Hyundai bổ nhiệm “cha đẻ” Lamborghini Murcielago làm giám đốc thiết kế mới
Nhãn hiệu Hyundai đã trong quá trình đưa ra hàng loạt thay đổi để vực dậy nguồn lợi nhuận đang xuống dốc không phanh của họ.
Hyundai, và nhãn hiệu chị em Kia, có một lịch sử “câu” những nhân vật có tên tuổi lớn của ngành công nghiệp ô tô thế giới. Chúng ta có thể kể đến các ví dụ như tiến sĩ Albert Biermann, người từng làm sếp ở BMW M trong hàng thập kỷ, và Peter Schreyer, người từng vẽ nên Audi TT thế hệ đầu tiên.
Gần đây hơn, Hyundai đã thuê Luc Donckerwolke đảm nhiệm vị trí trưởng thiết kế cho nhãn hiệu hạng sang Genesis của họ. Trong quá khứ, ông ấy từng làm trưởng thiết kế cho cả Bentley và Lamborghini, và một trong những dự án nổi tiếng nhất của Donckerwolke chính là Lamborghini Murcielago ra mắt năm 2002.
Ông Luc Donckerwolke và chiếc Lamborghini Murcielago
Tuy nhiên, dựa theo một tin tức mới từ Reuters, ông Donckerwolke sẽ được bổ nhiệm thay thế Peter Schreyer trong vai trò giám đốc thiết kế của Hyundai Motor Group. Còn ông Schreyer đã được chuyển sang đảm nhiệm một vai trò mới là giám đốc quản lý thiết kế của nhà sản xuất xe Hàn Quốc.
Ông Doncker Wolke đã làm việc với Schreyer khi ông ấy mới gia nhập Hyundai trong năm 2016, vậy nên ta có thể nói rằng sự thay đổi trên đã có kế hoạch từ trước. Ông Schreyer là người đã một tay biến đổi nhà sản xuất xe Hàn Quốc, đặc biệt là Kia, thành một công ty thiết kế mạnh mẽ. Không phải nói, lựa chọn người kế thừa của ông ấy không phải là một chuyện đơn giản, nhưng mang đến một người có tên tuổi trong ngành và từng làm việc nhiều năm cho Volkswagen Group là một điều hợp lý.
Một trong những đóng góp đáng nhớ nhất của ông Donckerwolke trong quãng thời gian làm trưởng thiết kế Genesis là mẫu concept Essentia đẹp lộng lẫy đã ra mắt ở tháng 4 năm nay tại Triển lãm Ô tô New York.
Trên thực tế, bổ nhiệm thay đổi vị trí giám đốc thiết kế chỉ là một phần trong kế hoạch lớn hướng tới tương lai của Hyundai. Cụ thể hơn, Hyundai Motor Group đã tạo ra hai bộ phận để phát triển công nghệ tương lai và bổ nhiệm hàng loạt giám đốc cho thiết kế và chiến lược sản xuất, nhằm cứu vớt lợi nhuận đã trên đà tụt dốc mấy năm qua.
Video đang HOT
Sự xáo động này đã đến một tháng sau khi Hyundai bổ nhiệm người kế vị Euisun Chung lên phó chỉ tịch, đưa ông ấy tiến thêm một bước gần hơn tới việc kế nghiệp cha mình làm người đứng đầu của tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc.
Tập đoàn ô tô lớn thứ 5 thế giới đã thành lập phòng thí nghiệm trí thông minh nhân tạo để phát triển dịch vụ di chuyển, cả Hyundai và Kia nói trong một thông báo. Họ còn thành lập cả một bộ phận kinh doanh pin nhiên liệu để tập trung cho xe chạy hydro.
Duy Thành
Theo tin xe
5 nhà sản xuất xe từng nổi tiếng trong lĩnh vực khác trước khi chế tạo ô tô
Liệu bạn có biết rằng Hyundai ban đầu chỉ là một công ty xây dựng, còn Peugeot đã chế tạo xe đạp trước khi bắt đầu sản xuất ô tô?
Ngành công nghiệp ô tô là một lĩnh vực đa khía cạnh, và nhiều nhãn hiệu sản xuất có nhờ cậy vào cả những thứ khác bên cạnh việc bán xe để duy trì tài chính của họ luôn đạt chỉ số xanh. Đương nhiên, hầu hết các nhà sản xuất trong ngành ô tô ngày nay đều đã có khởi điểm từ chuyện chế tạo xe ngay từ lúc ban đầu, nhưng một số đã khởi nghiệp ở những lĩnh vực hoàn toàn khác.
Chính vì lẽ đó, chúng ta sẽ cùng nhìn lại lịch sử của các nhà sản xuất ô tô đang tồn tại (không tính các công ty đã phá sản, ngừng hoạt động) để xem một số công ty đã làm gì trước khi họ quyết định chế tạo ô tô. Dưới đây là danh sách 5 nhà sản xuất xe nổi tiếng rất phù hợp với những gì ta đang tìm kiếm ở đây.
Opel
Adam Opel AG là một trong nhà sản xuất ô tô lâu đời nhất trên thế giới. Bạn có thể sẽ nghĩ rằng nó đã chế tạo xe ngay từ ngày đầu tiên, nhưng sự thực là không phải như thế. Thật thú vị, công ty này vốn được thành lập trong năm 1862, nhưng chiếc xe đầu tiên của nó đã được sản xuất trong năm 1899. Vậy họ đã làm gì trong suốt 37 năm đó?
Mọi chuyện bắt đầu ở thành phố Russelsheim, nơi vẫn có trụ sở chính của Opel. Ông Adam Opel đã từng chế tạo các máy khâu. Và công việc kinh doanh này đã thành công tức mức ông ấy đã tiến hành chuyển trụ sở chính tới một tòa nhà lớn nhất.
Ngay trước khi chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh, ông Opel đã bắt đầu bán một loại xe đạp bánh to bánh nhỏ mà ngày nay gọi là "penny-farthing." Dòng sản phẩm thứ hai của công ty đã cực kỳ thành công, vượt qua cả sản xuất máy khâu trước đó. Công việc sản xuất xe ô tô đã sớm theo chân xe đạp sau khi công ty đồng ý hợp tác với ông Friedrich Lutzmann. Và mặc dù sản xuất ô tô đã không thành công vào lúc ban đầu, nó đã mở đường cho một mảng kinh doanh hoàn toàn mới.
Peugeot
Peugeot của Pháp cũng nổi tiếng với việc sản xuất xe đạp trước khi chế tạo ô tô. Tuy nhiên, sản phẩm đầu tiên được bán bởi công ty này là cối xay cà phê, máy nghiền hạt tiêu và muối. Sản phẩm máy nghiền hạt tiêu và muối vẫn được bán bởi Peugeot cho tới tận ngày nay, và nó vẫn là một tên tuổi lớn trong lĩnh vực này.
Một nhánh kinh doanh quan trọng khác đối với Peugeot là thép, thứ được chế tạo thành nhiều sản phẩm quan trọng khác nhau của thời đại đó. Peugeot đã từng sản xuất lưỡi cưa, bánh xe có nan hoa, khung ô che mưa, thanh thép, và nhiều thứ nữa. Một thời gian, nó bắt tay sản xuất xe đạp, và lấy làm tự hào về chúng.
Nhà sản xuất gốc Pháp còn sản xuất cả vũ khí trong Thế Chiến I, cùng với phương tiện quân sự và vỏ đạn. Một mảng kinh doanh quan trọng khác của Peugeot là Gefco, công ty được thành lập trong năm 1949, và chuyên về hậu cần trên cấp độ quốc tế.
Hyundai
Bộ phận ô tô của Hyundai chỉ là một phần của Tập đoàn Hyundai, nổi tiếng trong sản xuất hàng điện tử, cũng như liên quan tới nhiều ngành công nghiệp nặng khác. Công ty Hàn Quốc đầu tiên được lấy tên Hyundai đã được thành lập trong năm 1947 và là một trong những trụ cột của tập đoàn hiện tại.
Ban đầu, Hyundai là một công ty xây dựng, và nhanh chóng mở rộng sang nhiều ngành công nghiệp khác. Trước khi chế tạo ô tô, họ đã chào bán vật liệu xây dựng, cùng với hỗ trợ nâng cao các yếu tố cơ sở hạ tầng khác nhau. Sau khi thành lập bộ phận xe ô tô, Hyundai Group vẫn tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động của họ.
Ngày nay, tập đoàn Hàn Quốc được biết đến cho chế tạo tàu thuyền, buôn bán thương mại, đồ điện tử, nghiên cứu, cầu thang máy, và những yếu tố khác của bức tranh công nghiệp toàn cầu. Hyundai cũng sở hữu LG Semi-Conductor, một cái tên lớn trong thế giới đồ điện tử. Có một điểm đáng nhắc đến là các thành phân của Tập đoàn Hyundai đã bị chia thành các công ty đơn lẻ sau cái chết nhà sáng lập Chung Ju-Yung.
Skoda
Câu chuyện đằng sau Skoda, nhãn hiệu ô tô già đời thứ hai của Séc, có liên quan tới xe đạp, nhưng không phải theo cách bạn sẽ nghĩ. Thay vì là một công ty công nghiệp đã chế tạo xe đạp và quyết định mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình, một trong những nhà sáng lập của Skoda là một người bán sách, trong khi người còn lại là một kỹ sư. Ở đây, chúng ta nói đến Vaclav Laurin và Vaclav Klement, hai con người đam mê xe đạp.
Ông Vaclav Klement, người có sở hữu một cửa hàng bán sách, đã từng mua một chiếc xe đạp Đức được chế tạo bởi Seidel & Naumann. Ông ấy đã phát hiện một vấn đề với nó, và rồi viết một lá thư bằng tiếng Séc tới nhà sản xuất để báo cáo lỗi.
Được biết câu trả lời từ nhà sản xuất xe đạp Đức đã khiến ông Klement buồn bực đến mức tự đi thành lập một xưởng sửa chữa xe đạp của riêng mình. Công xưởng đó đã biến thành một công ty với đối tác của ông, ông Vaclav Laurin, người đã giúp Klement thiết kế và chế tạo những chiếc xe đạp thành công và đủ sức cạnh tranh. Từ đó, hai người đã bắt đầu sản xuất xe máy, và rồi đến ô tô.
Toyota
Một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, Toyota, đã không bắt đầu kinh doanh bằng cách chế tạo ô tô. Thay vào đó, họ đã xây dựng cơ nghiệp trong ngành dệt may. Công ty đã thành công nhờ các máy dệt tự động của họ, thứ có một hệ thống khiến máy dừng lại khi một lỗi xảy ra. Nó đã thiết kế theo nguyên tắc "jikoda", thứ đã được giới thiệu trong Hệ thống Sản xuất Toyota.
Nhà sáng lập của Toyota, ông Sakichi Toyoda, đã bán bằng sáng chế cho một tập đoàn Anh Quốc, đơn vị đã cấp vốn cho việc phát triển ô tô của công ty. Ban đầu, các chiếc xe đã bán dưới cái tên Toyoda, nhưng rồi sau đó được đổi thành Toyota. Cái tên này đã được đưa ra bởi Rizaburo Toyoda, người con rể của gia đình. Cái tên mới đã được trân trọng hơn bởi nó mất 8 nét bút để viết trong tiếng Nhật Bản, và 8 là một con số may mắn trong văn hóa nước này.
Ngoài Toyota, Suzuki và Mazda cũng đã khởi nghiệp ở các lĩnh vực khác không phải chế tạo ô tô. Đối với Suzuki, đó là máy dệt cho ngành lụa, trong khi Mazda đã chế tạo máy móc sản xuất.
Duy Thành
Theo tin xe
BMW và các hãng ôtô có công nghệ gì ngăn 'xe điên'? Phát hiện nồng độ cồn, cảnh báo buồn ngủ... là những công nghệ an toàn mà Hyundai và Nissan đang phát triển. Là hãng hạng sang, BMW chưa có công nghệ chống "ma men" hiệu quả. Công nghệ an toàn trên xe hơi ngày càng trở nên hiện đại và phổ biến hơn. Những hệ thống cảnh báo va chạm, hỗ trợ phanh...