Hy vọng cho sự ổn định tại Israel
Đúng 7h ngày 23/3 (12h cùng ngày giờ Việt Nam), người dân Israel bắt đầu đi bỏ phiếu bầu quốc hội (Knesset) khóa 24, với hy vọng sẽ góp phần để sớm đưa quốc gia Trung Đông này thoát khỏi thế bế tắc chính trị kéo dài.
Cử tri Israel nghiên cứu thông tin về cuộc bầu cử. Ảnh tư liệu: Quang Minh/TTXVN
Hiếm có quốc gia nào trên thế giới chỉ trong vòng 2 năm đã có tới 4 cuộc tổng tuyển cử như Israel. Ba cuộc bầu cử trước diễn ra vào tháng 3/2019, 9/2019 và 3/2020. Sau cuộc bầu cử năm ngoái, các bên đã đàm phán và thành lập được một chính phủ quốc gia thống nhất, bao gồm cả các đảng ủng hộ Thủ tướng Benjamin Netanyahu và đảng đối lập. Tuy nhiên, chính phủ này cũng chỉ tồn tại được 7 tháng và buộc phải giải tán vào tháng 12/2020, mở đường cho một cuộc bầu cử lần thứ tư trong một thời gian ngắn kỷ lục.
Thực tế trên phản ánh một nền chính trị bị phân mảnh sâu sắc. Quốc hội có tổng số 120 ghế dự kiến sẽ được bầu nhưng đã có tới 39 đảng đăng ký tranh cử, trong số đó lại có những đảng là liên minh của một vài đảng khác. Theo luật bầu cử Israel, ngưỡng tối thiểu để một đảng có chân trong quốc hội là 3,25% tổng số phiếu bầu. Tỷ lệ rất thấp này khiến cho khả năng một đảng giành được 61 ghế – mức quá bán để có thể đứng ra thành lập chính phủ – là một nhiệm vụ vô cùng khó, thậm chí kể cả sau khi đã kết hợp với các đảng cùng phe. Trong các cuộc bầu cử gần đây, đảng có uy tín cao nhất cũng chỉ giành được khoảng trên 30 ghế, còn quá xa để có thể chạm mức quá bán.
Ước tính sẽ có trên 6,5 triệu cử tri đủ tư cách bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lần này, tăng 124.800 người so với cuộc bầu cử năm ngoái. Trong đó, 78% là người Do Thái, 17% là người Arab, còn lại là các cộng đồng và tôn giáo khác. Thông thường, số lần bầu cử quá dày đặc sẽ tạo cảm giác “ngán ngẩm” cho cử tri, khiến họ không còn hứng thú tới các điểm bỏ phiếu. Tuy nhiên, các cuộc thăm dò cho thấy số người tham gia bỏ phiếu lần này sẽ cao hơn những lần trước. Ngoài nguyên nhân khó khăn đi lại do dịch bệnh COVID-19 đã làm giảm số người Israel đi du lịch trong năm nay, lực lượng cử tri khối Arab cũng hào hứng đi bỏ phiếu để tranh thủ thời gian mà ông Netanyahu đang đối mặt với một số vụ việc ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín cá nhân. Bên cạnh đó, một số đảng ngấp nghé ngưỡng tối thiểu đang kêu gọi cử tri tăng cường đi bầu để tránh nguy cơ bị gạt ra khỏi quốc hội. Trên thực tế, số lượng cử tri có xu hướng tăng lên trong các cuộc bầu cử gần đây: 68,5% trong cuộc bầu cử tháng 4/2019, 69,8% tháng 9/2019 và 71,5% trong cuộc bầu cử tháng 3/2020.
Tuy nhiên, dịch COVID-19 đang là một yếu tố khiến cuộc bầu cử lần này trở nên khó đoán, cả về số lượng cử tri và định hướng bỏ phiếu. Do quy định về phòng chống dịch bệnh, các chiến dịch tuyên truyền bầu cử của các đảng phái ở Israel năm nay chủ yếu được thực hiện trực tuyến qua mạng Internet hoặc tập trung vào một số hoạt động mục tiêu. Các cuộc tụ tập biểu dương lực lượng hoặc biểu tình phản đối cũng ít đi. Để phục vụ các cử tri là bệnh nhân COVID-19 hoặc đang trong thời gian cách ly, Ủy ban Bầu cử Israel đã cho lắp đặt 500 điểm bầu cử với 800 hòm phiếu riêng. Cử tri có thể tự đi hoặc có thể chọn đi bằng những taxi được chỉ định phục vụ riêng các đối tượng này. Theo điều tra của Viện Dân chủ Israel (IDI), số lượng cử tri có tâm lý do dự đang tăng mạnh, trong nhóm cử tri ủng hộ các đảng trung dung, 34% vẫn chưa quyết định bỏ phiếu cho đảng nào, tăng mạnh so với 8% trong cuộc bầu cử năm ngoái; trong khi 19% cử tri ủng hộ các đảng cánh tả cũng đang đắn đo, so với 9% lần bầu cử trước.
Thủ tướng Netanyahu thời gian qua đã phải nỗ lực rất nhiều để lôi kéo cử tri ủng hộ ông trong cuộc chiến “một mất một còn” nhằm phá vỡ thế bế tắc để thành lập bằng được một chính phủ liên minh. Là thủ tướng tại vị lâu nhất trong lịch sử Israel, ông Netanyahu đang phải đối mặt với một loạt thách thức, nghiêm trọng nhất là những phiên tòa hình sự chống lại ông với các cáo buộc tham nhũng và vi phạm ủy thác. Mặc dù phiên tòa tiếp theo với giai đoạn đưa ra chứng cứ đã được hoãn lại, nhưng nguy cơ bị kết án là rất cao một khi ông không còn giữ được ghế. Ngoài một nền kinh tế tăng trưởng liên tục trong những năm qua và uy tín quốc tế nổi lên trong năm 2020 sau khi Israel ký kết một loạt thỏa thuận hòa bình với các quốc gia Hồi giáo/Arab, ông Netanyahu đang đặt cược hoàn toàn vào chính sách chống dịch COVID-19, đặc biệt là một chiến dịch tiêm chủng vaccine thần tốc mang lại hiệu quả cao, đã được quốc tế thừa nhận.
Trong bối cảnh chính trường Israel chưa xuất hiện một nhân vật hoặc đảng chính trị khác đủ tầm cỡ và uy tín, cuộc bầu cử lần này có thể coi là một cuộc đấu giữa phe bảo vệ Thủ tướng Netanyahu và phe chống lại ông. Nói cách khác, đó là một cuộc trưng cầu dân ý về việc ông Netanyahu có nên tiếp tục lãnh đạo đất nước hay không. Các cuộc thăm dò dư luận sát ngày bầu cử vẫn cho thấy một tình huống bế tắc. Theo đó, đảng Likud của Thủ tướng Netanyahu hiện dẫn đầu với số phiếu được dự đoán dao động trong khoảng 30-32 ghế, nhưng dù có cộng thêm các đảng cùng phe ủng hộ thì vẫn chưa đủ để thành lập một chính phủ liên minh. Phe đối lập cũng vậy, chỉ giành được khoảng 56 ghế. Như vậy, hai đảng Yamina và Ra’am – hiện đều chưa khẳng định lập trường sẽ về phe nào – sẽ nắm những vai trò quyết định để chính trường Israel thành lập được một chính phủ ổn định sau lần bầu cử này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bản thân trong phe chống ông Netanyahu cũng diễn ra một cuộc cạnh tranh giữa các đảng cánh tả và cánh hữu; giữa đảng của người Do Thái chính thống và đảng thế tục, giữa đảng tôn giáo này với đảng tôn giáo khác. Muốn thành lập được chính phủ liên kết, họ phải gạt sang bên những bất đồng. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy việc này là khó xảy ra. Với tình thế chưa rõ ràng, trong cuộc bầu cử này, Thủ tướng Netanyahu chỉ cần không thua là có thể thắng, bởi đơn giản là nếu không bên nào thành lập được chính phủ liên minh, ông sẽ tiếp tục đảm nhận ghế thủ tướng tiếp 6 tháng, cho đến khi cuộc bầu cử thứ năm được thực hiện. Đây cũng là kịch bản có chiều hướng cao nhất hiện nay.
Theo luật định, sau bầu cử, các đảng chính trị ở Israel sẽ phải gặp Tổng thống Reuven Rivlin để đề cử đại diện của một đảng có nhiệm vụ đứng ra thảo luận thành lập chính phủ. Tổng thống sẽ chỉ định một đại diện được số phiếu giới thiệu cao nhất trước ngày 6/4/2021. Đại diện này sẽ có 6 tuần để đàm phán thành lập một liên minh với ít nhất 61/120 ghế trong nghị viện. Nếu không thể đạt được thỏa thuận, Tổng thống sẽ chỉ định một đại diện khác. Nếu tiến trình này không kết thúc trước ngày 6/7/2021, một cuộc bầu cử mới sẽ tự động được xúc tiến.
Thực tế cho thấy không phải lời cam kết trước bầu cử nào cũng sẽ được thực hiện, nhất là sau khi kết quả bầu cử đã rõ, với những lợi thế và yếu thế của mỗi bên được đặt trên bàn đàm phán. Ví dụ của ông Benny Gantz thuộc đảng “Xanh và Trắng” trong cuộc bầu cử lần trước đã cho thấy, các đảng có thể nói rằng họ không thể ngồi cùng với nhau, nhưng khi bắt đầu thực sự cuộc đàm phán thành lập liên minh, thì hành động của họ sẽ khác. Có thể vì lợi ích cá nhân, lợi ích của đảng, hoặc cao hơn nữa là lợi ích quốc gia, họ sẽ phải tìm cách thương lượng và thỏa hiệp để đi đến thống nhất.
Hầu hết các chính trị gia Israel đều đã công khai nói rằng họ sẽ làm mọi thứ có thể để tránh phải tổ chức thêm một cuộc bầu cử nữa. Bởi một cuộc bầu cử nữa sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế đang hồi phục của Israel và khiến niềm tin của người dân vào chính phủ, vốn đang ở mức thấp kỷ lục, sẽ tiếp tục bị xói mòn. Kỳ bầu cử này là cơ hội để không chỉ người dân mà cả các đảng phái ở Israel có thể hy vọng vào một sự ổn định. Một cuộc bầu cử lần thứ năm trong vòng 2 năm chắc chắn sẽ không tốt cho hệ thống chính trị và sự ổn định của Israel.
Thủ tướng Israel bị tố mang quần áo đến Nhà Trắng giặt miễn phí
Thủ tướng Benjamin Netanyahu nhiều lần mang theo valy quần áo bẩn trong các chuyến công du để nhờ nhân viên Nhà Trắng giặt hộ, theo quan chức Mỹ.
Việc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu mang nhiều valy, túi đựng đầy quần áo bẩn đến Nhà Trắng để giặt miễn phí nhân các chuyến công du đã trở nên quen thuộc với các nhân viên làm việc tại nhà khách của Tổng thống Mỹ những năm qua, theo các quan chức thông thạo vấn đề.
Lãnh đạo các nước tới Mỹ công du thường được nhân viên nhà khách ở Nhà Trắng giặt là quần áo miễn phí, nhưng họ hiếm khi tận dụng đặc quyền này, bởi thời gian lưu trú ngắn và lịch trình bận rộn.
"Gia đình ông Netanyahu là những người duy nhất thực sự mang theo các valy đựng quần áo bẩn để chúng tôi giặt là", một quan chức Mỹ giấu tên cho biết. "Việc này lặp lại trong nhiều chuyến công du và chúng tôi cho rằng đó rõ ràng là hành động có chủ đích".
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái) và Tổng thống Donald Trump trong buổi lễ ở Nhà Trắng hôm 15/9. Ảnh: AP.
Giới chức Israel phủ nhận việc ông Netanyahu lạm dụng dịch vụ giặt là của Mỹ, gọi những cáo buộc này là "vô lý", nhưng thừa nhận ông từng vướng phải nhiều cáo buộc liên quan đến việc giặt là trong quá khứ.
Năm 2016, Netanyahu từng kiện văn phòng của mình và Bộ trưởng Tư pháp Israel nhằm ngăn họ công bố các hóa đơn giặt là của ông theo đạo luật tự do thông tin của nước này. Thẩm phán đã đứng về phía Netanyahu và chi tiết hóa đơn giặt là của ông vẫn được giữ kín chờ kháng cáo tại Tòa án Tối cao.
Bên cạnh đó, Thủ tướng 70 tuổi của Israel còn vướng vào nhiều cáo buộc tham nhũng và làm dấy lên những cuộc biểu tình phản đối ông hồi tháng này. Ông Netanyahu từng bị truy tố hồi tháng 11/2019 với cáo buộc tham nhũng liên quan đến việc nhận gần 200.000 USD quà cáp từ các giám đốc kinh doanh và móc nối với các ông trùm truyền thông để được đưa tin tức có lợi. Phiên tòa đã mở hồi tháng 5 và dự kiến mở lại vào tháng 1/2021.
Đại sứ quán Israel ở Washingon ra thông cáo cho rằng cáo buộc giặt là trên là một nỗ lực làm lu mờ sự thành công của thỏa thuận bình thường hóa quan hệ mà Israel, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã ký tại Nhà Trắng vào tuần trước.
"Những cáo buộc vô lý và vô căn cứ này nhằm hạ thấp thành tựu của Thủ tướng Netanyahu trong hội nghị thượng đỉnh hòa bình lịch sử hôm thứ ba do Tổng thống Trump làm trung gian tại Nhà Trắng", thông cáo có đoạn.
Sứ quán Israel thêm rằng nhu cầu giặt là của ông Netanyahu tương đối khiêm tốn trong chuyến công du gần nhất.
"Trong chuyến đi này, Thủ tướng không sử dụng dịch vụ giặt khô, chỉ giặt vài chiếc sơ mi cho cuộc họp chung, vest của Thủ tướng và váy của phu nhân Netanyahu được là cũng dành cho các sự kiện công khai. Hai bộ pyjama mà Thủ tướng mặc trong chuyến bay 12 tiếng từ Israel đến Washington cũng được giặt", sứ quán giải thích.
Một quan chức Mỹ khác cho biết trong chuyến thăm Nhà Trắng tuần trước, ông Netanyahu không mang theo nhiều valy quần áo bẩn giống những lần trước.
Tranh cãi về hoạt động giặt là của Netanyahu bắt nguồn từ các bản ghi âm của cựu trợ lý thân cận được công bố vào năm 2018 trong phiên tòa hình sự xét xử ông. Người trợ lý, Nir Hefetz, nói rằng Sara, vợ của Netanyahu, "đã làm đủ mọi cách để che giấu mọi khoản chi phí".
"Mỗi chuyến đi có ít nhất 4 hoặc 5 vali chứa đầy đồ để giặt là. Các nhà báo đã hỏi tôi về điều đó và tôi đã kiểm tra các hóa đơn. Không có gì xuất hiện trong các hóa đơn, bằng cách nào đó họ đã giấu nó đi", Hefetz nói.
Ông Netanyahu phủ nhận hành vi sai trái trong phiên tòa, mô tả đây là một cuộc săn phù thủy chính trị của phe cánh tả nhằm loại bỏ ông.
Trong những tuần gần đây, tư dinh của thủ tướng Israel là nơi chứng kiến các cuộc biểu tình diễn ra hàng tuần, thu hút hàng chục nghìn người tham gia, cáo buộc ông tham nhũng và xử lý yếu kém đại dịch Covid-19 trong bối cảnh số ca nhiễm tăng mạnh.
Nhằm kiểm soát dịch bệnh, Israel đã áp dụng các biện pháp hạn chế đối với hoạt động đi lại và tụ tập. Các cuộc biểu tình được coi là ngoại lệ, nhưng cảnh sát đã công bố hướng dẫn giãn cách xã hội mới cho người biểu tình vào tuần trước.
Thủ tướng Israel hủy công du vì lo ngại tên lửa phiến quân Thủ tướng Netanyahu hủy chuyến đi tới UAE vào phút cuối vì không thể bay qua Arab Saudi do lo ngại lực lượng Houthi tại Yemen tập kích tên lửa. Chuyến thăm Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đầu tiên của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, dự kiến diễn ra hồi cuối tuần trước, bị hủy hôm 11/3. Thủ tướng Netanyahu...