Hy sinh vì “tình”
Em là để yêu chứ không phải để hy sinh, để chết hay để phát điên vì anh. Dạo trước, chuyện tình anh thạc sỹ bỏ người yêu 11 năm khiến cô này hóa điên làm rất nhiều người lên cơn phẫn nộ. Chuyện không biết là thật hay phịa, nhưng dân tình phải nói là được phen rần rần. Từ đàn ông cho đến phụ nữ, hầu hết (nếu không muốn nói là tất cả) comment tôi đọc hay những gì tôi nghe được trong những buổi café đều là lên án kịch liệt “thằng” thạc sỹ khốn nạn, vong ơn bội nghĩa, có mới nới cũ này, đi cùng với hàng lô lốc lời trù ếm rất dã man dành cho anh chàng. Nhất là sau bài biện minh của một người tự xưng là “chàng thạc sỹ” thì đã tảng ném càng bạo tay hơn. Đại khái, “ý tình” của mọi người là như thế này:
Người ta đã hy sinh một đời để nuôi mình ăn học như thế mà bây giờ phủi tay, thể loại này chỉ còn nước đi chết đi!
Người ta xấu xí tàn tạ vì nuôi mày đấy, không có não để hiểu à?
Người ta sống với nhau không còn tình thì còn nghĩa, sao ăn ở thất đức thế?
Thạc sỹ hỡi, anh ở đâu cho em xin danh tánh và cái ảnh chân dung, đặng ra đường mà thấy thì em còn né!
Thậm chí câu chuyện ngày càng diễn biễn gay cấn hơn, khi bỗng dưng từ đâu xuất hiện thêm những nhân vật giấu mặt muốn được “nhập vai” trong vở kịch tâm lý gia đình này, đăng đàn viết những bài như: “Nếu như tôi là vợ mới của thạc sỹ phụ tình”, sau đó độc diễn khá lâm ly: “Tôi không có lỗi, nhưng có thể hạnh phúc trên nỗi đau của người khác không?” bla bla. Nói chung, câu chuyện mà nghe qua đã thấy đến hơn 80% là phịa này (đến cả tấm hình chụp bác sỹ khám cho chị gái kia cũng là “bác sỹ đang khám cho bệnh nhân khác”???) sở dĩ gây được hiệu ứng rầm rộ trên mạng, được dân tình hào hứng góp chuyện, share ầm ầm trên “nhà” mình, ấy có lẽ là vì nó đánh trúng hoàn cảnh và tâm lý của đại đa số. Ai cũng ghét kẻ phản bội, ai cũng sợ sự hy sinh và chịu đựng của mình trở nên vô nghĩa, ai cũng lo lắng một ngày nào đó người mình yêu bỗng dưng nhìn mình như đống rác và ca bài ca “hoa kia mới là nhất”.
“Em yêu anh” “Anh cũng thế!”
Tôi chưa từng thấy câu chuyện cười nào xuất hiện nhiều ở đời thật như câu chuyện này: “Em yêu anh”, “Anh cũng thế! Anh cũng yêu anh lắm!”. Đó cũng là lý do vì sao tôi đang dần chán đi café với đám bạn gái cũ. Bởi vì buổi café với các nàng đã có chồng hoặc đã có người yêu cho dù có là buổi kể xấu chàng các kiểu, chê chàng các kiểu, chán chàng các kiểu thì suy cho cùng, nó cũng giống như thể một cuộc thi xem ai là người có khả năng yêu chàng nhất. Nội dung thi bao gồm các đề sau:
Giả vờ lên đỉnh ngay cả khi chưa bao giờ chán hơn thế.
Phẫn nộ vì anh yêu vứt ngay quả đồ dơ lên giường ngủ nhưng chàng mà động tay vào việc nhà thì lại thấy ray rứt, hoặc vì quá hạnh phúc mà chạy đến choàng tay ôm chàng: “Thôi lần sau anh cứ để đấy, em làm hết cho!”.
Mua tặng chàng new iPad sau đó phân vân không biết nên lựa con điện thoại nào rẻ rẻ cho mình đây.
Cười ha hả khi nhận quà là một cái mũ bảo hiểm từ chàng, xuýt xoa khen ngợi trong khi lòng chưa bao giờ đau đớn đến vậy: “Công nhận, em chưa thấy quả mũ bảo hiểm nào bo tròn thế này, ôm sát đầu thế này, mà lại rất thoáng mát. Sao anh yêu biết được cỡ đầu của em hay thế?” (chàng sẽ tự hào nứt mũi ra, phải là thiên tài mới nắm rõ chuyện size đầu của người yêu đấy!).
Ý thức rõ các lĩnh vực sau là chuyên môn của phụ nữ, sẽ là sự sỉ nhục nếu như để người đàn ông của mình mon men đến gần: Tắm cho chó, giặt đồ, lau nhà, nấu ăn, chùi rửa bồn tắm, thu dọn tóc tai sau khi tắm rửa xong… (sẽ còn cập nhật thêm trong danh sách “Việc nhà”).
Luôn phải nắm rõ chàng thích ăn ớt đỏ hay ớt xanh, nước mắm bao nhiêu độ đạm, giò heo ăn với nước chấm nào mới là chuẩn, trong khi chàng thì alo cho con bạn thân của mình để hỏi: “Cô ấy đi giày size bao nhiêu ấy nhỉ? Đang đi lựa quà sinh nhật”.
Video đang HOT
Người ta cho dù có yêu bạn đến đâu cũng không thể yêu vô điều kiện mãi được (Ảnh minh họa)
Nói tóm lại, nếu như tôi thực sự có cơ hội được tham gia vào cuộc thi này, chắc chắn tôi sẽ là thí sinh dở tệ nhất trong lịch sử. Bởi vì tôi không hiểu nổi phụ nữ chúng ta sao lại phải hy sinh cảm xúc của mình để sống cho cảm xúc của người khác nhiều đến thế? Chẳng lẽ cảm xúc của đàn ông thì đáng quý còn phụ nữ thì vứt đi? Chẳng lẽ thang đo giá trị của người phụ nữ chỉ có hai hạng mục duy nhất là sự chịu đựng và hy sinh? Chúng ta thán về đàn ông nhưng vẫn đặt họ lên trên mình, thế là nghĩa lý gì?
Cô gái tên Hằng trong câu chuyện, không phải tôi không thấy xót xa cho cô nàng (cho dù Hằng không thực sự tồn tại, tôi vẫn chắc rằng có rất nhiều cô gái cũng đang sống như cô ấy), nhưng tôi cũng tự hỏi vì lẽ gì chúng ta chỉ thấy phẫn uất giùm Hằng khi bị người yêu 11 năm bỏ rơi, mà không hỏi cô ấy rằng: “Sao lại để mọi chuyện đến nông nỗi này?”.
Sự hy sinh của phụ nữ liệu có “đổi” được tình yêu?
Bài ngụy biện của người tự xưng mình là anh thạc sỹ kia quanh đi quẩn lại hai nội dung chính:
Hằng bây giờ chỉ tồn tại trong cuộc sống anh ta như một thói quen.
Hằng từ một công chúa trở thành “con mụ quê trớt”, tính tình khó gần, già nua, cũ kỹ. Nói chung là chán kinh khủng lắm rồi!
Người ta ném đá anh ta cũng vì hai gạch đầu dòng này. Chàng thạc sỹ bị mắng chửi là có trăng quên đèn, tham phú phụ bần, vô ơn bạc nghĩa. Nhưng khi đọc những dòng này, cảm xúc của tôi hoàn toàn khác:
Người phụ nữ không biết yêu bản thân mình thì cũng không thể ép ai khác phải yêu mình.
Người phụ nữ chỉ còn trói chân người đàn ông của mình bằng chữ “nghĩa” thì tội nghiệp lắm.
Không phải tôi không ghét gã thạc sỹ kia (nếu thực sự gã có tồn tại), nhưng tôi thấy đau đớn cho phụ nữ nhiều hơn và tức giận với cái cách mà đám đông đang hành xử.
Trong trường hợp này, ném đá gã đàn ông và xót xa cho người phụ nữ chỉ càng khiến cho phụ nữ trở nên tồi tệ hơn mà thôi! Mới cách đây vài ngày, một chị đồng nghiệp vừa mới alo cho tôi tám chuyện, sẵn tiện than thở một câu: “Phụ nữ mình sao nhiều người còn “mông muội” quá!”. Chúng ta được nuôi dạy rằng phụ nữ phải có những đức tính tốt đẹp như nhẫn nhục, chịu đựng, hy sinh, nhưng không được dạy rằng “tất cả đều có giới hạn!”. Trong khi phụ nữ nào cũng tự hào rằng, mình tự chủ, mình đầy “nữ quyền”, mình bình đẳng với đàn ông nhưng bản thân họ lại cư xử theo kiểu rất “cửa dưới” trong tình yêu bởi một quan niệm ngu ngốc rằng mình càng hy sinh, anh ấy sẽ càng yêu mình.
Thế liệu bạn sẽ thấy thế nào khi chứng kiến một phiên tòa ly hôn, mà ở đó, khi người vợ nói trong nước mắt những gì cô phải hy sinh vì sự nghiệp của chồng như bỏ việc ở nhà trông con, ăn tiêu tằn tiện, tích cóp từng đồng… blah blah blah thì nhận được câu nói nhẹ bẫng của ông chồng “Ai khiến cô?”.
Đàn ông là vậy, họ không yêu cầu bạn phải hy sinh nên họ chẳng có lý do gì để băn khoăn hay thấy áy náy gì về sự hy sinh của bạn. Tất cả là do chính bạn vẽ ra, chính bạn tưởng tượng rằng, chàng ta chắc sẽ phải cảm động lắm, và chính bạn cắm đầu vào thể hiện tình yêu bằng sự hy sinh với hy vọng “đổi” lại được tình yêu của đối tác. Đàn ông không phải phụ nữ mà dễ bị cảm kích hay lay động bởi những hành động “ cam tâm tình nguyện” như thế.
Có thể lấy ví dụ thế này, phụ nữ khi thấy anh nào quyết chết vì mình thì cảm thấy ngất ngây lắm vì có người yêu mình nhiều đến vậy; còn với đàn ông thì ngược lại, trong đầu họ chỉ nghĩ một điều “đúng là con dở hơi phiền phức”. Họ đơn giản và thực tế, nghe hơi chua chát nhưng có lẽ đa phần họ chỉ “cảm động” khi thấy bạn mặc một chiếc áo cổ sâu hoặc một chiếc váy bó sát, không liên quan đến sự hy sinh.
Có bao nhiêu cô gái đang sống như Hằng trong câu chuyện trên? Có bao nhiêu cô gái yêu một người đàn ông đến mức quên béng cả bản thân mình là ai? Bao nhiêu cô gái từ “công chúa” hóa “vịt đen” với niềm tin rằng “là vịt nhưng có công nên kiểu gì chàng cũng “phải” yêu”? Bao nhiêu cô gái đặt hạnh phúc, sự nghiệp, học vấn… của người yêu lên trước những nhu cầu và ước mơ của bản thân mình?
Tôi thành thật khuyên các cô gái, hãy biết giới hạn sự hy sinh của mình. Bạn có thể xem một người đàn ông là cả thế giới, nhưng đừng quên bạn phải là một người phụ nữ hạnh phúc trong thế giới ấy! Hay nói cách khác, bạn có thể hy sinh, nhưng mọi thứ phải công bằng. Như một chị bạn của tôi, lấy một ông chồng 7 năm trời học một tấm bằng tiến sỹ vẫn không xong. Học bổng đã hết hạn từ lâu, chị tôi phải nai lưng ra đi làm kiếm tiền, nuôi chồng ăn học, nuôi cả gia đình 3 miệng ăn, nuôi luôn hai chiếc xe còn phải trả góp thêm vài năm nữa. Nhưng chị tôi may mắn không lâm vào bi kịch của những-cô-gái-như-Hằng bởi chị hy sinh có điều kiện.
Trong thời gian 7 năm nuôi chồng ấy, chị vẫn đảm bảo chồng “phải” san sẻ được gánh nặng với mình như chăm con khi chị đi công tác, dọn dẹp nhà cửa và nấu cơm khi chị đi làm… Bằng sự khéo léo chị trở thành chủ lực kinh tế của gia đình nhưng lại không bao giờ làm chồng tự ái. Chồng chị vẫn vui vẻ ở nhà chăm con, nấu cơm để vợ có thời gian đi spa chăm sóc bản thân vì khi đêm đến bên anh sẽ vẫn là con mèo con mềm mượt chứ không phải một con vịt đen lắm điều suốt ngày ra rả “anh được thế này là nhờ tôi nên anh “phải” yêu tôi”. Chị tôi yêu chồng, nhưng cũng không quên yêu mình. Dù điều ấy đôi khi khó biết bao!
“Em là để yêu”
Một câu ngắn gọn nhưng hoàn hảo cho những cô gái thấy-mình-giống-Hằng. Hãy nhắc mình và nhắc chàng mỗi ngày điều này: Em là để yêu chứ không phải để hy sinh, để chết hay để phát điên vì anh. Mà ai có thể yêu em được nếu em vì anh mà làm con rùa nơi xó cửa hay con quạ xấu hoắc kêu quàng quạc? Ai có thể yêu em được khi vì anh mà em còn không nhớ mình là ai? Ai có thể yêu em được khi vì anh mà em không còn nhớ gì đến cái gọi là tình yêu? Chính vì xác định “em là để yêu” nên các chị em cần phải làm những điều này:
Bạn phải luôn ở trong trạng thái đẹp nhất, tốt nhất, giỏi nhất có thể. Người ta cho dù có yêu bạn đến đâu cũng không thể yêu vô điều kiện mãi được. Hãy cho anh ấy lý do để thấy rằng bạn hấp dẫn, đáng yêu, quyến rũ.
Người phụ nữ đáng để yêu luôn giữ được sự tự chủ trong cuộc sống. Họ không phụ thuộc, không ỷ lại, không đột ngột ngã nếu điểm tựa bị rơi, không mất hết tất cả nếu “tất cả” đó của họ ra đi!
Phụ nữ nên có nhiều giá trị để theo đuổi, có nhiều mục đích sống, có nhiều hạnh phúc khác nhau. Vì thế, họ dễ dàng đứng dậy hơn nếu có biến cố.
Bạn là để yêu, nên vì thế đừng bao giờ vì ai mà chấp nhận tự hủy hoại mình.
Theo 24h
Chiêu tra khảo vợ của "Đệ nhất ghen"
Nguyễn Văn Trận
Khi vợ ngủ say, Trận cho rằng cô "đi cả ngày với giai" đã mệt nên nhắm mắt là thiếp đi. Còn nếu tỉnh, anh ta đay nghiến "đích thị là mày lại nhớ giai nên trằn trọc".
Nguyễn Văn Trận (38 tuổi, ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội) nhỏ bé, gầy gò nhưng tối nào anh ta cũng phải chứng tỏ bản lĩnh đàn ông của mình bằng cách giày vò vợ, mặc chị Suốt quá mệt mỏi vì cả ngày phải đi làm gạch thuê. Có hôm, sau khi tắt đèn thấy vợ nhắm mắt ngủ luôn, Trận nghiến răng ken két, xỉa xói: "Á cái con này, mày đi với giai cả ngày rồi nên mệt, nhắm mắt là ngủ phải không?". Còn nếu vợ chưa ngủ, Trận đay nghiến: "Đích thị là mày lại nhớ giai nên trằn trọc không ngủ được rồi".
Do ghen vô cớ, ngày 2/3, Trận đã đâm chết hàng xóm Nguyễn Văn Sơn vì cho rằng anh này thường xuyên "rình mò" vợ mình. Sau khi chồng bị bắt, chị Suốt mới thú nhận Trận là kẻ điên tình. "Anh ta rình mò em từng li từng tí, tế nhị nhất là việc đi vệ sinh, anh ta cũng phải phi vào kiểm tra xem có "giai" đợi trong ấy không", người phụ nữ lam lũ nhưng vẫn giữ được nét mặn mà nói.
Cơn điên tình của Trận cả làng ai cũng biết. Mỗi lần lên cơn ghen, người đàn ông với cặp môi mỏng cong lên: "A! Nó hẹn hò nhau bằng cách ném mấy tàu lá chuối khô ở ngoài ngõ để làm ám hiệu", "Á! Có hôm em ra kiểm tra cổng thì thấy thằng nào bẻ đi 3 cái nan ở cái phên che nắng. Tức là chúng nó hẹn nhau 3 giờ đấy mà", "À đấy! Chúng nó lại còn ném gạch rầm rầm lên mái ngói để làm thông tin mật cho nhau, hẹn hò nhau ra ngoài tằng tịu".
Kể về những "bằng chứng ngoại tình" của vợ, Trận nói: "Nó phơi quần áo, ai lại lộn một ống tay áo ra, cặp quần áo thì cái cặp dọc, cái cặp xuôi, đấy chính là ám hiệu hẹn hò chứ còn là gì nữa". Rồi anh ta đoán: "Nó rải ra ngoài sân 11 cái đũa, tức là hẹn nhau 11 giờ"...
Không dừng lại ở người hàng xóm, anh ta còn nghi ngờ vợ tằng tịu với người bác ruột. Nhân ngày tết, ông này về quê cúng tổ tiên, vợ chồng Trận được mời ăn cơm cùng. Ăn xong, chị Suốt bê mâm đi rửa, không ngờ chồng đi theo sau nói: "Nợ miếng ăn rồi, lại phải trả bằng cái khác thôi". Nghe chồng nói vậy, chị Suốt rơi cả mâm bát. Được đà, hắn rủa: "Mày ngủ với giai nên có tật giật mình à? Tao mới nói thế thôi mà đã sợ quá rơi vỡ hết cả mâm bát à". Không chỉ chửi rủa, Trận còn trút lên vợ những trận đòn thừa sống thiếu chết. Hai con trai của chị Suốt, mỗi lần chứng kiến cảnh bố hành hạ mẹ chỉ biết khóc và van xin.
Chị Suốt bảo thương mình thì ít mà thương con thì nhiều. Đêm nào, chúng cũng sợ hãi ngồi nép vào góc giường chứng kiến sự ghen tuông bệnh hoạn của bố. Trên đầu giường, Trận luôn giắt dao, hễ vợ có biểu hiện lạ là anh ta "ra tay". Nghi chồng có vấn đề thần kinh, chị đề đạt nguyện vọng đưa đi chữa trị nhưng mẹ Trận gạt phắt với lý do "nó yêu mày mới ghen".
"Em ân hận lắm, giá như trước đây, em kiên quyết đưa chồng đi chữa bệnh thì bây giờ anh ta không bị bắt đi tù, anh Sơn cũng không thiệt mạng", vừa khóc, chị Suốt vừa trút nỗi lòng.
Giờ mỗi tháng một lần, chị Suốt com cóp từng đồng tiền làm gạch thuê để mua đồ tiếp tế gửi vào trại tạm giam. Mới đây, chị làm đơn xin tòa án xem xét giảm án cho chồng.
Trong lá đơn gửi TAND Hà Nội, chị viết: "Chồng tôi và ông nội tôi (bố của Nguyễn Văn Trận) là Nguyễn Văn Thắng đã bị thần kinh, tâm thần, mất trí. Trước và sau khi đi bộ đội, gia đình đã đưa bố đi trại tâm thần Thường Tín nhiều lần để chữa chạy, đến năm 1999 ông nội tôi (ông Nguyễn Văn Thắng) đã chết.
Do di chứng của ông nội để lại cho chồng tôi là Nguyễn Văn Trận đã bị ảnh hưởng di truyền của bố nên hay va chạm với anh em ruột thịt, bà con dân làng cũng do thần kinh không ổn định. Năm 2001, chồng tôi bị tai nạn xe máy đã phải vào bệnh viện cấp cứu. Sau khi chữa chạy xong, về nhà do sức khỏe và trí nhớ không ổn định, thường cáu gắt đánh vợ con và dân làng...".
Để viết lá đơn này, chị Suốt phải thuyết phục mẹ chồng để bà chấp nhận cái thực tế luôn muốn che giấu. Bây giờ, mẹ chồng cũng ân hận không kém vì quan niệm sai lầm trước đây.
Mới đây, TAND Hà Nội đưa Trận ra xét xử về tội Giết người. Nghi ngờ, bị can có dấu hiệu không bình thường về tâm thần, tòa đã trả hồ sơ đề nghị điều tra bổ sung.
Theo 24h
Liệu tôi có bị điên tình Ân ái với người tình, không có chiếc áo của em bên cạnh, không được gần, được chạm tay vào chiếc áo kỉ niệm ấy, là tôi không sao lên đỉnh được. Có khi mộnh, chỉ ôm chiếc áo của em trong tay, tôi cũng thấy mình lâng lâng hạnh phúc. Tôi và em sinh ra ở một vùng quê nghèo, bố mẹ...