Hy Lạp kêu gọi gây áp lực với Israel để chấm dứt xung đột
Ngày 23/9, Ngoại trưởng Hy Lạp Giorgos Gerapetritis cho rằng Israel không đối mặt với áp lực đủ lớn để chấm dứt xung đột ở Gaza và xung đột với phong trào Hezbollah tại Liban là bước leo thang mà cộng đồng quốc tế khó giải quyết được.
Ngôi nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel tại Khiam, Liban, ngày 23/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trả lời phỏng vấn bên lề Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ở New York (Mỹ), Ngoại trưởng Gerapetritis nhận định “dường như không có áp lực hiệu quả nào đối với Israel”. Sự thật là hiện tại Tel Aviv đang liên tục có các hành động quân sự rất mạnh mẽ. Theo ông, điều quan trọng là các nước Arập và các nước châu Âu cần theo đuổi các sáng kiến chung thay vì riêng rẽ, như vậy mới có thể gây sức ép đối với Israel.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Hy Lạp cũng cho rằng thực tế cho thấy chưa thể ngăn chặn xung đột leo thang trong khu vực. Tình hình càng trở nên phức tạp để có thể giải quyết.
Video đang HOT
Xung đột không chỉ xảy ra giữa Phong trào Hamas với Israel tại Dải Gaza mà đã lan rộng thành xung đột giữa phong trào Hezbollah tại Liban với Israel.
Kể từ tháng 6 năm nay, Hy Lạp đã tìm cách thuyết phục các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) tham gia dự án tạm thời đưa trẻ em bị tổn thương và chấn thương do xung đột ở Gaza đến các nước EU. Ngoại trưởng Gerapetritis cho biết các cuộc đàm phán liên quan vẫn đang diễn ra và ông hy vọng sẽ sớm có kết quả. Về phía Hy Lạp, ông cho biết nước này có thể tiếp nhận khoảng 500 trẻ em.
Trong thời gian qua, Hy Lạp cũng đã bày tỏ phản đối các hoạt động quân sự của Israel tại Gaza, kêu gọi nước này dừng mọi cuộc tấn công trên bộ và trên không nhằm vào dải đất ven Địa Trung Hải mà cho đến nay đã khiến hơn 41.000 người Palestine thiệt mạng. Vào đầu năm 2024, Hy Lạp được bầu làm thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2025-2026. Hy Lạp tin rằng mối quan hệ lịch sử của nước này với thế giới Arập và Israel mang lại cho Hy Lạp uy tín để có thể đóng vai trò như một quốc gia trung gian thúc đẩy hòa bình.
* Cùng ngày, tham dự Hội nghị thượng đỉnh của LHQ về Tương lai, Thủ tướng Chính quyền Palestine Mohammad Mustafa nhấn mạnh rằng: “Khi tôi phát biểu trước các bạn, người dân của chúng tôi tại Gaza đang phải chịu đựng một trong những chương đen tối nhất trong lịch sử hiện đại”. Trong gần một năm qua kể từ ngày 7/10/2023, các hành động quân của Israel tại đây đã “gây ra mất mát, đau khổ và thảm họa nhân đạo chưa từng có”. Tất cả những điều này đều vi phạm Hiến chương và luật pháp quốc tế, đe dọa tương lai của người dân Palestine. Do đó, ông Mustafa kêu gọi cộng đồng quốc tế phải hành động khẩn cấp để ngăn chặn hành động này của Israel, phù hợp với luật pháp quốc tế và các nghị quyết liên quan của LHQ.
Ủy ban Bộ trưởng Arập - Hồi giáo về Dải Gaza thảo luận về chấm dứt xung đột
Ngày 18/9, tại thủ đô Amman của Jordan, Ủy ban Bộ trưởng Arập-Hồi giáo về Dải Gaza đã tiến hành họp, thảo luận về các nỗ lực chấm dứt xung đột tại Gaza và thúc đẩy việc công nhận nhà nước Palestine.
Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel xuống Dải Gaza. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo thông báo từ Bộ Ngoại giao Jordan, các thành viên ủy ban đã xem xét các biện pháp nhằm ngăn chặn "hành động quân sự của Israel tại Dải Gaza, sự leo thang nguy hiểm ở Bờ Tây, thảm họa nhân đạo hiện tại và đảm bảo viện trợ nhân đạo đến tất cả khu vực bị ảnh hưởng".
Các đại biểu cũng bàn việc củng cố nỗ lực chấm dứt xung đột trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 sắp diễn ra tại New York (Mỹ), với mục tiêu "thúc đẩy công nhận nhà nước Palestine, đảm bảo quyền lợi của nhân dân Palestine, khuyến khích an ninh và hòa bình trong khu vực và trên toàn cầu".
Tại cuộc họp, ủy ban đã thảo luận về việc thực hiện giải pháp hai nhà nước, trong đó thành lập Nhà nước Palestine dựa trên đường biên giới được xác định năm 1967, với Đông Jerusalem là thủ đô.
Ủy ban nói trên được thành lập tháng 11/2023, gồm các đại diện từ Saudi Arabia, Palestine, Jordan, Ai Cập, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Nigeria, Bahrain, cùng Tổng thư ký Liên đoàn Arập và Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC). Mục tiêu của ủy ban là đạt được một lệnh ngừng bắn, tạo điều kiện cho viện trợ nhân đạo đến Gaza và phát triển kế hoạch hành động nhằm hiện thực hóa giải pháp hai nhà nước.
Cũng trong ngày 18/9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant để đánh giá các diễn biến an ninh trong khu vực và nhấn mạnh sự ủng hộ của Mỹ đối với Israel trước những mối đe dọa từ Iran, lực lượng vũ trang Hezbollah và các đồng minh khác của Iran.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh tình hình an ninh tại Trung Đông đang ngày càng phức tạp, với sự gia tăng căng thẳng giữa Israel và các lực lượng được Iran hỗ trợ. Nhà Trắng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác giữa hai nước trong việc đối phó với những thách thức an ninh này.
Mỹ nghiên cứu phương án giải quyết xung đột xuyên biên giới Israel và Hezbollah Báo Washington Post ngày 29/6 đưa tin Chính phủ Mỹ đang nghiên cứu nhiều phương án giải quyết xung đột giữa Israel và phong trào Hezbollah ở Liban. Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel tại Khiam, Liban, ngày 23/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN Theo báo này, giới chức Mỹ đang cố gắng kiềm chế giao tranh giữa Israel và Hezbollah, trong khi...