cơ sở nuôi và sản xuất sản phẩm tổ yến Yến Lộc (xã Tam Thôn Hiệp); mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên hồ tròn lót bạt; mô hình nuôi cá dứa của nông dân Văn Hữu Lạc; HTX Nông nghiệp Cần Giờ Tương Lai (xã An Thới Đông).
Một số thành viên HTX Nông nghiệp Cần Giờ Tương Lai cho biết, Cần Giờ giáp biển, diện tích vùng nước lợ rộng lớn nên việc nuôi tôm, cá dứa, yến… có nhiều thuận lợi. Khó khăn mà các HTX, hộ nuôi phải đối diện là thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất, nuôi trồng quy mô lớn. Việc xây dựng các công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ sản xuất nông nghiệp gặp nhiều vướng mắc về thủ tục.
Tương tự, các hộ nuôi yến cũng cho biết, do quy định của thành phố về xây nhà nuôi yến chưa có, nên các hộ dân phải xin phép xây nhà ở, nhưng thực tế là xây nhà cho yến vào làm tổ. Các hộ nuôi tôm vẫn chưa làm chủ, chưa an tâm nguồn con giống. Trong khi đó, đầu ra cho sản phẩm còn nhiều hạn chế, chủ yếu dựa vào sự linh hoạt tìm kiếm khách hàng của các hộ nuôi, các HTX.
Các hộ nuôi, HTX đề nghị thành phố tạo cơ chế giúp các hộ nuôi tiếp cận nguồn vốn được thuận lợi; có giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về xây dựng công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp; thúc đẩy liên kết, kết nối nhà nông với hệ thống phân phối hiện đại, chuyên nghiệp trên địa bàn TP.HCM.
Video đang HOT
Ông Trần Bảo Minh – một nông dân nuôi bò sữa ở xã Tân Hiệp, Hóc Môn. ảnh T.T.Đ
Theo UBND huyện Cần Giờ, năm 2019, Cần Giờ có 1.715 hộ thả nuôi hơn 1 tỷ con tôm giống trên diện tích hơn 5.200ha. Sản lượng thu hoạch của huyện đạt hơn 8.500 tấn/năm, tương ứng giá trị sản xuất gần 1.800 tỷ đồng/năm, chiếm 70% tỷ trọng ngành nuôi trồng và chiếm trên 43% tỷ trọng toàn ngành thủy sản của thành phố.
Trong 5 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giảm, giá tôm giảm mạnh, nên các hộ nuôi hạn chế đầu tư, hoạt động cầm chừng. Diện tích thả nuôi tôm chỉ còn 3.700ha, thu hoạch hơn 2.200 tấn.
Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ Lê Minh Dũng kiến nghị, các sở, ngành cần đánh giá, dự báo thị trường kịp thời để khuyến cáo nông dân tổ chức sản xuất phù hợp; giới thiệu, kết nối với các doanh nghiệp lớn, có thị trường ổn định, có năng lực tổ chức chuỗi liên kết sản phẩm nông nghiệp chủ lực để nông dân an tâm sản xuất…
Trước thực trạng này, bà Lệ chỉ đạo các sở ngành liên quan ghi nhận, tổng hợp các vấn đề, từ đó đề xuất UBND thành phố có những biện pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn cho nông dân, HTX, nhất là vấn đề kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực ở Cần Giờ.
Sức tiêu thụ còn thấp
Năm 2018, TP.HCM đã công bố sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố (2018 – 2020), gồm: Bò sữa, tôm, rau sạch, hoa lan, cá cảnh… Theo Hội Nông dân thành phố, các sản phẩm này đang có bước phát triển mạnh, nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp tăng bình quân từ 450 triệu đồng/ha (năm 2017) lên 800 triệu đồng/ha vào năm 2020.
Ông Nguyễn Văn Tủi – Phó Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân TP.HCM nhận định, hiện nhóm sản phẩm nông nghiệp này chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của thị trường thành phố. Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm chủ lực đang gặp những khó khăn, nhất là việc kết nối tiêu thụ.
“Các nông hộ, tổ hợp tác, HTX chỉ liên kết với nhau về kỹ thuật chứ chưa liên kết về mặt buôn bán. Việc hỗ trợ kết nối hình thành chuỗi liên kết sản xuất – phân phối các sản phẩm nông nghiệp chủ lực vẫn còn gặp nhiều khó khăn do người sản xuất chưa đảm bảo các tiêu chuẩn theo yêu cầu của nhà phân phối, quy mô sản xuất nhỏ lẻ rất khó đáp ứng nhu cầu thu mua…” – ông Tủi cho biết.
Theo ông Tsan A Sin – Phó Giám đốc Trung tâm Thương mại Bình Điền, hiện mặt hàng nông sản chủ lực của TP.HCM và chợ Bình Điền vẫn còn rất thấp so với quy mô sản xuất, nuôi trồng của thành phố, mặc dù chợ này đang hoạt động với hình thức “mở” nên nguồn hàng rất dễ tiếp cận thị trường thông qua các tiểu thương trong chợ.
TT-Huế: Liên kết với doanh nghiệp dạy nghề cho nông dân
Theo Chủ tịch Hội ND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phạm Thị Minh Huệ, bên cạnh việc thường xuyên đổi mới phương pháp dạy và học với phương châm" cầm tay chỉ việc", Hội ND thường xuyên phối hợp tạo điều kiện cho nông dân học nghề xong có vốn để mở rộng sản xuất; thành lập các câu lạc bộ (CLB) sinh vật cảnh, CLB khuyến nông, tổ hợp tác... để nông dân trao đổi kinh nghiệm và liên kết sản xuất, kinh doanh.
Các cấp Hội ND tỉnh Thừa Thiên - Huế chủ động liên kết với các doanh nghiệp dạy nghề cho nông dân. Ảnh: H.M
Đến nay, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thành lập được trên 50 CLB và tổ hợp tác, nổi bật như: Chi hội sinh vật cảnh ở xã Lộc An (huyện Phú Lộc); CLB hoa cây cảnh phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà); tổ hợp tác nuôi cá lồng ở thị trấn Phú Đa (huyện Phú Vang), xã Quảng Thọ, xã Quảng Phú (huyện Quảng Điền), xã Vinh Hiền (huyện Phú Lộc)... Trên 70% hội viên vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đều đã qua các lớp đào tạo nghề. Nhờ vậy chất lượng sử dụng vốn đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao.
Trong 5 năm qua, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông - Hội ND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trực tiếp tổ chức đào tạo 82 lớp dạy nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp cho 2.013 học viên là lao động nông thôn. 85% lao động nông thôn sau học nghề nông nghiệp đã tự tạo việc làm. 100% học viên các lớp may công nghiệp được trung tâm giới thiệu có việc làm ổn định.
Song song với công tác đào tạo nghề của Hội ND tỉnh, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh đã chỉ đạo Hội ND các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề của địa phương để tư vấn dạy nghề cho hội viên và con em nông dân.
Nhiệm kỳ qua, Hội ND tỉnh đã phối hợp với các đơn vị trên địa bàn mở được 413 lớp nghề cho 14.900 lao động tham gia với các ngành nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp; có hơn 12.000 lao động qua học nghề được tư vấn, hỗ trợ tìm việc làm và tự tạo việc làm.
Bên cạnh việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh chủ động liên kết đào tạo nghề với các doanh nghiệp, xã hội hóa công tác đào tạo nghề... Vì vậy trong 5 năm qua, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh đã liên kết với Công ty CP Quốc tế Hoàn Thiện tổ chức đào tạo nghề gia công chế tác nữ trang mỹ nghệ cho trên 100 lao động và trực tiếp tổ chức sản xuất tại trung tâm, tạo việc làm thường xuyên cho trên 80 lao động. Hoạt động này góp phần phát huy hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất của trung tâm, đồng thời cũng tạo thêm nguồn kinh phí (trên 1 tỷ đồng trong 5 năm) để Trung tâm có điều kiện thực hiện các hoạt động đào tạo nghề và hỗ trợ cho nông dân hiệu quả hơn.
Chủ tịch Hội ND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phạm Thị Minh Huệ cho biết: "Với những kết quả đó, Hội ND tỉnh cùng tỉnh Thừa Thiên - Huế giải quyết việc làm mới cho hơn 16.000 lao động/năm, góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến cuối năm 2018 đạt 62%, giúp trên 3.120 hộ thoát nghèo mỗi năm".
Theo Danviet
Hỗ trợ "2 trong 1" nhà nông học nghề dễ dàng Trong 5 năm qua, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân, Hội ND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp các ngành chức năng tổ chức 326 lớp dạy nghề cho gần 10.000 lao động nông thôn. Được "cầm tay chỉ việc" học nghề, hỗ trợ vốn vay, nhiều hội viên nông dân nơi đây đã tự tin phát...