Hy Lạp đã trả một phần nợ cho IMF
Hy Lạp vừa trả khoản tiền 750 triệu EUR cho Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF). Đàm phán giữa nước này và các chủ nợ cũng có tiến triển tích cực.
Hy Lạp vừa trả 750 triệu EUR cho IMF, một ngày trước thời hạn – Ảnh: Reuters
Reuters đưa tin hôm 11.5, hai quan chức Bộ tài chính Hy Lạp cho biết nước này đã hoàn 750 triệu EUR cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) một ngày trước hạn trả. Kỳ thanh toán tiếp theo là ngày 5.6 tới với số tiền là 302,5 triệu EUR.
Tuyên bố này được đưa ra khi Athens và các chủ nợ quốc tế – gồm IMF, Ủy ban châu Âu (EC) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), tiến hành cuộc họp để giải ngân khoản vay 7,2 tỉ EUR cho Hy Lạp.
Video đang HOT
Bộ trưởng tài chính các nước thuộc Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone) hôm nay 12.5 hoan nghênh các nỗ lực đàm phán có tiến triển giữa Hy Lạp và các chủ nợ. Tuy nhiên, Athens cần tiếp tục cố gắng nhiều hơn nữa để giải quyết những bất đồng hiện tại.
Trước đó, Hy Lạp rơi vào tình trạng gần như cạn kiệt tiền mặt và bị nghi ngờ về việc nước này sẽ trả nợ cho IMF hay giữ lại tiền để thanh toán lương và lương hưu trong nước vào cuối tháng này.
Chính phủ Athens những ngày gần đây đã khẳng định sẽ tôn trọng việc thực hiện nghĩa vụ của mình, dù trong quá khứ các quan chức đã cảnh báo Hy Lạp có thể không đủ tiền để trả nợ quốc tế.
Các lãnh đạo eurozone cho rằng Hy Lạp có thể thực hiện nghĩa vụ của mình cho tới cuối tháng 5 khi Athens đã yêu cầu chính quyền địa phương chuyển nguồn dự trữ của mình về ngân hàng trung ương.
Dù có thanh toán được nợ hay không, điều kiện tài chính của Hy Lạp hiện vẫn trong trạng thái bấp bênh, trừ khi nước này nhận được đảm bảo viện trợ từ các chủ nợ nước ngoài.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Từ đối trọng đến đối thủ cạnh tranh
Với việc Tổng thống Nga Vladimir Putin phê chuẩn hiệp định về thành lập quỹ tiền tệ chung của nhóm BRICS, mọi nghi ngờ về sự ra đời của thể chế tài chính và tiền tệ đa phương mới này đã bị loại bỏ.
Quỹ tiền tệ chung không chỉ đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa các thành viên của BRICS mà còn tác động mạnh mẽ tới trật tự tài chính và tiền tệ trên thế giới - Ảnh: Reuters
Từ vai trò ban đầu là một đối trọng, quỹ tiền tệ chung của BRICS có đủ khả năng để trở thành một trong những đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Quỹ được trang bị vốn 100 tỉ USD, trong đó Trung Quốc đóng góp 41 tỉ, Nam Phi 5 tỉ còn Nga, Ấn Độ và Brazil mỗi nước góp 18 tỉ USD. Sự ra đời của quỹ bị nghi ngờ bởi thiên hạ cho rằng Nga hiện rất khó khăn về kinh tế và tài chính nên khó có thể thực hiện cam kết góp vốn.
Quỹ tiền tệ chung nói trên không chỉ đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa các thành viên của BRICS mà còn tác động mạnh mẽ tới trật tự tài chính và tiền tệ trên thế giới. Cho tới nay, trật tự ấy bị chi phối gần như hoàn toàn bởi IMF, Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Thời gian qua, một số tổ chức hợp tác và liên kết khu vực đã thực hiện ý tưởng thành lập ngân hàng chung. BRICS cũng thỏa thuận cho ra đời Ngân hàng Phát triển mới (NDB). Gần đây nhất, 57 quốc gia ở trong cũng như bên ngoài khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã thành lập Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB) theo sáng kiến của Trung Quốc.
Qua đó có thể thấy các nước đang phát triển và mới nổi ngày càng có nhiều đối trọng và từ đối trọng có được nhiều đối thủ cạnh tranh thực thụ với WB, IMF và ADB. Trật tự tài chính và tiền tệ thế giới thay đổi sẽ làm thay đổi cả cục diện quan hệ quốc tế.
La Phù
Theo Thanhnien
Mỹ bị chỉ trích trì hoãn cải cách IMF Việc Quốc hội Mỹ cố tình trì hoãn chương trình cải tổ tổng thể của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong suốt 5 năm đã gây ra những phản ứng mạnh trong nhiều nước thành viên thuộc nhóm các nước đang phát triển (G24). Trụ sở của IMF tại Washington. Phát biểu ngày 16/4 trong các cuộc họp bên lề Hội nghị...