Hy vọng mới cho AI châu Âu sau thành công của DeepSeek
DeepSeek, với chi phí phát triển thấp nhưng hiệu quả cao, đang mở ra cơ hội cho châu Âu trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
Mô hình AI này cho thấy các công ty nhỏ vẫn có thể cạnh tranh, mở ra kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp AI châu Âu.
Biểu tượng AI DeepSeek của Trung Quốc. Ảnh: globaltimes.cn
Theo Politico, trong bối cảnh cuộc đua phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) toàn cầu đang diễn ra sôi động, một tin tức đáng chú ý từ Trung Quốc đã mang đến niềm hy vọng mới cho ngành công nghiệp AI của châu Âu. Sự xuất hiện của DeepSeek, một mô hình AI mới với chi phí phát triển thấp nhưng hiệu quả cao, đã chứng minh rằng không nhất thiết phải có nguồn lực tài chính khổng lồ mới có thể cạnh tranh trong lĩnh vực này.
DeepSeek đã gây chấn động thị trường khi tuyên bố có thể cạnh tranh ngang ngửa với OpenAI của Mỹ, trong khi chi phí phát triển khá thấp so với các phiên bản của Mỹ. Thông tin này đã tác động mạnh đến thị trường chứng khoán, khiến Nvidia – công ty thiết kế chip AI hàng đầu của Mỹ – mất gần 600 tỷ USD giá trị vốn hóa.
Lucie Aimée Kaffee, Giám đốc chính sách EU và nhà nghiên cứu ứng dụng tại nền tảng phát triển AI nguồn mở Hugging Face, nhận định: “Các mô hình AI hiệu quả chất lượng cao không còn là lĩnh vực độc quyền của những gã khổng lồ công nghệ với nguồn tài nguyên phần cứng khổng lồ nữa”. Bà Kaffee cho rằng châu Âu hoàn toàn có khả năng cạnh tranh về “hiệu quả, chuyên môn hóa và phát triển AI có trách nhiệm” với các mô hình AI “nhỏ” như DeepSeek.
Video đang HOT
Thành công của DeepSeek đặc biệt có ý nghĩa đối với châu Âu trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố dự án đầu tư lên tới 500 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo, dẫn đầu bởi Softbank, Oracle và OpenAI. Trước đây, việc châu Âu không có những tập đoàn công nghệ có khả năng đầu tư hàng tỷ euro vào phần cứng AI được xem là điểm yếu nghiêm trọng. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh của DeepSeek cho thấy các công ty châu Âu như Mistral của Pháp, Aleph Alpha của Đức và nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn vẫn có cơ hội giành thị phần trong cuộc đua AI với chi phí hợp lý.
Nathan Benaich, đối tác tại công ty đầu tư Air Street Capital, nhấn mạnh rằng điều này mở ra cơ hội cho các công ty khởi nghiệp có thể “đạt được hiệu suất tốt với chi phí thấp hơn đáng kể”.
Quan điểm này cũng được Nick Clegg, chuyên gia vận động hành lang hàng đầu của Meta, chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos khi ông cho rằng châu Âu vẫn có thể dẫn đầu trong lĩnh vực xây dựng các ứng dụng AI thực tế dựa trên các mô hình hiện có.
Thomas Regnier, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu, tổng kết: “Điều này cho thấy cuộc đua về AI vẫn chưa kết thúc”. Phát biểu này phản ánh đúng tinh thần lạc quan thận trọng của châu Âu trong cuộc đua AI toàn cầu, khi họ nhìn thấy cơ hội phát triển theo hướng riêng, tập trung vào hiệu quả và trách nhiệm, thay vì chạy đua về nguồn lực tài chính.
Nhân viên Lầu Năm Góc sử dụng DeepSeek - AI 'siêu việt' của Trung Quốc
Theo thông tin từ Bloomberg, các nhân viên quân sự tại Lầu Năm Góc đã sử dụng phiên bản AI đầu tiên của DeepSeek - công ty khởi nghiệp Trung Quốc đang nổi đình đám - trong nhiều tháng.
Nhân viên của Lầu Năm Góc đã sử dụng các phiên bản AI của DeepSeek trong nhiều tháng. Ảnh: SOPA Images
Bloomberg cho hay các nhân viên Lầu Năm Góc đã tải xuống phiên bản đầu tiên của mô hình trí tuệ nhân tạo tạo sinh do công ty khởi nghiệp Trung Quốc phát triển, xuống máy trạm của họ kể từ mùa thu năm 2024. Các chuyên gia công nghệ thông tin của Lầu Năm Góc chỉ bắt đầu chặn một phần việc sử dụng DeepSeek sau khi công cụ này gần đây trở nên phổ biến.
Đầu tháng 1 này, DeepSeek đã công bố mô hình AI nguồn mở mới nhất của mình, R1, được họ tuyên bố là vượt trội hơn các sản phẩm hàng đầu từ các nhà phát triển Mỹ, bao gồm cả ứng dụng ChatGPT của OpenAI, trong một số trường hợp. Khả năng truy cập của mô hình R1 - cho phép bất kỳ ai tải xuống và chạy miễn phí trên máy chủ của riêng họ - đã khuấy động cộng đồng nguồn mở và gây ra đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ Mỹ vào đầu tuần này, ngày 27/1.
Cơ quan Hệ thống Thông tin Quốc phòng (DISA), đơn vị quản lý mạng công nghệ thông tin của Lầu Năm Góc, đã có động thái chặn quyền truy cập vào trang web của công ty khởi nghiệp Trung Quốc DeepSeek vào cuối ngày 28/1 sau khi nhiều nhân viên quốc phòng đã sử dụng chatbot AI mới nhất của họ trong ít nhất hai ngày. Thông tin này được Bloomberg đưa, trích dẫn lời các quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên.
Các chuyên gia của DISA hiện đang đán.h giá mức độ sử dụng trực tiếp DeepSeek của nhân viên Lầu Năm Góc thông qua trình duyệt web. Khi truy cập thông qua trang web của công ty hoặc các ứng dụng phổ biến trên Apple App Store và Google Play, chính sách bảo mật của DeepSeek chỉ ra rằng dữ liệu người dùng được lưu trữ trên các máy chủ ở Trung Quốc và được quản lý theo luật pháp Trung Quốc.
Bất chấp các hạn chế, hàng nghìn nhân viên Lầu Năm Góc vẫn tiếp tục sử dụng AI do Trung Quốc đào tạo thông qua nền tảng web được nền tảng web Ask Sage - vốn cung cấp quyền truy cập vào nhiều mô hình, bao gồm cả mô hình của DeepSeek - được lưu trữ trên các máy chủ riêng của công ty tại Mỹ.
Trước đó, một số nhân viên quốc phòng Mỹ cũng đã tải xuống phiên bản DeepSeek vào máy trạm của họ sớm nhất là vào mùa thu năm 2024, theo nguồn tin của Bloomberg.
Vào thời điểm đó, nhóm an ninh của Bộ Quốc phòng được cho là "không thấy rõ" mối liên hệ với Trung Quốc và các lượt tải xuống không gây ra mối lo ngại ngay lập tức.
Mối quan tâm ngày càng tăng đối với DeepSeek đã thúc đẩy quân đội Mỹ định vị và xóa mã khỏi các chatbot có nguồn gốc từ Trung Quốc trên máy của nhân viên. Hải quân Mỹ cũng đã cấm mọi hành vi sử dụng DeepSeek, với lý do lo ngại về an ninh và đạo đức liên quan đến nguồn gốc của mô hình này. Trong khi đó, Không quân Mỹ chưa ban hành hướng dẫn cụ thể về DeepSeek nhưng cấm sử dụng thông tin công khai nhạy cảm trong các hệ thống AI tạo ra thương mại mà không có sự chấp thuận thích hợp.
Giám đốc điều hành kiêm đồng sáng lập OpenAI, ông Sam Altman thừa nhận DeepSeek R1 là một "mô hình ấn tượng, đặc biệt là về những gì chúng có thể mang lại với mức giá này". Ông Altman cũng viết trên mạng xã hội X: "Rõ ràng là chúng tôi sẽ cung cấp các mô hình tốt hơn nhiều và cũng thực sự phấn khích khi có một đối thủ cạnh tranh mới!", đồng thời cam kết sẽ "giới thiệu những phiên bản mới".
Mặc dù chính phủ Mỹ đã áp dụng các lệnh trừng phạt đáng kể nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các thiết bị điện tử tiên tiến quan trọng đối với ngành công nghiệp AI và phương tiện sản xuất của Trung Quốc, DeepSeek vẫn có thể sánh ngang với hiệu suất của các đối thủ cạnh tranh do Hoa Kỳ và Ấn Độ sở hữu bằng cách sử dụng ít năng lực tính toán hơn nhiều.
"Thay vì kìm hãm sự đổi mới của Trung Quốc, Washington có thể đã kích thích họ", tờ Financial Times nhận xét
Công ty khởi nghiệp Trung Quốc DeepSeek tuyên bố họ đã phát triển một mô hình AI có tính cạnh tranh cao mà không cần tiếp cận với các chip tiên tiến của Mỹ, với giá chi phí chưa đầy 6 triệu USD, so với mức đầu tư hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ USD của các "ông lớn" công nghệ Mỹ.
Tổng thống Donald Trump, người đã chỉ định phát triển AI là ưu tiên hàng đầu cho chính quyền của mình, gọi sự ra mắt của DeepSeek là "lời cảnh tỉnh" cho ngành công nghiệp AI của Mỹ, buộc các công ty Mỹ phải tiến lên và cạnh tranh. Tuần trước, ông công bố Stargate, một sáng kiến xây dựng các trung tâm dữ liệu trên khắp nước Mỹ để làm xương sống cho các dự án AI trong tương lai, với mục tiêu đầu tư lên tới 500 tỷ USD.
Hạ viện Mỹ cấm dùng DeepSeek Hạ viện Mỹ cảnh báo không sử dụng ứng dụng DeepSeek của Trung Quốc trong khi các nhà lập pháp kêu gọi cấm xuất khẩu chip mà ứng dụng này đang sử dụng. Trang Axios ngày 30.1 đưa tin rằng quan chức lãnh đạo hành chính Hạ viện Mỹ đã gửi thông báo đến các văn phòng nghị sĩ, yêu cầu không sử...