Hy Lạp mở cửa bảo tàng dưới biển đầu tiên trên thế giới
Hàng nghìn các bình cổ đã được trưng bày tại bảo tàng đặc biệt này dưới độ sâu hơn 20m.
Xác một chiếc tàu đắm nằm dưới độ sâu hơn 20m gần bờ biển Peristeranổi tiếng, ngoài khơi đảo Alonissos ở Hy Lạp trở thành bảo tàng dưới nước đầu tiên trên thế giới mở cửa cho khách du lịch.
Bảo tàng đặc biệt này sẽ được mở cửa cho các tour du lịch dành cho thợ lặn nghiệp dư từ ngày hôm nay (3/8) tới ngày 2/10 năm 2020. Những du khách không biết lặn có thể tham quan bằng công nghệ thực tế ảo tại thị trấn trên đảo Alonissos.
Những chiếc bình cổ nằm dưới đáy biển từ vụ đắm tàu khoảng năm 425 trước công nguyên (Ảnh: Euronews)
Hàng nghìn chiếc bình cổ đã được trưng bày tại bảo tàng đặc biệt này dưới độ sâu hơn 20m. Đây cũng là nơi lưu trữ nhiều bình cổ còn nguyên vẹn nhất được phát hiện từ năm 1985. Đại diện chính quyền địa phương cho biết con tàu này đã bị nhấn chìm trong một cơn bão vào khoảng năm 425 trước Công Nguyên khi đang vận chuyển hàng nghìn bình đựng rượu vang từ khu vực giao cắt Chalkidiki (bán đảo tại miền bắc Hy Lạp) và đảo Skopelos.
Video đang HOT
Chính quyền Hy Lạp đang lên kế hoạch mở thêm 4 địa điểm tham quan các xác tàu đắm cho khách du lịch để thu hút nhiều hơn nữa công dân từ các quốc gia tới thăm nước này nhằm cứu vãn một mùa du lịch hậu Covid-19./.
Bảo tàng dưới nước tái tạo rạn san hô lớn nhất thế giới ở Australia
Bảo tàng nghệ thuật dưới nước Moua (Australia) bao gồm những tác phẩm điêu khắc trên rạn san hô Great Barrier thu hút sự chú ý của du khách trước ngày mở cửa.
Ảnh: Matt Curnock.
Công trình này được thực hiện bởi nhà điêu khắc và chuyên gia môi trường người Anh Jason deCaires Taylor, với mục đích nâng cao nhận thức hệ sinh thái biển và phục hồi các rạn san hô. Bảo tàng Moua nằm ở độ sâu 18 m, ngoài khơi bờ biển Queensland.
Ảnh: Richard Woodgett.
Một trong những tác phẩm nghệ thuật đầu tiên và lớn nhất được sắp đặt là "Nhà kính san hô". Với khối lượng 165 tấn, tác phẩm này có cấu trúc sinh học, được làm từ thép không gỉ chống ăn mòn và xi măng trung tính pH, giúp thúc đẩy sự phát triển của san hô tự nhiên.
Các tác phẩm điêu khắc có thể đứng vững trước áp lực của sóng nước và là bề mặt sinh sống, trú ẩn của nhiều loài sinh vật biển, từ bạch tuộc đến nhím biển.
Các tượng điêu khắc này đóng vai trò như những vệ binh bảo vệ rạn san hô, mô phỏng lại hình ảnh trẻ em tại trường địa phương và quốc tế.
Công trình cũng bao gồm các tác phẩm lấy cảm hứng từ một số loài cây địa phương như bạch đàn, cọ ô. Dự án phi lợi nhuận của Jason deCaires Taylor đã thực hiện trong 3 năm, được tài trợ bởi chính quyền địa phương, chính phủ các quốc gia và một số đối tác khác.
Ocean Siren là tác phẩm điêu khắc năng lượng mặt trời cao 4 m đã được dựng trên bờ biển tại Townsville. Đây là phần duy nhất của bảo tàng có thể nhìn thấy trên mặt nước. Ocean Siren bao gồm hàng trăm bóng đèn LED, thay đổi màu sắc từ xanh sang đỏ, để cảnh báo về nhiệt độ nước biển đang tăng lên.
Do dịch Covid-19 nên thời gian mở cửa cho khách tham quan của bảo tàng đã bị trì hoãn từ tháng 3. Dự án sẽ tiếp tục dựng một số tác phẩm điêu khắc xung quanh các rạn san hô. Trong hơn một thập kỷ qua, deCaires Taylor đã thực hiện các tác phẩm điêu khắc dưới nước ở nhiều địa điểm như Grenada, Mexico, Lanzarote, Bahamas.
Ảnh: Shutterstock.
Great Barrier là hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới, dài 2.000 km. Với 3.000 hệ thống rạn san hô riêng lẻ, Great Barrier sở hữu kích thước lớn hơn Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc) và có thể nhìn bao quát từ không gian.
Trục vớt báu vật của đế chế Hy Lạp lộ bí mật bất ngờ Các chuyên gia mới trục vớt được một mỏ neo có niên đại vào thế kỷ 3 hoặc 4 trước Công nguyên ở Địa Trung Hải, gần Sicily. Báu vật của đế chế Hy Lạp có một biểu tượng hình cá heo hé lộ bí mật lớn. Mới đây, các chuyên gia tiến hành trục vớt một báu vật của đế chế Hy...