Hy Lạp, Italy thảo luận về cải thiện an toàn đường sắt
Ngày 24/3, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cho biết sẽ thảo luận với giới chức Italy về cải thiện độ an toàn cho các chuyến tàu Hy Lạp do một công ty nhà nước Italy điều hành.
Lực lượng cứu hộ làm nhiệm vụ tại hiện trường vụ tai nạn đường sắt thảm khốc gần Larissa, Hy Lạp ngày 2/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trao đổi với báo giới tại hội nghị thượng đỉnh của lãnh đạo các nước thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tại thủ đô Brussels (Bỉ), Thủ tướng Mitsotakis cho biết Hy Lạp sẽ có cơ hội thảo luận về cách thức mà Chính phủ Italy có thể hỗ trợ khởi động lại các tuyến đường sắt của Hy Lạp một cách tích cực và thực chất hơn. Theo ông Mitsotakis, người đồng cấp Italy Giorgia Meloni đã nhận lời tham gia các cuộc thảo luận với phía Hy Lạp ở thủ đô Athens trước cuộc tổng tuyển cử ở Hy Lạp vào tháng 5 tới.
Thủ tướng Mitsotakis bày tỏ tin tưởng hai nước có thể cùng nhau tạo ra tương lai mới cho ngành đường sắt, theo đó công ty Italy sẽ đầu tư nhiều hơn vào “các chuyến tàu đáng tin cậy, an toàn hơn và nhanh hơn” và Hy Lạp “sẽ đầu tư nhiều hơn vào mạng lưới cũng như vấn đề an toàn”.
Video đang HOT
Hy Lạp giao tư nhân quản lý các tuyến tàu liên tỉnh từ năm 2017, khi nhà điều hành dịch vụ giao thông đường sắt Hy Lạp thuộc sở hữu nhà nước TrainOSE được tư nhân hóa và bán cho công ty Ferrovie dello Stato Italiane của Italy, trở thành công ty điều hành đường sắt Hellenic Train. Công ty nhà nước Hy Lạp OSE vẫn sở hữu các đường ray.
Vấn đề tăng cường an toàn giao thông đường sắt đang rất được chú ý tại Hy Lạp sau vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng hôm 28/2, khi một đoàn tàu chở 350 hành khách trong hành trình di chuyển từ thủ đô Athens đến thành phố Thessaloniki đã đâm trực diện vào một tàu chở hàng từ Thessaloniki đến thành phố Larissa. Vụ tai nạn khiến 57 người thiệt mạng, trong đó đa số nạn nhân là sinh viên đại học trở lại trường sau kỳ nghỉ cuối tuần. Thảm kịch này đã châm ngòi cho các cuộc đình công và biểu tình trên khắp Hy Lạp liên quan đến đảm bảo an toàn cho các chuyến tàu, tạo áp lực lên chính phủ của Thủ tướng Mitsotakis trước thềm cuộc bầu cử vào tháng 5 tới. Bộ trưởng Giao thông Hy Lạp Kostas Karamanlis đã từ chức trong khi quản lý nhà ga tại thành phố Larissa, người đang làm nhiệm vụ vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn, và ba quan chức đường sắt khác đã bị buộc tội, có thể đối mặt với án tù chung thân.
Bulgaria, Hy Lạp hồi sinh dự án đường ống dẫn dầu bị lãng quên của Nga
Đường ống dẫn dầu trên sẽ tăng cường an ninh và hiệu quả nguồn cung cấp vì tránh được tình trạng chờ đợi lâu và nguy cơ khi tàu chở dầu đi qua eo biển ở Biển Đen.
Các nhà lãnh đạo Bulgaria và Hy Lạp chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hồi sinh đường ống dẫn dầu. Ảnh: EPA
Dự án đường ống dẫn dầu giữa thành phố Burgas ở Bulgaria và Alexandroupolis ở Hy Lạp đã được Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria Rosen Hristov và người đồng cấp Hy Lạp Kostas Skrekas chính thức hồi sinh sau nhiều tháng đàm phán.
Hôm 16/2, hai bên đã ký một thỏa thuận thành lập một nhóm làm việc của hai nước để nghiên cứu khả năng thực hiện dự án. Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã chứng kiến thỏa thuận được ký kết.
"Đường ống dẫn dầu Alexandroupolis - Burgas có tầm quan trọng chiến lược đối với Bulgaria vì nó tạo cơ hội đa dạng hóa nguồn cung cho nhà máy lọc dầu ở Burgas - nhà máy lớn nhất ở Balkan", ông Radev nói trong cuộc họp báo với Thủ tướng Mitsotakis.
Theo ông Radev, đường ống dẫn dầu trên sẽ tăng cường an ninh và hiệu quả nguồn cung cấp vì nó tránh được tình trạng chờ đợi lâu và nguy cơ khi tàu chở dầu đi qua eo biển ở Biển Đen.
Đường ống này dự kiến sẽ vận chuyển dầu đến nhà máy lọc dầu của Nga ở Burgas, nơi sẽ vận chuyển dầu bằng tàu đến cảng Aegean. Về lâu dài, nó nhằm mục đích thay thế hoàn toàn việc nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển, đặc biệt là khi Bulgaria có thời hạn đến năm 2024 trước khi hết quyền miễn trừ lệnh cấm vận hiện tại của EU đối với dầu mỏ của Nga.
Bulgaria cũng sẵn sàng hợp tác với Hy Lạp trong dự án chuyển năng lượng xanh quy mô lớn từ Bắc Phi, Trung Đông qua Hy Lạp sang châu Âu.
Vào cuối năm ngoái, công ty dầu mỏ Lukoil của Nga đã ủng hộ mạnh mẽ ý tưởng nối lại công việc trong dự án xây dựng đường ống dẫn dầu giữa Bulgaria và Hy Lạp. Lukoil tuyên bố dự án có thể giúp thay thế dầu của Nga mà họ hiện đang nhập khẩu bằng tàu chở dầu qua cảng Rosenets.
Nhiều năm trước, dự án này được thiết kế để đưa dầu của Nga đến Aegean, bỏ qua eo biển Bosphorus. Nhưng nó chưa thể đi vào hoạt động vì bị đình trệ do một cuộc trưng cầu dân ý địa phương về cơ sở sinh thái.
Lần này, dự án được thiết kế để đưa dầu từ Trung Đông và các nguồn khác qua cảng Aegean của Hy Lạp đến thành phố cảng Burgas của Bulgaria trên Biển Đen, nơi đặt nhà máy lọc dầu duy nhất của Bulgaria, nhưng thuộc tài sản của Lukoil.
Trước khi được hồi sinh, đường ống Burgas-Alexandroupolis là một phần của dự án năng lượng Nga ở Bulgaria, bao gồm cả Nhà máy điện hạt nhân Belene và đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Nam.
Hy Lạp chi thêm 375 triệu euro cho trợ cấp nhiên liệu Ngày 21/6, Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis cho biết Chính phủ Hy Lạp sẽ phân bổ 375 triệu euro (394,9 triệu USD) tiền trợ cấp để bù đắp cho việc giá xăng và dầu diesel tăng vọt. Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Phát biểu trong một cuộc họp nội các Hy Lạp, Thủ tướng Mitsotakis nói: "Gói viện trợ...