Ì ạch những con đường “hành dân”
Không chỉ những dự án lớn như QL 32, QL5 kéo dài mới ì ạch về tiến độ, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân, mà ngay trong nội đô, nhiều dự án nhỏ cũng “rùa bò”, khiến dân cư khổ sở vì mở đường.
Dự án đường Trần Đại Nghĩa thành nơi tập kết chợ, rác thải…
10 năm không xong 2km
Chỉ khoảng 2km đường và kênh mương nhưng dự án mở đường Cát Linh – La Thành – Thái Hà – Thái Thịnh tới đường Láng (Hà Nội) thi công suốt 10 năm nay vẫn không xong. Sự chậm trễ của dự án khiến người dân sinh sống hai bên đường, và người tham gia giao thông rất bức xúc. Dự án được UBND TP Hà Nội giao Sở GTVT làm chủ đầu tư, trong đó Ban Quản lý dự án giao thông đô thị (thuộc Sở GTVT Hà Nội) là đại diện chủ đầu tư thực hiện, tổng vốn đầu tư khoảng 450 tỷ đồng. Được khởi công từ năm 2003, với mục tiêu vừa cống hóa mương vừa làm đường dự án góp phần giảm ùn tắc trong nội ô và giảm mưa ngập trên địa bàn thành phố.
Có mặt tại khu vực đang thi công từ Thái Hà sang Thái Thịnh, không chỉ trên mặt đường mà dưới kênh mương đang được bê tông hóa, nhiều chỗ vẫn đang trong tình trạng dở dang. Trước cổng trường Tiểu học Thái Thịnh và lối vào bệnh viện Nội tiết Trung ương, rác thải và đất đá chất thành đống khổng lồ khiến việc đi lại khó khăn. Song, có lẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất từ dự án này là các hộ dân ở cụm dân cư dọc hai bên khu vực cống hóa mương thuộc phường Thịnh Quang. Suốt nhiều năm liền, đường sá bị đào xới, khiến hệ thống thoát nước ở đây tê liệt. Hàng nghìn hộ dân phải hứng chịu cảnh ngập lụt. Bà Đào Thị Tuy, tổ 11 phố Thái Thịnh bức xúc: “Chỉ có khoảng 300m đường và kênh mương nối từ Thái Hà sang Thái Thịnh nhưng đơn vị thi công làm 3-4 năm nay không xong. Đất cát, vật liệu xây dựng đổ bừa bãi khắp nơi. Ngày nắng thì bụi còn mưa thì nước ngập tràn vào cả nhà dân rất mất vệ sinh. Không biết đơn vị thi công làm ăn kiểu gì chứ làm thế này không khác gì hành người dân chúng tôi”.
Phố ngập vì mở đường “rùa bò”
Giống như dự án “siêu chậm” Cát Linh – La Thành – Thái Hà – Thái Thịnh, dự án đầu tư, cải tạo mở rộng, phố Trần Đại Nghĩa (thuộc phường Bách Khoa và Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng) cũng vậy. Tại khu vực tiếp giáp phố Đại La do dở dang lâu đã biến thành nơi họp chợ của hàng rong, tấp nập người bán mua, thường xuyên gây ùn tắc giao thông. Đáng nói hơn cả đoạn cuối đường Trần Đại Nghĩa, từ khu chung cư 229 Phố Vọng trở đi, nhiều năm nay vẫn đang xây dựng nhưng chưa hoàn thành gây bức xúc cho người dân vì ô nhiễm môi trường, sử dụng sai mục đích (công trình thành bãi rác, bãi đỗ xe).
Video đang HOT
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi, đoạn đường trên thuộc Dự án đường, cống hóa, vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng đoạn thượng lưu sông Lừ và thượng lưu sông Sét đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2008. Phần tiếp theo của sông Sét (từ khu chung cư 229 Phố Vọng trở đi) thuộc dự án thoát nước Hà Nội – Dự án II.
Theo thiết kế, từ đoạn sông này (đã được kè đá kiên cố) làm đường quản lý hai bên bờ sông và sẽ được hoàn thành vào tháng 1-2014. Hiện các nhà thầu đang triển khai thi công và chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án thoát nước Hà Nội) phối hợp với chính quyền địa phương giải phóng mặt bằng. Dự kiến theo chỉ đạo sẽ giải phóng mặt bằng xong trong năm nay, để hoàn thành đường công vụ hai bên bờ sông Sét trong năm 2013.
Ngoài ra, UBND thành phố đã yêu cầu Sở Xây dựng chỉ đạo chủ đầu tư, các đơn vị thi công đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân và đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành gói thầu theo đúng kế hoạch; UBND quận Hai Bà Trưng kiểm tra, xử lý điểm đỗ xe trái phép trên đường Trần Đại Nghĩa kéo dài. Tuy nhiên, đến thời điểm này, hiện trạng con đường không có gì thay đổi. Rác vẫn ngập tràn, xe đỗ tràn lan và ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
Hệ quả của những dự án “rùa” không những làm đội kinh phí, mà còn khiến cuộc sống của dân cư hai bên đường đảo lộn, giao thông đi lại ùn tắc vì mở đường.
Theo ANTD
Phòng khám Maria: Phạt để cho... tồn tại?
Sở Y tế Hà Nội đã 4 lần xử phạt sai phạm của phòng khám Maria trước khi xảy ra vụ bệnh nhân tử vong tại đây. Phạt cứ phạt, sai phạm cứ sai phạm. Vậy câu hỏi đặt ra: Sở Y tế xử phạt để... làm gì?
4 lần bị xử phạt, BS Trung Quốc vẫn hành nghề
10 ngày sau khi xảy ra cái chết thương tâm của chị Nguyễn Thu Phong thường trú tại Hà Đông (Hà Nội), đến thời điểm này Sở Y tế Hà Nội vẫn kết luận là do bác sĩ (BS) truyền dịch. Tuy nhiên, điều trị cho chị Phong không phải là người "giúp việc" đã được cấp phép mà là 3 bác sĩ "chui" người Trung Quốc: Châu Kiệt Kiều, Đặng Cẩm Chi, Trương Lệnh Công.
Trong buổi giao ban báo chí của Thành Ủy Hà Nội chiều 24/7, bà Đặng Thị Hòa, Phó Chánh thanh tra Sở Y tế cho biết, đã 4 lần xử phạt sai phạm của phòng khám Maria với tổng số tiền là 42,5 triệu đồng. Từ khi đi vào hoạt động, người phụ trách chuyên môn của phòng khám Maria là BS Nhân dân Đỗ Y Na, Nguyên Phó Giám đốc BV 198. Khi cấp phép hoạt động (ngày 30/12/2010), Phòng khám Maria không có người hành nghề, người giúp việc chuyên môn quốc tịch nước ngoài.
Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám Đốc Sở Y tế HN tại cuộc họp giao ban báo chí chiều 24 tháng 7
Vậy những bác sỹ người Trung Quốc ở phòng khám này "mọc" ở đâu ra?
Theo bà Hòa, sau một thời gian hoạt động, công ty Cổ phần An Thịnh đã xin phép bổ sung cấp phép cho hai người giúp việc phòng khám là Lôi Hồng và Hoàng Đình Lập (người Trung Quốc). Tuy nhiên, bà Hòa cho biết thêm: Từ tháng 4 năm 2011, Sở Y tế đã nhiều lần phát hiện phòng khám Maria có nhiều sai phạm liên quan đến bác sĩ người nước ngoài hoạt động không phép.
Lộ diện hàng loạt sai phạm tại các phòng khám Trung Quốc Báo cáo của Sở Y tế cho hay đã phát hiện nhiều sai phạm ở một số cơ sở khám chữa bệnh có thầy thuốc Trung Quốc. Cụ thể: khám chữa bệnh không đúng phạm vi chuyên môn, sử dụng dược phẩm chưa được Bộ Y tế cấp phép, thu tiền cao hơn giá niêm yết, quảng cáo không đúng với nội dung đăng ký...
Cụ thể ngày 26/4/2011, kiểm tra tại phòng khám, Thanh tra Sở đã phát hiện có BS Đặng Cẩm Chi (người Đài Loan) hành nghề. BS Chi đã xuất trình giấy phép lao động. Tuy nhiên, Sở vẫn đình chỉ hoạt động khám chữa bệnh của BS Chi và yêu cầu xin giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Tiếp đó ngày 26/6/2011, Sở đã phát hiện bác sỹ Hạ (Trung Quốc) hành nghề không có giấy phép và bị đình chỉ hoạt động đồng thời xử phạt 7,5 triệu đồng. Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra BS Hạ đã trốn về nước.
Ngày 14/6/2012 thanh tra đã phối hợp với Vụ xuất nhập cảnh kiểm tra nhưng kết luận không có bác sĩ người nước ngoài hoạt động tại phòng khám.
Và chỉ đến khi nạn nhân Nguyễn Thu Phong tử vong tối 14/7 vừa qua thanh tra mới vào cuộc và kết luận, nguyên nhân tử vong của chị Phong là do bác sĩ "chui" người Trung Quốc truyền dịch.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Trên thực tế thanh tra Sở đã phát hiện rất nhiều sai phạm nhưng trong thời gian dài bác sĩ người Trung Quốc vẫn ngang nhiên hoạt động không phép.
Vì sao phòng khám Maria không bị đình chỉ hoạt động mà chỉ bị xử phạt hành chính? Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế cho biết: "Cái khó của chúng tôi là phải thực hiện theo quy định của pháp luật, không phải cứ thích đình chỉ là đình chỉ. Sai phạm ở đâu xử lý ở đó".
Ông Cường cũng cho biết: Việc thẩm định tay nghề của các BS người nước ngoài và cấp giấy phép hành nghề là thuộc về Bộ Y tế còn thanh tra Sở Y tế chỉ có trách nhiệm "hậu kiểm".
Vậy trách nhiệm trong cái chết chưa rõ nguyên nhân của nạn nhân Phong thuộc về ai? Trả lời câu hỏi này của phóng viên, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội trả lời: "Để kết luận trách nhiệm thuộc về ai phải dựa vào phía cảnh sát điều tra". Tuy nhiên, ông Hiền đã không trả lời câu hỏi cụ thể về trách nhiệm của Sở Y tế trong vụ việc này.
Theo Kham Pha
Áo hồng, áo xanh cùng làm tình nguyện Hôm nay 22-7, khoảng 700 chiến sĩ Mùa hè xanh tại TP.HCM đã tham gia các hoạt động hành động vì an toàn giao thông được Thành đoàn TP.HCM tổ chức tại Quận đoàn Bình Thạnh. Đội hình diễu hành bằng xe gắn máy tuyên truyền về an toàn giao thông - Ảnh: Q.Linh Các bạn đã cùng tham gia sân chơi tìm...