Hy Lạp, Cyprus chỉ trích thỏa thuận hợp tác hàng hải giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Libya
Bộ Ngoại giao Hy Lạp triệu tập Đại sứ Libya và Thổ Nhĩ Kỳ còn Bộ Ngoại giao Cyprus ra tuyên bố phản đối Bản ghi nhó (MOU) được ký kết giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Libya về việc thiết lập các ranh giới trên biển Địa Trung Hải.
Thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Libya gây ra sự phẫn nộ giữa các nước láng giềng ở Địa Trung Hải. (Nguồn: Twitter)
Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Dendias đã triệu tập Đại sứ Libya tại Hy Lạp hôm 29/11 để bày tỏ sự phản đối của Athens và yêu cầu quan chức này giải trình về Hiệp định ký kết tại Istanbul hôm 27/11. Ngoài ra, Đại sứ Libya sẽ trở thành “người không được chào đón” và sẽ bị trục xuất khỏi Athens.
Trước đó, ngày 28/11, ông Dendias cũng triệu tập Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Hy Lạp để bày tỏ sự phản đối tương tự đối với MOU giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Libya về hợp tác an ninh và hàng hải. Mặc dù nội dung của MOU nói trên chưa được công bố, Hy Lạp quan ngại rằng, thỏa thuận này có thể vi phạm quyền chủ quyền của các đảo Hy Lạp ở Địa Trung Hải.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Cyprus cũng đã ra tuyên bố cho rằng, ý định của Thổ Nhĩ Kỳ về việc phân định “quyền tài phán trên biển” với Libya đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và sẽ không tạo ra bất kỳ hiệu lực pháp lý nào.
Video đang HOT
Tối ngày 27/11, Thổ Nhĩ Kỳ đã ký MOU với Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA) được Liên hợp quốc công nhận, trong khuôn khổ cuộc gặp giữa Thủ tướng GNA Fayed al-Sarraj và Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tại thành phố Istanbul, để phân định các khu vực hàng hải giữa hai nước.
Thỏa thuận trên được ký kết bất chấp Liên đoàn Arab (AL), trong đó có Libya, kêu gọi chấm dứt hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm phản đối Ankara tiến hành chiến dịch quân sự chống người Kurd tại miền Bắc Syria từ tháng trước.
Theo baoquocte.vn/THX
UNHCR: EU cần giúp Hy Lạp giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư
Theo UNHCR, mỗi ngày có hàng trăm người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ đổ vào quốc gia cửa ngõ châu Âu, vốn đang phải cưu mang 39.000 người trong các trại tị nạn ngoài các đảo và hơn 22.000 người trên đất liền.
Người tị nạn trên đảo Lesbos, Hy Lạp ngày 6/10/2019. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Liên minh châu Âu (EU) cần giúp đỡ để giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư tại Hy Lạp, nơi có tới 5.000 trẻ em đang phải đối mặt với nguy cơ bị bóc lột hoặc bạo lực trong các trại tị nạn quá tải.
Phát biểu trên được người đứng đầu Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), ông Filippo Grandi đưa ra sau chuyến thăm 2 ngày tới các trại tị nạn trên đảo Lesbos của Hy Lạp.
Ông Grandi khẳng định: "Tình trạng khẩn cấp đối với trẻ em trong các trại tị nạn ở Hy Lạp cần phải giải quyết ngay."
Ông Grandi nhấn mạnh: "Chúng ta không thể chấp nhận được việc trẻ em phải sống trong những điều kiện tồi tệ như vậy, cũng như bị bạo hành và đối xử bất công."
Theo UNHCR, mỗi ngày có hàng trăm người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ đổ vào quốc gia cửa ngõ châu Âu, vốn đang phải cưu mang khoảng 39.000 người trong các trại tị nạn ngoài các đảo và hơn 22.000 người trên đất liền.
Tuần trước, Chính phủ Hy Lạp tuyên bố không thể thuyết phục được các nước thành viên EU đồng ý tiếp nhận khoảng 3.000 trẻ em tị nạn.
Ông Grandi khẳng định: "Thật lòng, nếu EU cảm thấy không thể chia sẻ trách nhiệm đối với những em bé không nhà cửa, không gia đình, thậm chí không có cả tương lai này, tôi thật sự lo ngại về EU."
Ông Grandi nói: "Tôi đã bày tỏ lập trường rõ ràng với Chính phủ Hy Lạp rằng chính sách của UNHCR là phản đối việc bắt giữ những người tìm kiếm tị nạn, khẳng định họ không phải là tội phạm."
Theo số liệu thống kê mới nhất, tại Hy Lạp, hơn 39.000 người di cư đang phải sống trong điều kiện tồi tệ ở các khu trại vốn chỉ có sức chứa tổng cộng khoảng 6.200 người.
Hôm 20/11, Chính phủ Hy Lạp thông báo đóng cửa các trại tị nạn đông đúc và tồi tàn hiện nay trên các đảo Lesbos, Chios và Samos và thay bằng các cơ sở mới có sức chứa 5.000 người mỗi trại.
Hy Lạp là cửa ngõ chính vào các nước EU của hơn 1 triệu người di cư chạy trốn khỏi xung đột ở quê nhà trong giai đoạn 2015-2016.
Theo Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp, từ ngày 15-18/11 vừa qua, ước tính khoảng 1.350 người đã đến các hòn đảo của nước này tại vùng biển Aegean./.
Theo Phương Hoa (TTXVN/Vietnamplus.vn )
"Ác điểu bầu trời" MQ-9 Reaper của Italy "gãy cánh" ở Libya Một chiếc máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Không quân Italy đã bị rơi gần thành phố Tarhuna, phía Đông Nam Thủ đô Tripoli của Libya, vào ngày 20-11, theo trang The Aviationist. Hình ảnh chiếc máy bay không người lái MQ-9 Reaper rơi, nghi bị bắn hạ Chiếc máy bay được điều khiển từ xa này đang thực hiện nhiệm...