Hyun Bin “bụi bặm” trong đợt nghỉ phép
Anh ấy trông cực kì rắn rỏi và nam tính nhé!
Những ngày gần đây, anh lính hải quân Hyun Bin đã có một kì nghỉ phép lặng lẽ và yên bình tại Seoul.
Vì được thăng cấp bậc từ ngày 1 tháng 3 nên theo thông lệ anh ấy sẽ có 10 ngày phép để giải quyết các công việc riêng tư. Tuy nhiên, do vào khoảng thời gian đó Hyun Bin cũng được điều đến vị trí công tác mới về quan hệ công chúng nên đến tận đầu tháng 5 này anh ấy mới chính thức nghỉ phép.
Video đang HOT
Vào ngày đầu tiên của kì nghỉ phép, Hyun Bin đã bị paparazzi phát hiện có mặt trên sân thượng của một tòa nhà nằm ở Apgujeong. Người anh ấy gặp là cố vấn Kang Gun Taek, giám đốc của một công ty đào tạo diễn xuất có tiếng. Hyun Bin nói chuyện với nụ cười thường trực trên môi và có vẻ rất hài lòng khi gặp lại người thầy về diễn xuất của mình.
Quan sát gần hơn, phóng viên thấy nam diễn viên nổi tiếng ăn vận khá bụi bặm và thoải mái với áo sơ mi đen, áo len sọc cùng giày thể thao. Chiếc cằm nhọn của anh vẫn không thay đổi, song hai gò má thì đầy đặn hơn trước khi gia nhập quân đội. Đặc biệt, với làn da nâu rám nắng, anh ấy trông giống lính hải quân hơn so với hình ảnh một nam tài tử điển trai quen thuộc.
Công ty đại diện của Hyun Bin là AM Entertainment cho biết: “Hyun Bin được nghỉ phép từ đầu tháng này. Anh ấy đang dành thời gian cho bạn bè. Ngoài ra, anh ấy cũng tranh thủ ở bên gia đình. Hyun Bin vẫn là một người lính nên chúng tôi không có kế hoạch đặc biệt gì cho anh ấy cả”.
Theo dự kiến, Hyun Bin sẽ xuất ngũ vào ngày 6 tháng 12 năm 2012.
Theo TTVN
Đi chấm thi: Xin lãnh đạo, chừa tôi ra!
Trước cảnh nhốn nháo của kỳ thi TN năm 2010, nhiều giáo viên từ chối đi coi thi và chấm thi TN bằng 1 kỳ nghỉ phép.
"Xin lãnh đạo "chừa" tôi ra!"
Ngày từ đầu tháng 5, các đơn vị nhà trường lập danh sách giáo viên làm công tác coi thi và chấm thi TN, gửi lên Sở GD&ĐT. Nhưng năm nay, nhiều giáo viên không còn hứng thú chuyện đi coi thi và chấm thi tốt nghiệp nữa.
Cô N.P.L, giáo viên ở một trường THPT thuộc tỉnh Gia Lai, bộc bạch: "Nói thật, tôi và nhiều giáo viên ở đây, giờ rất "sợ" đi coi thi, chấm thi lắm rồi. Mong các bác ban giám hiệu và sở giáo dục "tha" cho tôi", "chừa" tôi ra. Lý do, là chúng tôi quá chán nản với cảnh tiêu cực, lộn xộn trong thi tốt nghiệp"
Xem thi TN cũng khiến giáo viên xấu hổ vì không làm đúng được phận sự của mình.
Ảnh minh họa nguồn Internet
Một thầy giáo (xin giấu tên) ở tỉnh Quảng Nam nói: "Tôi thật sự thất vọng về cách tổ chức thi tốt nghiệp theo kiểu "đầu voi, đuôi chuột", "đánh trống bỏ dùi" của Bộ GD&ĐT năm vừa qua. Văn bản, chỉ thị, qui chế thì có đầy, luôn miệng hô chống tiêu cực, nghiêm túc, chặt chẽ, xử lý triệt để nhưng thực tế thì có làm được gì, biện pháp thì lại luôn nửa vời. Đi chấm thi cũng mệt như đi coi thi, chấm phải quá nhiều bài làm sai và giống nhau y chang nhau"
Chính vì sự thất vọng đó, chúng tôi được biết, lãnh đạo nhiều trường hiện đang đau đầu về tình trạng, số lượng giáo viên trong trường xin phép nghỉ không coi thi và chấm tốt nghiệp quá nhiều, với các lý do khác nhau. Nếu không đủ nhân lực là các thầy cô giáo THPT phục vụ cho thi tốt nghiệp thì các Sở GD&ĐT phải nhờ, xin thêm các thầy cô giáo THCS ở các phòng giáo dục.
Kỷ luật coi thi đi xuống khiến giáo viên nản lòng
Sở dĩ có sự việc này là do kỳ thi tốt nghiệp năm 2010, công tác tổ chức coi thi có dấu hiệu buông lỏng, dễ dãi, không còn lực lượng thanh tra ủy quyền nữa, nhiều biểu hiện tiêu cực, bát nháo trong trường thi xuất hiện. Kết quả, tỉ lệ, thi đỗ tốt nghiệp THPT năm vừa rồi ở nhiều hội đồng, nhiều địa phương lên cao đến ngất ngưởng, không ngờ. Các thầy cô giáo đi coi thi, chấm thi lấy làm thất vọng về khâu tổ chức kỳ thi tốt nghiệp vừa rồi.
Trong khi đó, mấy năm trước, nhất là năm 2007, lần đầu tiên kỳ thi TN THPT có nhiều cải tiến, có lực lượng thanh tra ủy quyền của Bộ GD&ĐT cắm chốt tại tất cả Hội đồng coi thi, năm gắn với phong trào "Nói không với căn bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử, kiểm tra", các trường THPT đứng trước một không khí mới. Đây là năm kỉ cương, nề nếp thi cử đã được chấn chỉnh trở lại sau bao nhiêu năm việc tổ chức thi lộn xộn, có nhiều biểu hiện tiêu cực nảy sinh...
Năm đó, khi đi coi thi, chấm thi về, nhiều thầy cô giáo vui mừng khôn xiết. Đi coi thi như thế mới đúng nghĩa đi coi thi. Chẳng còn chứng kiến đến xấu hổ, cảnh "gửi gà", cảnh tiêu cực, học sinh ngang nhiên đem và sử dụng tài liệu trong phòng thi. Năm đó, cả nước, chỉ đỗ tốt nghiệp với tỉ lệ 66.6%, thấp nhất so với các năm trước đó, có trường không có học sinh nào đỗ tốt nghiệp. Đó là con số , tỉ lệ phản ánh đúng thực chất việc dạy học ở lớp 12.
Vì thế, giá trị của dạy và học ở bậc THPT được củng cố, ý thức, tinh thần học tập của học sinh lớp 12 những năm sau đó khác hẳn, HS không còn chủ quan, chây lười, ỷ lại như trước đây. Đúng như dự cảm của chúng tôi, lứa học sinh lớp 12 năm 2008, thái độ, ý thức học tập ngay từ đầu năm rất tốt, rất chăm lo học hành, việc dạy dỗ của thầy cô trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả.
Các năm 2007, 2008 và 2009 tiếp theo, công tác tổ chức coi thi vẫn được đánh giá là nghiêm túc, nhờ có sự nhận thức tốt của ngành giáo dục, nhờ có lực lượng thanh tra Bộ hỗ trợ, giám sát từng hội đồng coi thi thì công tác đi coi thi và chấm thi trở nên nhẹ nhàng, thoái mái, ai cũng mong muốn mình có tên trong danh sách đi coi thi, chấm thi.
Nhưng năm 2010 đã chấm dứt hẳn những kỳ vọng về một kỳ thi nghiêm túc của giáo viên trên cả nước, dẫn tới tình cảnh giáo viên ngại đi coi thi, chấm thi.
Mặt khác, qui định của Bộ giáo dục về chế độ chi bồi dưỡng làm công tác coi thi và chấm thi tốt nghiệp chậm được cải tiến, không có tác dụng động viên, khuyến khích giám thị, giám khảo.
Năm 2007, chi bồi dưỡng cho mỗi giám thị một ngày coi thi là 70.000 đồng, thì năm 2010, năm 2011 này cũng vậy, chẳng có gì khá lên. Chấm thi cả tuần lễ không nghỉ, cuối đợt được khoảng 1 đến 1,2 triệu đồng. Công sức thầy cô bỏ ra thì nhiều, trách nhiệm lại lớn nhưng mức bồi dưỡng còn thấp, chưa thỏa đáng.
Thiết nghĩ, Bộ GD&ĐT cần sớm thay đổi về chế độ chi bồi dưỡng coi thi và chấm thi, theo hướng chú trọng, động viên được thầy cô giáo làm giám thị, giám khảo, những người lao động trực tiếp, trách nhiệm nhất, quan trọng nhất. Có những biện pháp khả thi củng cố, chấn chỉnh kỷ cương, nề nếp thi cử- nghiêm túc, công bằng, đồng bộ để việc dạy học phản ánh đúng chất lượng, để đến mỗi kỳ thi tốt nghiệp, các thầy cô giáo đều đón nhận được nhiều niềm vui có ý nghĩa thật sự.
Theo VTCnews