Hy Lạp hủy chứng nhận tiêm phòng của nhiều người chưa tiêm mũi tăng cường
Ngày 7/2, Chính phủ Hy Lạp thông báo giấy chứng nhận tiêm vaccine phòng COVID-19 của 324.000 người dân chưa tiêm mũi tăng cường sẽ chính thức hết hiệu lực.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Kozani, Hy Lạp. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng Thư ký Cơ quan Chăm sóc sức khỏe ban đầu thuộc Bộ Y tế Hy Lạp, ông Marios Themistocleous, cho biết giấy chứng nhận tiêm phòng sẽ có hiệu lực trở lại khi những người thuộc diện nói trên tiêm mũi vaccine tăng cường. Theo các quy định hiện hành ở Hy Lạp, giấy chứng nhận tiêm phòng COVID-19 có hiệu lực trong vòng 7 tháng kể từ ngày tiêm mũi thứ hai đối với những người được tiêm vaccine loại 2 liều và 3 tháng đối với những người được tiêm vaccine loại 1 liều. Các mũi vaccine tăng cường có thể được tiêm 3 tháng sau khi hoàn tất các liều tiêm phòng cơ bản.
Hy Lạp hiện đang trải qua làn sóng dịch bệnh mới do biến thể Omicron lây lan nhanh, khiến số ca mắc mới mỗi ngày tăng cao. Theo Tổ chức Y tế công cộng quốc gia, ngày 7/2, Hy Lạp đã công bố 18.885 ca nhiễm mới COVID-19 và thêm 109 ca tử vong.
Video đang HOT
Cùng ngày, giới chức y tế Đức cho biết một số bang của nước này đang lên kế hoạch nới lỏng các biện pháp hạn chế để phòng chống COVID-19 dù số ca mắc mới gia tăng do những lo ngại về nguy cơ biến thể Omicron gây áp lực lên hệ thống y tế đang giảm dần.
Ngày 7/2, Đức thông báo 95.267 ca nhiễm mới trong ngày, tăng 22% so với cách đây một tuần, song tỷ lệ nhập viện tính trên 100.000 dân trong 7 ngày gần nhất đã giảm xuống mức 5,4 – thấp nhất trong vòng hơn 2 tháng qua.
Các quan chức bang Bavaria ở vùng Đông Nam nước Đức cho biết chính quyền bang chuẩn bị dỡ bỏ lệnh giới nghiêm ban đêm áp dụng với các nhà hàng và nới lỏng hạn chế với các sự kiện thể thao và văn hóa. Người phát ngôn của chính quyền bang Brandenburg, gần thủ đô Berlin, cho biết bang sẽ nới lỏng các hạn chế trong lĩnh vực bán lẻ và có thể cho phép những người chưa tiêm vaccine được vào các cửa hàng với điều kiện phải đeo khẩu trang. Chính quyền các khu vực khác như Saxony và Scheleswig-Holstein đã thông báo nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19 vào tuần trước.
Bộ trưởng Y tế liên bang Karl Lauterbach cho biết lãnh đạo của các bang sẽ thảo luận về quy định phòng COVID-19 trong cuộc gặp tuần tớ. Ông đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng các biện pháp hạn chế sẽ được nới lỏng trước lễ Phục sinh. Tuy nhiên, Bộ trưởng Lauterbach cảnh báo về một số nguy cơ khi việc nới lỏng các biện pháp được thực hiện quá nhanh trong khi tỷ lệ người dân chưa tiêm vaccine ở Đức tương đối cao.
Hy Lạp sẽ trở thành trung tâm khí đốt tại Đông Nam Âu
Hy Lạp sẽ bổ sung thêm hai bến cảng LNG để lưu trữ và khí hóa, do đó họ có thể tăng cường an ninh nguồn cung khí đốt cho quốc gia mình và có được vai trò lớn trong việc vận chuyển khí đốt cho châu Âu và Balkan bằng cách tận dụng tối đa vị trí chiến lược và các hành lang mới.
Ảnh minh họa
Các tập đoàn năng lượng của Hy Lạp muốn tận dụng tối đa cơ hội để khí đốt trở thành nhiên liệu cầu nối trên con đường đến năng lượng sạch, và các nước Balkan cần đa dạng hóa nguồn cung của họ và không quá phụ thuộc vào Gazprom.
Vì vậy, các công ty này đã thiết kế và đang xúc tiến cơ sở hạ tầng để tham gia vào hệ thống LNG của Hy Lạp. LNG sẽ sử dụng đường ống của Hy Lạp (Đường ống xuyên Adriatic, Đường ống liên kết Hy Lạp-Bulgaria và các đầu nối của nó, và kế hoạch xây đường ống nối với Bắc Macedonia) để đến các nước láng giềng và giảm sự phụ thuộc của họ vào Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài việc chú trọng vào các đường ống dẫn, Hy Lạp cũng đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng LNG, biến họ thành một trung tâm khí đốt tại Đông Nam Âu.
Do đó, ngoài đảo Revythousa, ngoài khơi bờ biển Attica, Hy Lạp có khả năng sẽ có được các bến gần Corinth và Alexandroupoli.
Dự án bến cảng LNG tại Alexandroupoli đã gần đến ngày đóng dấu quyết định đầu tư với kinh phí 363,7 triệu euro. Dự án này đang được điều hành bởi Gastrade của Tập đoàn Copelouzos với sự tham gia của Gaslog Investment, DEPA Commercial, nhà điều hành mạng lưới khí DESFA và Bulgartransgaz EAD.
Một bến cảng khác để nhập khí tự nhiên vào Hy Lạp đang được tập đoàn lọc dầu Motor Oil chuẩn bị xây dựng gần Corinth. Bến cảng này sẽ cần khoản đầu tư lên tới 300 triệu euro và có tên Dioryga Gas.
Dioryga Gas sẽ có công suất lưu trữ 210.000 mét khối và công suất khí hóa 132.000 MWh mỗi ngày, với nhu cầu trung bình hằng năm ước tính khoảng 2,5 tỷ mét khối. Dự án Dioryga Gas hoàn thành, sẽ tăng 80% công suất lưu trữ trong hệ thống khí đốt của Hy Lạp, tăng cường an ninh nguồn cung của Hy Lạp.
Đắm tàu ngoài khơi Tunisia, 11 người thiệt mạng và mất tích Ngày 21/1, giới chức Tunisia cho biết một thuyền chở người di cư đã bị đắm ở ngoài khơi thành phố Sfax, miền Trung nước này, khiến 4 người thiệt mạng và 7 người khác mất tích. Chiếc thuyền chở người di cư bị đắm ở ngoài khơi Tunisia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo người phát ngôn Lực lượng vệ binh quốc gia...