Hy vọng mới cho những người dễ bị tổn thương nhất bởi COVID-19
Các dữ liệu đầy đủ được đăng trên tạp chí y học The Lancet về cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối cho thấy vaccine AZD1222 hay ChAdOx1 nCoV-19 của hãng AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford bào chế đã tạo phản ứng miễn dịch mạnh mẽ ở người cao tuổi, mang lại hy vọng cho những người dễ bị tổn thương nhất vì dịch COVID-19.
Nhà khoa học nghiên cứu vaccine phòng dịch COVID-19, do Tập đoàn dược AstraZeneca và trường Đại học Oxford của Anh phát triển, tại phòng thí nghiệm ở Garin, Buenos Aires, Argentina. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo các dữ liệu trên, những người ở độ tuổi trên 70, vốn có nguy cơ mắc COVID-19 thể nặng và dễ tử vong, có thể hình thành khả năng miễn dịch mạnh mẽ đối với virus SARS-CoV-2 khi có các phản ứng kháng thể và tế bào T trong cơ thể.
Các dữ liệu đầu tiên của giai đoạn thử nghiệm thứ 3 chứng minh hiệu quả của vaccine có thể sẽ được công bố trong những tuần tới.
Trong giai đoạn thử nghiệm thứ 2 của vaccine tiềm năng trên, tổng cộng 560 tình nguyện viên tham gia, trong đó có 160 người tuổi từ 18 – 55, 160 người từ 56 – 69 tuổi và 240 người ở độ tuổi trên 70. Các tình nguyện viên được tiêm 2 liều vaccine hoặc giả dược và chưa phát hiện trường hợp có tác dụng phụ nào được báo cáo liên quan đến vaccine AZD1222. Tuy chưa có kết quả thử nghiệm cuối cùng của giai đoạn 3, AstraZeneca đã ký một số hợp đồng cung ứng và sản xuất với các công ty và chính phủ trên thế giới.
* Cùng ngày, người đứng đầu Viện về các bệnh truyền nhiễm Robert Koch (RKI) của Đức, ông Lothar Wieler cho biết tin tức gần đây về các cuộc thử nghiệm vaccine rất đáng khích lệ. Phát biểu tại họp báo trực tuyến ngày 19/11, ông Wieler nhấn mạnh các vaccine với độ hiệu quả hơn 90% sẽ “là vũ khí lợi hại” trong cuộc chiến chống đại dịch.
Video đang HOT
* Trong một diễn biến khác, Nga đã nối lại việc tiêm vaccine cho các tình nguyện viên mới tham gia thử nghiệm vaccine Sputnik V sau một thời gian ngắn tạm dừng. Quyết định trên được đưa ra trong bối c ảnh Moskva đang thúc đẩy các kế hoạch tiêm chủng toàn dân.
Cuối tháng 10 vừa qua, 8 cơ sở lâm sàng đã thông báo tạm dừng thử nghiệm thêm tình nguyện viên mới, do một số nơi không đủ liều để đáp ứng nhu cầu cao của tình nguyện viên.
Ông Alexei Kuznetsov, một trợ lý Bộ trưởng Y tế, cho biết: “Các thử nghiệm lâm sàng diễn ra đúng kế hoạch, đồng thời một cuộc thử nghiệm liên quan đến các tình nguyện viên trên 60 tuổi cũng đang diễn ra”.
Giới chức Nga và các nhà bào chế vaccine ước tính ban đầu khoảng 30 triệu liều vaccine Sputnik V sẽ được sản xuất trong năm nay, nhưng Bộ Công nghiệp hồi tháng trước đã giảm con số này xuống còn 2 triệu liều.
* Tại Trung Quốc, Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia (Sinopharm) cho biết đến nay đã có khoảng gần một triệu người tham gia thử nghiệm vaccine do Sinopharm phát triển, thông qua “Chương trình sử dụng khẩn cấp”.
Trung Quốc đã phát động chương trình nói trên từ tháng 7, với 3 loại vaccine tiềm năng được thử nghiệm trên cơ thể các nhân viên đặc biệt và các nhóm giới hạn khác ngay cả khi các nghiên cứu lâm sàng chưa đưa ra kết quả về mức độ an toàn và tính hiệu quả. Trong số này, có hai loại vaccine tiềm năng do CNBG (công ty con của Sinopharm) bào chế và loại còn lại do công ty Sinovac Biotech đảm nhận.
Các vaccine tiềm năng trên đang được thử nghiệm lâm sàng ở nước ngoài trong giai đoạn 3 với 60.000 người được tuyển chọn. Ngoài ra, chương trình cũng đã lấy mẫu máu của trên 40.000 người 14 ngày sau khi họ được tiêm liều vaccine thứ hai. Trong số những người tham gia dự án, các nhân viên ngoại giao và sinh viên xuất cảnh ra nước ngoài đã sử dụng vaccine của Sinopharm, không có trường hợp nào nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo việc sử dụng đơn lẻ dữ liệu từ chương trình sử dụng khẩn cấp mà không có sự so sánh với các kết quả lâm sàng khác để xác định hiệu quả của vaccine.
Indonesia giành Giải thưởng Giao thông Bền vững Toàn cầu 2021
Thành phố thủ đô Jakarta của Indonesia đã giành Giải thưởng Giao thông Bền vững Toàn cầu 2021 (STA) trao cho các chương trình giao thông công cộng tích hợp đầy tham vọng. Indonesia là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên nhận được giải thưởng danh giá này.
Một tuyến phố ở thủ đô Jakarta, Indonesia ngày 1/4/2020. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, hằng năm, Viện Chính sách Phát triển và Giao thông (ITDP) và Ủy ban STA lựa chọn trao giải cho một thành phố đã thực hiện các chiến lược nhằm cải thiện khả năng di chuyển của người dân, giảm ô nhiễm không khí, đảm bảo an toàn và khả năng tiếp cận cho người đi bộ và đi xe đạp. Năm nay, Jakarta phải cạnh tranh với nhiều thành phố lớn khác trên thế giới gồm Addis Ababa (Ethiopia), Bogota (Colombia), Auckland (New Zealand), Braga (Bồ Đào Nha), Buenos Aires (Argentina), Frankfurt (Đức) và Sao Paolo (Brazil). Năm ngoái, thành phố thủ đô của Indonesia cũng từng được trao giải Danh dự STA 2019 vì các nỗ lực phát triển mạng lưới xe buýt Transjakarta.
Lễ công bố Giải thưởng STA 2021 đã được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị Giao thông Bền vững Quốc tế Mobilize 2020 diễn ra từ ngày 26-30/10 theo hình thức trực tuyến. Lễ vinh danh sẽ được tổ chức tại thủ đô Washington (Mỹ) vào tháng 1/2021.
Trong một tuyên bố ngày 31/10, ITDP nhấn mạnh rằng giải thưởng này là kết quả của một hệ thống giao thông tích hợp bao gồm angkot (xe bus công cộng loại nhỏ) và mạng lưới Transjakarta rộng khắp, cũng như việc đưa vào vận hành hệ thống tàu điện ngầm MRT Jakarta và hệ thống đường sắt trọng tải nhẹ LRT Jakarta trong năm ngoái, qua đó tạo sự chuyển biến đối cho toàn bộ hệ thống giao thông công cộng tại khu vực thủ đô của Indonesia.
Cũng trong năm 2019, Jakarta đã biến đường hầm đi bộ Kendal bên cạnh nhà ga Sudirman tại khu vực trung tâm thủ đô thành một trong những điểm trung chuyển chính của thành phố với 6 loại hình giao thông công cộng: MRT, tàu hỏa ngoại ô Commuter Line, tàu kết nối sân bay Railink, xe buýt Transjakarta, LRT Jakarta, và hệ thống LRT vùng Đại Jakarta trong tương lai.
Theo ITDP, chiến lược tích hợp được đánh giá là thành công với việc triển khai ứng dụng thanh toán Jak Lingko cho phép hành khách sử dụng các phương tiện giao thông công cộng khác nhau với một mức phí cố định. Việc đưa vào vận hành các xe buýt điện Transjakarta và cải tạo các bến giao thông công cộng được kết nối trực tiếp với các nhà ga Commuter Line cũng góp phần vào thành công này.
Ngoài ra, trong hai năm vừa qua, thủ đô Jakarta đã cải tạo và xây mới hàng loạt cơ sở hạ tầng giao thông dành cho người đi bộ; xây dựng các làn đường dành cho người đi xe đạp với tổng chiều dài 63 km vào năm 2019 và có kế hoạch xây dựng thêm 500 km làn đường dành cho xe đạp trong thời gian tới.
Theo Giám đốc ITDP khu vực Đông Nam Á Faela Sufa, STA tôn vinh các thành phố mặc dù còn những hạn chế, nhưng đã có nhiều cố gắng để thiết lập một hệ thống giao thông công bằng, với giá cả phải chăng và bao trùm cho tất cả mọi người. Trong khi đó, Giám đốc điều hành ITDP Heather Thompson bày tỏ hy vọng rằng chiến thắng của Jakarta sẽ truyền cảm hứng cho các thành phố khác ở Indonesia và trên toàn thế giới.
8 thành phố muốn 'cấm cửa' ô tô càng sớm càng tốt trên thế giới Oslo, Buenos Aires, London,... là những thành phố không có tiếng ồn ào của động cơ, tiếng còi xe inh ỏi và những giọng nói cáu kỉnh do kẹt xe. Tại trung tâm thành phố Cairo, kẹt xe đã trở thành một chuyện thường tình. Chính phủ Ai Cập đang gấp rút giải quyết vấn đề này bằng cách quy hoạch lại các...