Hy Lạp rời Eurozone sẽ khiến NATO bất lực trước Nga?
Hy Lạp vỡ nợ có thể gây ra những hậu quả rất lớn, khiến Nga gia tăng ảnh hưởng ở châu Âu và có thể khiến NATO bất lực trước Nga.
Hy Lạp rời Eurozone: NATO cũng khốn đốn
Giới truyền thông châu Âu tiếp tục tích cực bình luận về kết quả trưng cầu ý dân ở Hy Lạp và những tác động tới số phận của châu Âu. Đặc biệt, trên loạt tờ báo đã xuất hiện những ý kiến đầy giận dữ, khi đa phần châu Âu không mong đợi quyết định như vậy từ phía người Hy Lạp!
The Daily Telegraph nhận xét rằng, EU chưa thể hoàn hồn sau cuộc trưng cầu dân ý ở Hy Lạp. Việc đại đa số dân nước này nói “không” đã đem lại sự tự tin rất lớn cho chính phủ nước này, sự ủng hộ của nhân dân là sự hậu thuẫn lớn nhất của họ trong cuộc đàm phán với các chủ nợ.
Trước đó, các lãnh đạo khu vực đồng euro tuyên bố rằng, việc người Hy Lạp chống thắt chặt chính sách tài khóa sẽ dẫn đến sự “ra đi” của Athens khỏi liên minh châu Âu. Nhưng không ai tin Hy Lạp sẽ khăng khăng giữ đúng quyết định này.
Giờ đây, tất cả đều ngã ngửa trước sự lựa chọn của người dân nước này. Châu Âu bị chia làm đôi, một bên, Pháp và Italia phản đối gay gắt phương án loại Hy Lạp khỏi khu vực đồng tiền chung euro. Họ được Hoa Kỳ ủng hộ, Washington thúc giục châu Âu sớm giải quyết các vấn đề của Hy Lạp.
Video đang HOT
Dân Hy Lạp đã bỏ phiếu nói “không” với điều kiện của các chủ nợ
Phe thứ hai với Đức và Hà Lan là trụ cột cho rằng, đối với tất cả các nước quy tắc của khu vực đồng euro phải là như nhau, nhà chức trách Hy Lạp cần sớm đưa ra những đề xuất được chấp nhận hoặc phải chịu trách nhiệm về kết quả cuộc trưng cầu ý dân.
The Daily Telegraph nhận xét rằng, châu Âu đã tự mình tạo ra sự hỗn loạn trong tình huống Hy Lạp, bởi sự thiếu thống nhất trong chính sách chung của Liên minh. Nhưng trong bối cảnh Mỹ đang bối rối vì quá nhiều việc phải làm thì không còn ai làm vị cứu tinh cho họ.
The Washinghton Times đưa ra những dự đoán chính trị khá bi quan cho tình hình châu Âu. Tờ báo cho rằng, nếu không đạt được thỏa hiệp với chủ nợ châu Âu, Athens có thể quay về phía… Moscow. Khi ấy vấn đề Hy Lạp lập tức trở thành vấn đề an ninh quốc gia đối với Mỹ.
The Washinghton Times không tiếc lời phê phán chính quyền Tổng thống Obama. Henry Nau, một cựu thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia cho rằng, Washington đã không tham gia tích cực giải quyết cuộc khủng hoảng Hy Lạp, thay vào đấy, Nhà Trắng đang tập trung vào những vấn đề kém quan trọng hơn.
Học giả Mỹ cho rằng Hy Lạp ngả về Nga sẽ gây hậu quả nghiêm trọng
Vị cựu quan chức này phân tích, “Triển khai quan hệ với Cuba, các vấn đề biến đổi khí hậu, thương lượng với Iran” là những vấn đề không thể so được với Hy Lạp. Nga sẽ lợi dụng sự chần chừ của phương Tây trong vấn đề Hy Lạp để củng cố quan hệ với quốc gia là thành viên Liên minh Bắc Đại Tây Dương.
Hy Lạp thành một mắt xích khống chế Địa Trung Hải của Nga
Nếu tình hình không đi theo kịch bản EU, Nga sẽ can thiệp vào cứu Hy Lạp, bởi họ và khối BRICS có đang muốn gia tăng ảnh hưởng ở lục địa già. Khi đó, niềm tin của người châu Âu vào các hệ thống khu vực hàng đầu là NATO và EU sẽ bị lung lay tận gốc rễ.
Việc Hy Lạp rời Eurozone là điều sẽ không thể xảy ra bởi hậu quả của nó không chỉ khiến châu Âu mất mặt và bị chia rẽ, khi Nga có thể thò tay vào các sự vụ của châu Âu, mà cả NATO cũng sẽ bị trói chân, bất lực trong các hành động chống Nga một khi Athens ngả về phía Moscow.
Trong thời gian qua, Moscow đã tăng cường quan hệ với một số nước nước thành viên Liên minh châu Âu, trong đó có Cộng hòa Síp, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp sau khi EU cùng với Mỹ gia tăng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga do vai trò của nước này trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Theo_Báo Đất Việt
Thật khó tin Trung Quốc sử dụng tàu ngầm chống cướp biển?
Tập đoàn truyền thông IBC News (Ấn Độ) đưa tin sau khi xây dựng gần xong đường băng trên đá Chữ Thập, Trung Quốc đang tìm cách gia tăng sự hiện diện quân sự ở Ấn Độ Dương.
Tàu ngầm Trung Quốc. (Ảnh: Marsecreview)
Tuy nhiên, Trung Quốc lại đưa ra lập trường ở Ấn Độ Dương rất khác ở biển Đông. Trung Quốc cố thuyết phục Ấn Độ rằng Trung Quốc muốn mở rộng ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương thuần túy xuất phát từ các yếu tố thương mại, an ninh hàng hải, chống cướp biển chứ không nhằm chống lại hay bao vây Ấn Độ.
Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 30-6, khi các nhà báo Ấn Độ hỏi vì sao hải quân Trung Quốc lại đưa tàu ngầm tham gia hoạt động chống cướp biển thay vì chỉ cần máy bay và tàu chiến nổi là đủ, chỉ huy trưởng căn cứ hải quân Thượng Hải Vi Hướng Đông trả lời rất bao biện.
Ông này nói: "Tại sao không cần tàu ngầm chống cướp biển? Tàu ngầm cũng tham gia hoạt động chống cướp biển cùng các hạm đội khác được chứ". Ông cho rằng các tàu khác nhau sẽ giữ vai trò khác nhau trong một hoạt động tương tự. Ông nói không nên lo lắng vì chính sách quốc phòng của Trung Quốc chỉ mang tính chất phòng thủ chứ Trung Quốc không muốn dùng sức mạnh đe dọa an ninh khu vực hoặc một quốc gia khác.
Trước lo ngại của Ấn Độ về việc gần đây tàu ngầm Trung Quốc đến thăm Sri Lanka và Pakistan, phía Trung Quốc mô tả đó là thăm viếng thường lệ. Nhà nghiên cứu Trương Ngụy ở Học viện Hải quân Trung Quốc giải thích sự hiện diện của hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương nhằm bảo vệ an ninh hàng hải và các tuyến giao thông trọng yếu trên biển.
Ông cho rằng hầu hết tàu ngầm khi đi vào khu vực Ấn Độ Dương đều có thông báo cho các nước láng giềng để giảm căng thẳng và tăng cường tin cậy lẫn nhau. Trong khi đó, nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ nhận định trong cùng thời điểm, Trung Quốc lại có quan điểm rất khác nhau về biển Đông và Ấn Độ Dương. Ở biển Đông thì Trung Quốc lại không muốn hải quân của quốc gia ngoài khu vực hoạt động.
PGS Triệu Nghi ở Viện Chiến lược (ĐH Quốc phòng Bắc Kinh) cho biết Trung Quốc thừa nhận Ấn Độ giữ vai trò đặc biệt trong việc duy trì ổn định ở Ấn Độ Dương và Nam Á, tuy nhiên Ấn Độ Dương là vùng biển mở với nhiều tuyến hàng hải quan trọng chứ không phải là sân sau của Ấn Độ. Ông này nhắc khéo Ấn Độ nên từ bỏ ý nghĩ đó, nếu không sẽ rất nguy hiểm và không loại trừ nguy cơ xảy ra xung đột.
Theo báo cáo của Lầu Năm Góc phát hành hồi năm ngoái, tính đến năm 2014 Trung Quốc có 56 tàu ngầm tấn công, trong đó có năm chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân. Bắc Kinh cũng có ít nhất ba tàu ngầm hạt nhân có khả năng phóng tên lửa đạn đạo và đang bổ sung năm chiếc nữa.
Tại cuộc họp báo hồi tháng 4 ở Mỹ, các quan chức hải quân Mỹ tuyên bố Lầu Năm Góc đang giám sát chặt chẽ đội tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo của Trung Quốc. Hiện tại tên lửa đạn đạo JL2 phóng từ tàu ngầm Trung Quốc không thể bay tới Mỹ từ biển Đông. Dù vậy, Bắc Kinh hy vọng sẽ cải thiện tầm bắn tên lửa. Đó là lý do vì sao các chuyên gia tin rằng Trung Quốc xem biển Đông là pháo đài cho đội tàu ngầm hạt nhân.
Theo Quân Khoa
Pháp luật TPHCM
Báo cáo Chiến lược Quân sự Mỹ cảnh báo mối đe dọa Nga-Trung Báo cáo Chiến lược Quân sự Quốc gia 2015 của Mỹ công bố ngày 1/7 đã chỉ ra rằng các quốc gia như Trung Quốc và Nga đang hành xử hung hăng và đe dọa lợi ích an ninh của nước này, đồng thời cảnh báo những thách thức kỹ thuật ngày càng gia tăng và sự ổn định toàn cầu đang xấu...