Hy vọng thỏa thuận thương mại toàn diện Anh – Mỹ bị dập tắt
Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố thỏa thuận hợp tác xuyên Đại Tây Dương, đưa Anh vào quỹ đạo kinh tế của Mỹ, đánh dấu sự hồi sinh quan hệ song phương sau loạt sóng gió liên quan Brexit.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak (trái) và Tổng thống Joe Biden. Ảnh: The Guardian
Theo trang The Guardian, trong Tuyên bố Đại Tây Dương tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Biden tại Nhà Trắng, Thủ tướng Sunak nhấn mạnh việc hai quốc gia liên kết chặt chẽ hơn nhằm củng cố an ninh kinh tế để đối phó với các mối đe dọa toàn cầu.
Giới chuyên gia nhận định Tuyên bố Đại Tây Dương về mặt nào đó không khác gì một loạt thỏa thuận kinh tế nhỏ. Tuy nhiên, tính biểu tượng của tuyên bố này rất quan trọng, đánh dấu sự thay đổi từ phương châm gần đây của Anh về thương mại tự do không bị ràng buộc sang ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ lẫn nhau. Tuyên bố Đại Tây Dương cũng báo hiệu Anh không còn hy vọng đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ, vốn là cam kết quan trọng trong tuyên ngôn của đảng Bảo thủ năm 2019.
Khi được hỏi tại sao không có thỏa thuận lớn hơn, Thủ tướng Sunak khẳng định tuyên bố này dù sao cũng sẽ mang lại lợi ích cho các công ty của Anh, cũng như “đáp ứng những cơ hội và thách thức cụ thể mà đất nước phải đối mặt ở hiện tại và trong tương lai”.
Trong khi đó, Công đảng Anh nhận định đảng cầm quyền Bảo thủ đã “không thực hiện được thỏa thuận thương mại toàn diện mà họ đã hứa”.
Video đang HOT
Ông David Lammy, nghị sĩ thuộc Công đảng Anh, cho biết: “Công đảng đã liên tục kêu gọi chính phủ đảm bảo mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Mỹ để cùng nhau giải quyết các vấn đề quan trọng của thời đại. Tuy nhiên, tuyên bố này cho thấy đảng Bảo thủ đã không thực hiện được thỏa thuận thương mại toàn diện mà họ đã hứa trong bản tuyên ngôn năm 2019, hoặc không đảm bảo tư cách đồng minh theo Đạo luật Giảm lạm phát vốn rất quan trọng đối với lĩnh vực ô tô và quá trình chuyển đổi xanh”.
Về phần mình, ông Biden đã nhấn mạnh lợi ích kinh tế của thỏa thuận này, khẳng định Anh có thể đóng “vai trò chính” trong việc cung cấp cho Mỹ công nghệ xanh như pin.
Được ký kết trong các cuộc đàm phán tại Nhà Trắng, Tuyên bố Đại Tây Dương buộc Anh phải tuân theo các chính sách kinh tế mà một số thành viên trong Chính phủ của ông Sunak đã coi là chủ nghĩa bảo hộ. Chẳng hạn, cho phép các doanh nghiệp Anh tận dụng các khoản trợ cấp của Mỹ.
Được chính phủ Anh quảng bá là “một kế hoạch hành động mới để hợp tác giải quyết những thách thức kinh tế lớn nhất của thời đại”, tuyên bố này nhằm cho phép hai nước “tiến nhanh hơn và hợp tác sâu hơn” trong các lĩnh vực như chuỗi cung ứng bị gián đoạn bởi COVID-19 và cuộc xung đột tại Ukraine.
Sau tuyên bố, hai quốc gia sẽ bắt đầu đàm phán về một thỏa thuận khoáng chất quan trọng, cho phép một số công ty của Anh tiếp cận các khoản tín dụng thuế theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của Mỹ.
Các loại khoáng chất – như lithi, niken, coban, than chì và mangan – cũng rất quan trọng đối với pin ô tô điện, điện thoại thông minh và pin Mặt Trời.
Ngoài ra, hai nước cũng sẽ hợp tác trong các ngành công nghiệp then chốt bao gồm viễn thông 5G và 6G, điện toán lượng tử, chất bán dẫn và sinh học kỹ thuật.
Ngày 7/6, Thủ tướng Sunak đã đến Mỹ để gặp Tổng thống Joe Biden. Đây là cuộc gặp thứ 4 của ông Sunak với ông chủ Nhà Trắng, song là chuyến thăm chính thức đầu tiên của nhà lãnh đạo Anh tới Mỹ. Giới quan sát nhận định chuyến thăm này có khả năng giúp Thủ tướng Anh thúc đẩy vai trò lớn hơn của London trên trường quốc tế, đồng thời khơi dậy “mối quan hệ đặc biệt” giữa London và Washington.
Chuyến công du "tỷ đô"
Hợp tác kinh tế, vượt lên các vấn đề nóng khác, sẽ là ưu tiên hàng đầu của Thủ tướng Anh Rishi Sunak trong chuyến công du kéo dài hai ngày đến Washington, với kỳ vọng về một liên kết song phương Mỹ-Anh chặt chẽ hơn nữa trong một thế giới đang ngày càng nhiều biến động.
Chuyến công du diễn ra trong hai ngày 7-8/6 của Thủ tướng Anh Rishi Sunak đến Mỹ cũng là chuyến công du đầu tiên của ông tới Nhà Trắng trên cương vị Thủ tướng. "Chuyến công du sẽ là một cơ hội để bồi đắp thêm những ý tưởng mà Thủ tướng cùng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thảo luận trong nhiều tháng qua, bao gồm tăng cường mối quan hệ hợp tác và phối hợp giữa Anh và Mỹ, đặc biệt là về các thách thức kinh tế và tương lai toàn cầu.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề Thượng đỉnh G20. Ảnh: Simon Walker.
Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để 2 nhà lãnh đạo thảo luận về việc duy trì sự hỗ trợ cho Ukraine", người phát ngôn của Thủ tướng Sunak cho biết trước thềm chuyến thăm. Dự kiến, trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Anh sẽ hội đàm với Tổng thống Mỹ và sẽ có một cuộc họp báo chung vào ngày 8/6. Bên cạnh kinh tế và khủng hoảng Ukraine, vấn đề điều chỉnh AI - trí tuệ nhân tạo - cũng sẽ được nhà lãnh đạo Anh lần đầu đưa ra, trong một nỗ lực minh chứng vị thế dẫn đầu của đảo quốc sương mù trong vấn đề này hậu khủng hoảng Brexit.
Trong một tuyên bố trước chuyến thăm, ông Sunak khẳng định: "Mỹ là đồng minh thân cận nhất của chúng tôi. Chúng tôi là đối tác ưu tiên hàng đầu của nhau trong mọi vấn đề, từ đảm bảo an ninh cho người dân đến phát triển kinh tế". Hôm 3/6, Thủ tướng Anh Rishi Sunak cũng tuyên bố ông muốn thúc đẩy "mối quan hệ thân thiết và thẳng thắn" với Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến thăm Washington.
Reuters nhận định, sau khi rời Liên minh châu Âu (EU), Anh đang tìm cách liên kết chặt chẽ hơn nữa với Washington để giúp điều hướng một thế giới bất ổn hơn do sự trỗi dậy của Trung Quốc, tình hình xung đột Nga - Ukraine và sự phát triển của AI. Trong khi đó Peter Walker, phó tổng biên tập phụ trách mảng chính trị của The Guardian lại cho rằng: "Đây là một chuyến đi tập trung chủ yếu vào công việc kinh doanh. Thủ tướng Sunak sẽ gặp các thượng nghị sĩ và thành viên Quốc hội, và ông cũng sẽ phát biểu tại một cuộc họp quan trọng của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ, do Giám đốc điều hành của General Motors chủ trì".
Nhận định này tương đồng với những tuyên bố được chính phủ Anh đưa ra trước thềm chuyến thăm, trong đó nhấn mạnh thông điệp hợp tác kinh tế và quốc phòng phải là hai trụ cột của liên minh Anh-Mỹ. "Chúng ta cần xây dựng một liên minh để bảo vệ nền kinh tế của chúng ta [...] Khả năng tương tác kinh tế lớn hơn sẽ mang lại cho hai nước chúng ta lợi thế quan trọng trong những thập kỷ tới", Thủ tướng Sunak trong một tuyên bố cũng từng khẳng định.
Mặc dù vậy, trong một thông báo ngày 30/5, Phố Downing cho biết Thủ tướng Anh không cố gắng đạt được một thỏa thuận thương mại trong chuyến thăm lần này. Một phát ngôn viên của Văn phòng Thủ tướng cho biết Anh không tìm cách theo đuổi một thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với Mỹ, nhấn mạnh thương mại hai chiều hiện đạt 279 tỷ bảng (hơn 340 tỷ USD) mà không cần có FTA. Tuy nhiên, người phát ngôn cho biết chính phủ sẽ tìm kiếm quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với một số tiểu bang, trong đó có Utah, Texas, California và Carolina.
Trên thực tế, các cuộc đàm phán giữa Anh và Mỹ để đạt một thỏa thuận thương mại hậu Brexit đã đình trệ do đại dịch COVID-19 và các vấn đề như liệu có cho phép một số sản phẩm nông nghiệp của Mỹ vào thị trường Anh hay không. Thay vì một FTA, trong các cuộc gặp với Tổng thống Biden, các thượng nghị sĩ và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ, Thủ tướng Sunak sẽ tìm kiếm sự ủng hộ và hành động mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ nền kinh tế song phương trước các mối đe dọa từ bên ngoài, củng cố chuỗi cung ứng giữa hai nước và hỗ trợ các ngành công nghiệp trong tương lai.
Bên cạnh đó, theo Politico, Thủ tướng Anh cũng sẽ thảo luận với Tổng thống Mỹ về hợp tác thiết lập "các hàng rào bảo vệ" xung quanh công nghệ mới AI, nhằm phòng ngừa các mối đe dọa có thể đến từ đây, trong bối cảnh Mỹ đang nỗ lực đẩy mạnh nghiên cứu và quản lý AI. Thời gian qua, London đã thảo luận về ý tưởng thành lập cơ quan AI toàn cầu cũng như "CERN cho AI" - một cơ quan nghiên cứu quốc tế về AI, nhằm đưa ra khuôn khổ để điều chỉnh AI trên phạm vi toàn cầu.
Trong năm nay, Thủ tướng Anh và Tổng thống Mỹ đã có các cuộc gặp ở San Diego, Mỹ vào tháng 3; ở Belfast, Bắc Ireland vào tháng 4; và tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản vào tháng 5. Chuyến công du của Thủ tướng Anh cũng diễn ra sau chỉ gần 2 tháng kể từ khi Tổng thống Mỹ đến thành phố Belfast ở Bắc Ireland trong chuyến thăm chưa đầy 24 giờ để kỷ niệm 25 năm ngày ký thỏa thuận hòa bình "Ngày thứ Sáu tốt lành".
Trên đường tới Washington, Thủ tướng Sunak cũng đã công bố khoản đầu tư tích lũy của Mỹ vào Anh trị giá hơn 14 tỷ bảng Anh (17 tỷ USD). Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh liên minh quân sự Mỹ-Anh là trung tâm của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Theo nhà lãnh đạo Anh, bằng cách kết hợp các nguồn lực kinh tế rộng lớn và chuyên môn, hai nước sẽ phát triển kinh tế, tạo ra việc làm và đảm bảo an toàn lâu dài cho người dân trong tương lai.
Ông Biden nói Mỹ đủ tiền hỗ trợ Ukraine lâu dài Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã cam kết ủng hộ Ukraine lâu dài. Ông Biden cũng khẳng định Nga sẽ không dừng lại ở Kiev. Thủ tướng Anh Rishi Sunak (bên trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại cuộc họp song phương ở Nhà Trắng ngày 8-6 - Ảnh: REUTERS Hôm 8-6, Thủ tướng Anh Sunak...