Hy Lạp đóng cửa đài phát thanh, truyền hình quốc gia
Các đài phát thanh và truyền hình quốc gia của Hy Lạp trong đêm qua đã lần lượt phải ngừng phát sóng, sau khi chính phủ khẳng định muốn đóng cửa tạm thời toàn bộ các đài phát sóng quốc gia để sa thải khoảng 2.500 nhân viên.
Nhiều người dân và nhân viên tập hợp trước trụ sở của ERT tại Athens
Quyết định trên được Athens lí giải là để tuân thủ các biện pháp cắt giảm chi phí theo yêu cầu của các chủ nợ quốc tế đã “giải cứu” quốc gia này.
Chính phủ Hy Lạp cho biết tập đoàn Hellenic Broadcasting, hay ERT, sẽ mở cửa trở lại “sớm nhất có thể”, với một đội ngũ nhân viên mới, nhỏ gọn hơn. Hiện chưa rõ công việc này phải mất bao lâu và liệu toàn bộ các đài phát có được khôi phục hoạt động hay không.
“Chúc mừng chính phủ Hy Lạp”, phát thanh viên Antonis Alafogiorgos nói trong những phút phát sóng cuối trên một kênh truyền hình trực tiếp chính của ERT. “Đây là một tổn thất lớn cho nền dân chủ”. Trong khi đó hàng nhìn nhân viên truyền thông và những người ủng hộ biểu tình bên ngoài trụ sở của ERT tại ngoại ô Athens.
Trước đó người phát ngôn chính phủ Hy Lạp Simos Kedikoglou khẳng định: “ERT là một trường hợp điển hình cho sự cực kỳ thiếu minh bạch và hoang phí đến khó tin. Việc này phải chấm dứt ngay bây giờ”.
Video đang HOT
Trong khi toàn bộ 2500 nhân viên tại đây sẽ bị sa thải, ông Kedikoglou cho biết họ sẽ được trả tiền bồi thường và có thể xin vào làm trở lại khi ERT được cơ cấu lại theo hướng nhỏ gọn hơn, trở thành một kênh phát sóng độc lập.
Quyết định kỳ lạ nêu trên của Hy Lạp là bước đi trực tiếp đầu tiên tác động thẳng vào người lao động trong khu vực công sau 3 năm phải thực thi các chính sách kinh tế khắc khổ. Kể từ đó đến nay, khoảng 1 triệu lao động trong khu vực tư nhân đã mất việc làm.
Các kênh phát thanh của ERT cũng ngừng phát sóng tại nhiều khu vực ở nước này từ 23 giờ tối qua theo giờ địa phương.
Một thông báo của Bộ tài chính Hy Lạp khẳng định ERT đã chính thức bị giải tán và cơ quan chức năng sẽ “nắm giữ” các cơ sở của tập đoàn này. Cảnh sát chống bạo động cũng được triển khai bên ngoài các tòa nhà của ERT tại nhiều nơi. Tuy nhiên không có vụ xô xát nào xảy ra.
Theo Dantri
Kỳ lạ công ty "tỷ đô" không có... sếp
Có quy mô gần 4 tỷ USD với đội ngũ nhân sự tới 400 người nhưng nhà phát triển trò chơi điện tử Valve lại không hề có đội ngũ lãnh đạo. Mọi khoản thưởng hay quyết định tuyển dụng, sa thải đều được dựa trên quy chế đồng thuận.
Thoạt nghe nhiều người sẽ tưởng đây là chuyện đùa nhưng nó hoàn toàn có thật. Trong một cuộc phỏng vấn với báo giới hồi cuối tháng trước, cựu kinh tế gia của Valve, ông Yanis Varoufakis đã miêu tả về mô hình "quản trị phẳng" tại công ty có trụ sở tại Seattle, Mỹ với trị giá gần 4 tỷ USD này.
Các nhân viên của Valve có thể tự chọn cộng sự
"Điều thú vị nhất trong đời sống của Valve đó là hoàn toàn không có ai là sếp", Varoufakis, một nhà kinh tế học tại đại học Athens cho biết. "Công ty không hề có một hệ thống cấp bậc rõ ràng nào. Nó vận hành dựa trên thứ mà nhiều thành viên công ty miêu tả cho tôi là những nguyên tắc của một chủ nghĩa công đoàn vô chính phủ. Chính xác nó là sự liên kết tự nhiên giữa những người làm việc với nhau".
Chủ nghĩa công đoàn vô chính phủ (anarcho-syndicalism) là một lý thuyết kinh tế học bắt nguồn từ đầu thế kỷ 19 bao gồm một dạng chính quyền trong đó những nhóm lao động tự tổ chức làm việc cùng nhau để trực tiếp đạt được các mục tiêu.
Tại Valve, điều này được thể hiện ở chỗ, sau khi được tuyển dụng bởi một ủy ban do các thành viên công ty tự hình thành, nhân viên mới có thể tự do gia nhập và tự do luân chuyển tới bất kỳ bộ phận nào trong số vô vàn dự án của công ty. Trong khi tại Google, nhân viên của "gã khổng lồ" tìm kiếm này có 20% thời gian tự do thì ở Valve, tỷ lệ này là 100%.
Điên rồ hay sáng tạo?
"Sự luân chuyển bên trong doanh nghiệp là một tài sản lớn và mọi người đều công nhận điều đó", Varoufakis khẳng định. "Bàn làm việc của mọi người đều có bánh xe và họ chỉ cần rút một hoặc hai phích cắm là có thể chuyển từ nhóm này sang làm cho nhóm khác".
Văn phòng của Valve có thiết kế rất đẹp
Nhà kinh tế học này cũng cho biết việc tuyển dụng hay sa thải có thể bắt nguồn từ những thứ đơn giản nhất như một cuộc trò chuyện giữa hai nhân viên trong hội trường. Còn chuyện tiền thưởng, dù có lên tới 10 lần lương cơ bản của mỗi người, đều tùy thuộc vào sự xem xét của chính những người cùng địa vị.
Ai đó có thể cho rằng mô hình tổ chức này có thể dẫn tới những sự lạm dụng, nhưng với Varoufakis, ông chưa từng thấy có vấn đề gì thực sự lớn với công ty này. "Điều quan trọng mọi người cần phải hiểu đó là những doanh nghiệp tự sinh như vậy phụ thuộc lớn vào các cá nhân, những người thực sự tin vào các chuẩn mực xã hội điều chỉnh sự tồn tại của họ", ông Varoufakis nói tiếp.
"Xét về bản chất, tại đó không có những người cố tạo ra một màn khói mờ ảo, che đậy sự thật rằng họ không thực sự giỏi công việc họ làm. Tất cả những người tại đó đều được tuyển lựa kỹ lưỡng để thực sự là người xuất sắc trong lĩnh vực của họ".
Valve được thành lập năm 1996 bởi các cựu nhân viên phát triển phần mềm của Microsoft là Gabe Newell và Mike Harrington. Và kể từ đó đến nay nhân viên công ty chưa một ngày có "sếp". Hiện doanh thu lớn nhất của Valve đến từ nền tảng Steam, một dịch vụ trực tuyến tương tự như iTunes toàn cầu dành cho các trò chơi điện tử.
Theo Varoufakis, 70% các trò chơi điện tử trên thế giới được bán qua Steam với khoảng 55 triệu người dùng. Doanh thu mỗi năm của dịch vụ này vào khoảng 1 tỷ USD.
Theo Dantri
Ngắm những hòn đảo giá "bèo" đang rao bán của Hy Lạp Chỉ cần bỏ ra số tiền vài triệu USD là bạn đã có thể sở hữu một hòn đảo tuyệt đẹp của Hy Lạp. Do "kẹt" tiền vì khủng hoảng nợ công, Athens đang rao bán một loạt hòn đảo với mức giá rất "mềm". Trang Business Insider cho biết, nếu bạn muốn giúp đỡ nền kinh tế ốm yếu của Hy Lạp...