Hy Lạp trở thành quốc gia phát triển đầu tiên vỡ nợ
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) đêm 30/6 xác nhận Hy Lạp đã không thể hoàn trả khoản vay 1,6 tỷ euro đúng thời hạn chót 30/6, trở thành quốc gia phát triển đầu tiên không thể trả nợ quỹ này. Một thỏa thuận xin gia hạn nợ vào phút chót đang được bàn thảo.
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn của IMF Gerry Rice cho biết: “Chúng tôi đã thông báo tới Ban điều hành rằng Hy Lạp giờ đang phải khất nợ và chỉ có thể nhận các khoản tài trợ của IMF một khi các khoản nợ cũ được trả hết”.
Người Hy Lạp xuống đường biểu tình, mong muốn ở tại EU trong ngày 30/6 (Ảnh: AFP)
Như vậy, Hy Lạp là quốc gia phát triển đầu tiên không thể hoàn trả nợ cho IMF. Việc này rất có thể sẽ đồng nghĩa với khả năng nước này phải rời khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Tuy nhiên, Bộ trưởng các nước cho biết, họ sẽ thảo luận một đề xuất được Athens đưa ra ở phút chót, để giúp nước này có thể nhận được một chương trình cứu trợ mới.
Video đang HOT
Với việc chương trình cứu trợ của Eurozone đã hết hiệu lực, Hy Lạp hiện tại không thể tiếp cận các khoản vay hàng tỷ euro từ quỹ này.
Trước đó, Bộ trưởng tài chính Hà Lan Jeroen Dijsselbloem, Chủ tịch của nhóm Bộ trưởng khu vực Eurozone (Eurogroup), nhấn mạnh rằng sẽ thật “điên rồ” khi gia hạn thời gian cứu trợ cho Hy Lạp qua thời hạn chót là đêm 30/6, bởi Athens vẫn đang từ chối các đề xuất châu Âu đưa ra.
Phát biểu sau cuộc điện đàm với các Bộ trưởng Eurozone khác, ông Dijsselbloem cho biết thêm Hy Lạp đang đề nghị vay thêm 29,1 tỷ Euro từ chương trình cứu trợ của châu Âu, và yêu cầu này sẽ được xem xét sau.
Ủy ban châu Âu (EC) – một trong 3 chủ nợ của Hy Lạp, với hai chủ nợ còn lại là IMF và ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) – muốn Athens phải tăng thuế và cắt giảm phúc lợi xã hội để đảm bảo nguồn tiền trả nợ.
Hiện Athens đang phải gánh khoản nợ công khổng lồ, lên tới 323 tỷ euro.
Các ngân hàng Hy Lạp sẽ không mở cửa trong tuần này, sau khi các cuộc đàm phán giữa nước này và các chủ nợ đổ vỡ. Tuy nhiên, trong ngày thứ Tư, khoảng 1.000 chi nhánh các ngân hàng sẽ mở cửa trở lại để chi trả tiền cho những người hưởng trợ cấp. Mỗi người sẽ được phép rút tối đa 120 euro.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ BBC
Nội dung "tối hậu thư" của Athens tới EU trước thềm vỡ nợ
Trong bức thư của Hy Lạp gửi đến Nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro (Eurogroup), nỗ lực cuối cùng của Hy Lạp để mở rộng gói cứu trợ quốc tế, nguồn kinh phí hai năm và chương trình tái cơ cấu nợ, Athens đã thể hiện quyết tâm không nhượng bộ những đòi hỏi của chủ nợ về cải cách kinh tế.
Bức thư dài một trang mà Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras gửi cho Eurogroup nói rằng Hy Lạp "hoàn toàn cam kết trả nợ bên ngoài của mình theo cách có thể đảm bảo sự tồn tại của nền kinh tế Hy Lạp, sự tăng trưởng và gắn kết xã hội ".
Nhưng bức thư không đề cập đến các điều kiện được đặt ra bởi Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về việc phát hành viện trợ khẩn cấp để ngăn chặn sự vỡ nợ có thể của Hy Lạp vào cuối ngày 30-06. Thay vào đó, Tsipras đã trích dẫn các căn cứ pháp lý nhằm yêu cầu một khoản vay hai năm. Tuy nhiên Athens không đề cập số tiền mà chính quyền này yêu cầu.
"Khoản vay này sẽ được sử dụng riêng cho việc đáp ứng nghĩa vụ hoàn trả các khoản nợ bên ngoài và bên trong của Hy Lạp," Thủ tướng Hy Lạp viết trong thư.
Hiện chưa rõ liệu đó có bao gồm nợ thanh toán cho các nhà cung cấp chính phủ Hy Lạp, công chức và những người khác hay không.
Hy Lạp đang trong tình trạng vô cùng khó khăn
"Cùng với khoản vay, Hy Lạp yêu cầu rằng khoản nợ Quỹ cứu trợ khu vực euro (EFSF) của Hy Lạp nên được tái cơ cấu theo tinh thần các đề xuất của Ủy ban châu Âu để đảm bảo nợ của Hy Lạp trở nên bền vững và khả thi hơn về lâu dài" theo nội dung lá thư. "Cho đến khi khoản vay này được đồng ý và có hiệu lực, Hy Lạp yêu cầu chương trình nên được mở rộng bởi Eurogroup cho một khoảng thời gian ngắn để đảm bảo sự vỡ nợ không bị châm ngòi", Thủ tướng Hy Lạp nói thêm. Bức thư không đề cập đến kế hoạch của chính phủ Hy Lạp để tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân vào ngày 05-07 và đôn đốc người dân Hy Lạp bỏ phiếu "không" với các điều khoản cứu trợ tài chính của các chủ nợ. Kèm theo lá thư là một bảng liệt kê dự tính nợ đáo hạn của Hy Lạp trong giai đoạn 2015-2017, lên tới 12.335 tỉ euro trong năm nay, 7.191 tỉ euro trong năm 2016 và 9.619 tỉ euro vào năm 2017.
Bảo Anh (Theo Reuters)
Theo_PLO
Hy Lạp, EU đưa nhau vào chân tường Cả châu Âu đang "nín thở" chờ đợi kết quả hội nghị đặc biệt về Hy Lạp vào ngày 22.6 (giờ địa phương) tại thủ đô Brussels của Bỉ. Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis đến dinh Thủ tướng họp với Thủ tướng Alexis Tsipras về nguy cơ vỡ nợ ngày 21.6 - Ảnh: AFP Tại hội nghị, Thủ tướng Hy...