Hy Lạp: Nhiều người tự nhiễm HIV để lấy trợ cấp
Báo cáo của WHO cho thấy nhiều người Hy Lạp đã tự lây nhiễm HIV chỉ để hưởng khoản tiền trợ cấp 700 euro mỗi tháng.
Một báo cáo gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã vẽ ra một bức tranh đáng báo động về dịch vụ y tế của người dân châu Âu trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là sự thật chấn động về việc nhiều người Hy Lạp tự lây nhiễm HIV để được nhận tiền trợ cấp 700 euro mỗi tháng.
Báo cáo tháng 9 của WHO cho thấy cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ năm 2008 đã làm trầm trọng hóa những vấn đề về y tế ở châu Âu và “phơi bày sự bất bình đẳng nghiêm trọng về kinh tế và xã hội giữa các tầng lớp trong xã hội mỗi nước và giữa các nước ở châu Âu”.
Hy Lạp là một trong những quốc gia phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của cuộc suy thoái này, khi khủng hoảng nợ công khiến nền kinh tế nước này gần như tê liệt và khiến quốc gia này gần như bị gạt ra khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Dân Hy Lạp biểu tình chống chính sách “ thắt lưng buộc bụng” của chính phủ
Video đang HOT
Báo cáo của WHO cho thấy tỉ lệ lây nhiễm HIV ở Hy Lạp đã tăng lên “đáng kể”, và họ ước tính khoảng một nửa số người nhiễm mới HIV là những người tự lây nhiễm “để nhận được khoản trợ cấp khoảng 700 euro mỗi tháng và được tiếp cận nhanh chóng hơn với các chương trình cấp phát thuốc”.
Báo cáo của WHO lấy nguồn từ Viện Nghiên cứu Sức khỏe Tâm thần (UMHRI) năm 2011, trong đó cho biết họ có căn cứ đáng tin cậy cho thấy một số người nghiện ma túy đã cố tình tự lây nhiễm HIV để nhận được khoản tiền trợ cấp dành cho người nhiễm HIV này.
UMHRI cho rằng việc tự lây nhiễm HIV này cũng giúp họ được tiếp cận nhanh hơn với các chương trình cai nghiện mà bình thường họ phải chờ đợi từ 3 đến 4 năm.
Hiện tỉ lệ thất nghiệp của Hy Lạp đang đứng ở mức báo động là 26,9%, cao nhất trong khu vực đồng tiền chung châu Âu. Nước này cũng đã buộc phải thực hiện các biện pháp cắt giảm ngân sách nặng nề nhằm kiểm soát thâm hụt ngân sách và tiếp tục nhận được hỗ trợ của Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Theo WHO, các dịch vụ y tế ở Hy Lạp đã bị giảm tới 40% do các bệnh viện bị cắt giảm ngân sách trầm trọng, và khoảng 26.000 nhân viên y tế và bác sĩ sẽ sớm bị thất nghiệp.
Một cuộc khảo sát gần đây về thu nhập và điều kiện sống ở Hy Lạp cho thấy từ năm 2007 tới năm 2009, số người không tới khám bác sĩ trong điều kiện cấp thiết đã tăng lên tới 15%.
Báo cáo này kết luận: “Những con số bất lợi này ở Hy Lạp là lời cảnh báo đối với các nước đang phải đối mặt với tình trạng thắt lưng buộc bụng khác như Tây Ban Nha, Ireland và Ý. Nó cũng cho thấy chúng ta cần phải có những cách thức giúp đỡ các chính phủ bị ngập trong nợ công có nền tài chính vững chắc hơn mà không làm ảnh hưởng tới những khoản đầu tư rất cần thiết trong lĩnh vực y tế.”
Theo FoxBusiness
Tổng thống Mỹ trở lại châu Á vào năm tới
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có chuyến thăm châu Á vào tháng 4.2014 nhằm thắt chặt quan hệ của Mỹ với các nước châu Á.
Tổng thống Mỹ Barack Obama - Ảnh: Reuters
Phát biểu tại đại học Georgetown ở thủ đô Washington ngày 20.11, bà Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama, cho biết ông Obama sẽ có chuyến thăm châu Á vào tháng 4.2014, theo AFP ngày 21.11.
"Những người bạn ở châu Á của chúng tôi xứng đáng và sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của chúng tôi ở mức cao nhất", bà Rice cho biết.
Tuy nhiên, bà Rice không công bố cụ thể lịch trình chuyến thăm châu Á trong thời gian tới của Tổng thống Obama.
Hồi tháng 10 năm nay, ông Obama đã phải hủy các chuyến thăm Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei do Quốc hội Mỹ không thể thông qua dự thảo luật ngân sách, dẫn đến tình trạng chính phủ Mỹ phải ngừng hoạt động.
Tổng thống Obama, trong nhiệm kỳ đầu tiên (2009 - 2012), tuyên bố theo đuổi chính sách "tái cân bằng" của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Trong nhiệm kỳ thứ hai kể từ năm 2013, ông Obama lại phải tập trung vào cuộc nội chiến Syria, chương trình hạt nhân tranh cãi của Iran và nợ công của nước Mỹ.
Tuy nhiên, bà Rice cho biết thêm rằng Washington vẫn tiếp tục chính sách "tái cân bằng" ở châu Á - Thái Bình Dương, tiếp tục vận động các nước tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Bà Rice cũng lên tiếng cảnh báo về những căng thẳng tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng. Theo bà Rice, những căng thẳng này là nguy cơ đe dọa an ninh và hòa bình trong khu vực.
Theo TNO
Tàu chiến Mỹ "nhe nanh múa vuốt" ở Biển Đông Bất chấp tình cảnh cắt giảm ngân sách cho quân đội Mỹ đang làm dấy lên những hoài nghi về khả năng tồn tại của chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á của cường quốc số 1 thế giới, một chiếc tàu sân bay đầy uy lực của nước này vẫn "nhe nanh múa vuốt" ngay trước mắt Trung Quốc ở...