Hy Lạp đệ trình kế hoạch giải quyết khủng hoảng lên các chủ nợ
Hãng tin Sputnik hôm 09-07 cho biết, theo Eurogroup, chính phủ Hy Lạp vừa gửi các đề nghị cải cách kinh tế có thể cho các chủ nợ quốc tế với hy vọng rằng có thể tránh phá sản và giúp tình trạng khủng hoảng của nước này được phục hồi.
Theo phát ngôn viên của chủ tịch các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro, ông Jeroen Dijsselbloem đã nhận được các đề nghị mà Hy Lạp đệ trình mới đây. Các đề nghị sẽ được các chủ nợ xem xét trong vài ngày tới trước khi được trình bày tại Hội nghị thượng đỉnh EU vào Chủ nhật.
Trong khi không có thông tin chi tiết chính thức nào tiết lộ về nội dung của đề xuất này, nhưng một số nguồn tin nói với Sputnik rằng chính phủ Hy Lạp đang đề nghị đại tu hệ thống lương hưu nước này, tiết kiệm 0,5% tổng số GDP trong năm 2015, và lên đến 1% mỗi năm trong những năm tiếp theo. “Con đường tài chính mới là tiền đề cho một mục tiêu thặng dư chính của nước này từ (1%, 2%, 3%), đến 3,5% GDP trong năm 2015, 2016, 2017 và 2018″, một tuyên bố dự đoán vê chiến lược tài chính mới của Hy Lạp cho biết.
Các guồn tin cũng cho biết rằng mức thuế có thể tăng lên. Đối với các tập đoàn, các loại thuế có thể tăng từ 26% đến 28%, và nguồn thu từ các khoản thanh toán tiền thuê nhà có thể có sự gia tăng thuế, cũng như các loại thuế đối với quảng cáo truyền hình.
Hy Lạp đệ trình kế hoạch giải quyết khủng hoảng lên các chủ nợ (ảnh: Reuters)
“Chúng tôi sẽ xem xét một số biện pháp bù thêm trong trường hợp thiếu hụt tài chính: Tăng mức thuế đối với khoản thu nhập từ việc cho thuê, đối với các khoảng thu nhập hàng năm dưới 12.000 euro thì tăng đến 15% (từ 11%) nếu doanh thu tăng thêm 160 triệu euro và đối với các khoảng thu nhập hàng năm trên 12.000 euro thì tăng đến 35% (từ 33%) nếu doanh thu tăng thêm 40 triệu euro, “tuyên bố cho biết
Trong lĩnh vực y tế, cải cách có thể làm giảm 50% giá các loại thuốc không có bằng sáng chế. Nguồn tin cho thấy Hy Lạp có thể cắt giảm chi tiêu quốc phòng của mình khoảng gần 100 triệu euro. Chính phủ cũng có thể cắt giảm lương hưu trong thời gian sớm nhất.
Được biết, trước đây Hy Lạp đã chỉ ra rằng nước này sẽ yêu cầu các chủ nợ về một khoản vay ba năm từ Cơ chế ổn định châu Âu (ESM). Athens cũng liệt kê một số các biện pháp mà có thể được thực hiện ngay trong tuần tới, bao gồm cắt giảm lương hưu và cải cách thuế.
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ có nhiều biện pháp hơn nữa, chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục tăng cường và hiện đại hóa nền kinh tế”, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp cho biết trong một tuyên bố.
Hôm thứ Tư (08-07), Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã hứa hẹn “các đề xuất rất cụ thể” cho các “giải pháp công bằng và bền vững” đối với cuộc khủng hoảng nợ của nước này.
“Tất cả các lực lượng chính trị ở Hy Lạp, các nhà lãnh đạo, sẽ ngồi vào bàn tròn và chúng tôi đã đưa ra một khuôn khổ làm việc trên cơ sở đó ngày mai chúng tôi sẽ một lần nữa đến với một số đề xuất rất cụ thể cho giải pháp công bằng và bền vững mà sẽ mang lại một cuộc cải cách hiệu quả”, Tsipras cho biết trong một tuyên bố.
Các quan chức Liên minh châu Âu hiện vẫn đang thúc giục thủ tướng Tsipras đến với một thỏa thuận mà sẽ ngăn chặn việc trục xuất Hy Lạp khỏi khu vực đồng euro. “Việc không có khả năng đưa ra thỏa thuận có thể dẫn đến tình trạng phá sản cho Hy Lạp cũng như khả năng thanh toán của hệ thống ngân hàng nước này”,Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết hôm thứ Tư. Hiện khoản nợ chung của Hy Lạp là khoảng 350 tỷ USD và khoản nợ mà Hy Lạp sẽ thanh toán tiếp theo là 3,9 tỉ USD cho Ngân hàng Trung ương châu Âu vào ngày 20-07 tới.
Bảo Anh
Theo_PLO
Trưng cầu ý dân: Trò may rủi của Hy Lạp
Cuộc trưng cầu ý dân diễn ra vào Chủ nhật này tại Hy Lạp là một quyết định đầy rủi ro về mặt chính trị.
Chưa kể, nó gây chia rẽ trong nội bộ tất cả các bên có liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp.
Với chính phủ của Thủ tướng Hy Lạp, Alexis Tsipras, quyết định đá quả bóng trách nhiệm sang phía dân chúng Hy Lạp là một canh bạc chính trị.
Người dân Hy Lạp tức giận với Giám đốc Ngân hàng Trung ương Hy Lạp khi họ không thể rút được tiền (ảnh: AP)
Ông Tsipras hy vọng nếu dân chúng Hy Lạp nói "Không" với các yêu sách từ phía chủ nợ, chính phủ của ông sẽ có thêm sức nặng trong các đàm phán với nhóm chủ nợ. Nhưng ngược lại, nếu dân chúng Hy Lạp cảm thấy đã quá mệt mỏi và muốn nhanh chóng có một thỏa thuận với các chủ nợ, tức là bỏ phiếu "Có" thì khả năng chính phủ của đảng Syriza phải ra đi cũng là rất lớn.
Khi đó, Hy Lạp sẽ rơi vào tình trạng bất ổn chính trị với các diễn biến rất khó lường, dù về mặt lý thuyết, theo các nhà phân tích thì đó là kịch bản mà EU mong muốn bởi Brussels mâu thuẫn nghiêm trọng với đường lối đàm phán cứng rắn từ chính phủ của ông Alexis Tsipras.
Tuy nhiên, rủi ro dành cho phía các chủ nợ, đặc biệt là cho Ủy ban châu Âu và Ngân hàng châu Âu trong cuộc trưng cầu ý dân này tại Hy Lạp cũng không hề nhỏ.
Việc Hy Lạp quyết định trưng cầu ý dân thực tế đã đặt toàn bộ Liên minh châu Âu vào một tình thế nan giải: đó là dân chủ đối đầu với tiền bạc. Trưng cầu ý dân là hình thức cao nhất của dân chủ trực tiếp và nếu vào ngày Chủ nhật 5/7 này, người dân Hy Lạp nói "Không" với các yêu sách cải cách, thắt lưng buộc bụng từ các chủ nợ, thì sức ép dành cho các nhà lãnh đạo chính trị châu Âu sẽ rất lớn bởi lẽ khi đó họ sẽ buộc phải trả lời câu hỏi: tôn trọng ý nguyện dân chủ của người dân Hy Lạp, hay tiếp tục để cuộc chơi hiện nay cho những nhà kỹ trị kiểm soát?
Đó là nguyên nhân sâu xa đang làm nảy sinh bất đồng giữa một vài thành viên chủ chốt của Liên minh châu Âu, cụ thể là giữa Đức và Pháp. Trong khi nước Đức chủ trương sẽ không có bất cứ đàm phán nào với phía Hy Lạp cho đến sau khi cuộc trưng cầu ý dân ở Hy Lạp có kết quả, tức là phải đợi đến tuần sau thì phía Pháp lại thúc giục các bên sớm đạt được một thỏa thuận "nhanh nhất có thể" trước ngày 5/7.
Điều này phản ánh sự khác biệt quan điểm giữa Berlin và Paris. Trong khi chính phủ của bà Angela Merkel, được sự ủng hộ của đa số thành viên trong Eurogroupe, đặt cược vào thất bại của ông Alexis Tsipras trong cuộc trưng cầu ý dân tới thì chính quyền của ông Francois Hollande ở Pháp lại lo rằng nếu dân chúng Hy Lạp phản ứng bằng lá phiếu "Không" với đòi hỏi cải cách, tính chính danh của các thiết chế ở châu Âu sẽ bị đe dọa.
Về sâu xa, đó là khác biệt trong thái độ giữa Pháp và Đức. Đức cho rằng kể cả Hy Lạp vỡ nợ và phải rời khỏi khu vực đồng tiền chung thì đó cũng không phải thảm họa, trong khi Pháp thì quyết bảo vệ nhận định rằng Eurozone cần phải giữ được sự thống nhất.
Đến thời điểm này thì những thái độ như của Pháp chính là điều mà chính phủ Hy Lạp mong muốn. Thủ tướng Alexis Tsipras đã nói thẳng trên truyền hình Hy Lạp rằng ông tin cái giá của việc Hy Lạp sụp đổ và rời Eurozone là "đủ lớn" để EU buộc phải có những nhượng bộ nhất định.
Vì thế, hôm qua, chính phủ Hy Lạp dù tỏ ý xuống thang đôi chút khi gửi thư cho nhóm chủ nợ chấp nhận các đề xuất cải cách, nhưng vẫn đưa ra điều kiện là nhóm chủ nợ phải đàm phán để tái cấu trúc lại các khoản nợ của nước này, nói cách khác là phải xóa nợ một phần cho Hy Lạp.
Yêu cầu này bị bác bỏ và vào lúc này, không ai dám chắc kịch bản nào sẽ diễn ra trong ngày 5/7 tới, kể cả chính người dân Hy Lạp. Theo các cuộc thăm dò mới nhất trong dân chúng Hy Lạp thì tỷ lệ giữa ủng hộ và phản đối các yêu cầu cải cách từ nhóm chủ nợ là khá ngang nhau.
Người dân Hy Lạp đã quá mệt mỏi, không muốn có thêm bất cứ chính sách khắc khổ nào nữa nhưng họ cũng không muốn nước mình ra khỏi khu vực đồng tiền chung bởi đó sẽ là một thảm họa về kinh tế, xã hội.
Cuộc trưng cầu ý dân vào Chủ nhật này, vì thế, sẽ thực sự là một thời khắc trọng đại với người dân và đất nước Hy Lạp./.
Thùy Vân
Theo_VOV
Hy Lạp giữ đúng lời hứa trình kế hoạch cải cách mới Đúng như lời hứa, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đêm 9/7 đã gửi tới các chủ nợ những đề xuất cụ thể mới để có thể nhận được gói cứu trợ thứ 3. Những cải cách được mong đợi này sẽ được xem xét tại một hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu diễn ra vào cuối...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga vạch nội dung đàm phán trực tiếp với Ukraine tại Istanbul

Hé lộ thành phần phái đoàn Nga đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine

Ả rập Xê út điều 5 tiêm kích hộ tống chuyên cơ của ông Trump

Nga bác bỏ phán quyết trong vụ rơi máy bay MH17 năm 2014

Ông Trump dỡ bỏ mọi lệnh cấm vận Syria

Đài Loan giữa áp lực quân sự mới

Trung Quốc đẩy mạnh robot tích hợp AI cho hoạt động sản xuất

Lãnh đạo Mỹ - Trung có thể điện đàm tuần này ?

Tranh cãi về 'cung điện bay' do Qatar tặng Tổng thống Mỹ

Liệu Đức có thể trở thành 'vị cứu tinh' của châu Âu?

Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng hợp tác với các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe

Nhiều bất ngờ với kết quả bầu cử Philippines
Có thể bạn quan tâm

Honda Accord: Lịch lãm, tiện nghi, có giá từ 1,4 tỷ đồng
Ôtô
11:19:21 14/05/2025
Vụ cháy kho xưởng ở Hà Nội: Thượng tá công an tham gia chữa cháy bị thương
Tin nổi bật
11:15:39 14/05/2025
Hãy ăn nhiều món hấp này, chỉ mất 10 phút để nấu mà mùi thơm hấp dẫn, ăn cực "tốn cơm" lại rất giàu canxi
Ẩm thực
11:13:08 14/05/2025
Kim Go Eun xác nhận trở lại "Yumi's Cells" mùa 3
Hậu trường phim
11:10:51 14/05/2025
Những ai háo hức chờ mua iPhone 17 vừa đón một tin tức 'sét đánh'
Đồ 2-tek
11:10:31 14/05/2025
Xuất hiện vật thể toàn thân đen thui đẩy xe em bé trên phố: Không phải con người?
Netizen
11:08:34 14/05/2025
Hai người đàn ông tử vong bất thường ở TPHCM
Pháp luật
11:08:26 14/05/2025
Xe tay ga Thái Lan đẹp mê ly, động cơ 276cc, giá hơn 101 triệu đồng, cạnh tranh với Honda SH
Xe máy
11:06:48 14/05/2025
Gen Z Hà Nội gợi ý 25 hộp cơm mang đi làm, vừa ngon vừa dễ nấu
Sáng tạo
11:03:50 14/05/2025
Quyến rũ với váy vạt chéo
Thời trang
10:59:31 14/05/2025