Hy Lạp phát hành giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19 số
Dịch vụ báo chí của Thủ tướng Hy Lạp cho biết nước này đã bắt đầu phát hành chứng chỉ tiêm chủng kỹ thuật số cho tất cả các công dân đã được tiêm phòng virus SARS-CoV-2.
Hy Lạp phát hành giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19 số. Ảnh: Reuters
Theo đài Sputnik (Nga), công dân sẽ nhận được “hộ chiếu tiêm chủng” của họ thông qua cổng Internet dịch vụ công chính thức, hoặc qua Trung tâm Dịch vụ Công dân. Giấy chứng nhận bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để xác nhận một cá nhân đã được tiêm phòng virus SARS-CoV-2. Nó cũng bao gồm ba mức độ bảo vệ, mã QR duy nhất và tem kỹ thuật số.
“Hôm nay chúng tôi bắt đầu cấp giấy chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số. Đây là một đổi mới khác của Hy Lạp. Giấy chứng nhận sẽ được tự động đăng ký trong tài khoản của mỗi người dân. Đây cũng là một biện pháp phòng dịch, vì nó là cách duy nhất có thể để xác nhận việc tiêm chủng hợp pháp” , Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis nói.
Video đang HOT
Thủ tướng nói thêm rằng Liên minh châu Âu đã nhiệt liệt hoan nghênh đề xuất của ông về việc đề xuất phát hành chứng chỉ tiêm chủng trên toàn châu Âu.
“Đây không phải là một hạn chế. Ngược lại, nó sẽ giúp chúng ta thoát khỏi những hạn chế mà dịch COVID-19 đã đặt ra đối với việc đi lại của công dân châu Âu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với ngành du lịch và triển vọng cho nền kinh tế của chúng ta, đặc biệt là vào kỳ nghỉ hè. Tôi cũng thấy rằng Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cũng đã rất hưởng ứng sáng kiến này”, ông Mitsotakis nói thêm.
Bộ trưởng nói thêm rằng ông sẽ nêu vấn đề này tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của EU vào 21/1.
Tính đến nay, Hy Lạp đã tiêm chủng cho 92.401 công dân. Trong đó, trên 11.000 mũi vaccine đã được triển khai cho những người trên 85 tuổi, khoảng 6.000 mũi tiêm được triển khai tiêm chủng cho công dân sinh sống tại các viện dưỡng lão.
Hơn 40 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đã được phân phối trên toàn thế giới
Theo số liệu thống kê mới nhất do hãng tin AFP công bố ngày 18/1, đã có hơn 40 triệu liều vaccine phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 được phân phối trên toàn thế giới và ít nhất 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm khoảng 61% dân số thế giới đã triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tel Aviv, Israel, ngày 31/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Tuy nhiên, các số liệu thống kê cho thấy có tới 9/10 số vaccine trên được triển khai tại 11 quốc, trong đó Israel là quốc gia dẫn đầu cuộc chạy đua tiêm chủng vaccine hàng loạt tính theo tỷ lệ dân số. Theo đó, đến nay quốc gia Trung Đông này đã tiêm 2,43 triệu liều vaccine cho 2,12 triệu người, chiếm gần 1/4 dân số và khoảng 3,6% dân số Israel đã được tiêm liều thứ hai.
Tại châu Âu, Anh là quốc gia có tốc độ triển khai tiêm đại trà nhanh nhất. Cho đến nay, "xứ sở sương mù" đã tiêm 4,31 triệu liều cho 3,86 triệu người dân (chiếm 5,7% dân số). Đứng sau Anh tại châu Âu là Italy, với 1,5 triệu liều và Đức là 1,05 triệu liều. Tính theo tỷ lệ tiêm chủng trên cả thế giới, Anh đã vượt qua Mỹ - nước đứng đầu về số lượng vaccine với 12,28 triệu liều tiêm cho khoảng 10,6 triệu người dân (chiếm 3,2% dân số) và Trung Quốc, với hơn 10 triệu liều.
Cho đến nay các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã tiêm tổng cộng hơn 5 triệu liều trong chiến dịch tiêm chủng mở rộng vaccine ngừa COVID-19. Trong đó, Đan Mạch đứng đầu EU với 2,9% dân số đã được tiêm mũi đầu tiên.
Dây chuyển sản xuất vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 tại nhà máy dược phẩm ở Karaganda, Kazakhstan, ngày 22/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Tính tổng cộng, đã có 7 loại vaccie đang được lưu hành trên khắp thế giới và tất cả các loại đều có phác đồ tiêm 2 mũi. Vaccine Pfizer/BioNTech (do Mỹ và Đức phối hợp chế tạo) và Moderna (Mỹ) là những loại chiếm ưu thế ở Bắc Mỹ, châu Âu, Israel và Vùng Vịnh. Vaccine AstraZeneca/Oxford của Anh được sử dụng nhiều ở Vương quốc Anh và Ấn Độ. Riêng Ấn Độ cũng sử dụng vaccine do công ty dược phẩm Bharat Biotech của chính nước này sản xuất.
Vaccine Sputnik V của Nga đã được triển khai nhiều nhất ở Nga, Argentina, Belarus và Serbia. Trong khi vaccine của hãng dược phẩm Sinopharm của Trung Quốc đang được phân phối tại chính nước này và một loạt quốc gia khác như Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Bahrain, Seychelles và Jordan. Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng vaccine Sinovac cũng của Trung Quốc.
Ấn Độ triển khai chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 lớn nhất thế giới Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 16/1 tuyên bố khởi động chiến dịch tiêm vaccine phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 quy mô lớn nhất thế giới bằng 2 loại vaccine đầu tiên sản xuất tại quốc gia này. Chiến dịch được phát động trong bối cảnh quốc này đứng thứ hai thế giới về số ca nhiễm virus SARS-CoV-2...