Hy Lạp chìm trong biển nước sau trận mưa kỷ lục
Bão Elias đã trút lượng mưa bằng vài tháng cộng lại xuống Hy Lạp trong vòng chưa đầy một ngày vào hôm 27/9.
Nhà cửa và tài sản bị hư hại do ngập lụt tại làng Keramidi, miền Trung Hy Lạp. Ảnh: AFP
Do ảnh hưởng của mưa lớn, nhiều ngôi làng ở Hy Lạp bị ngập lụt, đường sá chìm trong nước còn trường học ở một số thành phố buộc phải đóng cửa. Đây là trận lụt nghiêm trọng thứ hai xảy ra tại quốc gia này trong cùng tháng 9. Chỉ vài tuần trước, bão Daniel đổ bộ đã cướp đi sinh mạng của 17 người tại Hy Lạp và gây thiệt hại lớn về tài sản.
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis huy động các dịch vụ khẩn cấp và nhân viên quân sự để tăng cường hỗ trợ các khu vực bị ảnh hưởng.
Bão Elias gây mưa lớn và úng ngập tại thành phố Volos. Ảnh: AFP
Cơ quan cứu hỏa Hy Lạp cho biết họ đã di chuyển hơn 3.000 người đến các địa điểm an toàn hơn kể từ hôm 26/9 do thời tiết xấu đi.
Video đang HOT
Vào tối 27/9, Cơ sở dữ liệu thời tiết khắc nghiệt ở châu Âu (ESWD) thông báo quốc gia Nam Âu này đã hứng chịu lượng mưa bằng nhiều tháng cộng lại trong vòng 24 giờ. ESWD dự báo mưa lớn sẽ tiếp tục tiếp diễn do bão Elias còn kéo dài đến hết ngày 28/9, gây mưa đá, sạt lở và sấm sét.
Đường phố Volos ngập như sông. Ảnh: AFP
Cơn bão chủ yếu ảnh hưởng đến miền Trung Hy Lạp – nơi vẫn đang quay cuồng khắc phục hậu quả của trận bão Daniel hồi đầu tháng 9.
Thành phố cảng Volos ở Thessaly nằm trong số những nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi cả hai cơn bão. Khi bão Daniel ập vào, Volos tiếp nhận lượng mưa trung bình tháng 9 cao gấp 10 lần thông thường. Trong khi đó, bão Elias làm ngập các con đường gần bến cảng. Cảnh sát Hy Lạp đã đình hoạt động giao thông trong thành phố để đề phòng rủi ro.
Một đoạn đường bị sụt lút sau mưa lớn. Ảnh: Reuters
Theo ESWD và Tổ chức Khí tượng Thế giới, Volos đã chứng kiến lượng mưa 298 mm trong khoảng thời gian 14 giờ do ảnh hưởng của bão Elias, cao gấp 8 lần mức trung bình tháng 9 của thành phố này.
Các thành phố khác trên khắp Hy Lạp cũng chứng kiến tình trạng mưa lớn tương tự. Đài truyền hình Hy Lạp ERT đưa tin về các ngôi làng bị ngập lụt và đường sá sụp lún trên đảo Evia, nơi bị tàn phá bởi trận cháy rừng vào năm 2021.
Máy xúc dọn bùn đất bám trên mặt đường sau mưa ngập tại Volos. Ảnh: Reuters
Hy Lạp là một trong ít nhất 10 quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nghiêm trọng trong tháng này. Các nhà khoa học cảnh báo rằng những dạng hiện tượng thời tiết cực đoan này có thể ngày càng trở nên phổ biến khi khủng hoảng khí hậu gia tăng, gây áp lực cho các chính phủ.
Lãnh đạo Ai Cập và Hy Lạp tái khẳng định lập trường về Đông Địa Trung Hải
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 3/8, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi và Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis, đang ở thăm Ai Cập, đã tái khẳng định lập trường nhất quán của hai nước về khu vực Đông Địa Trung Hải, đồng thời nhấn mạnh Diễn đàn Khí đốt Đông Địa Trung Hải (EMGF) là một trong những cơ chế hợp tác quan trọng nhất của khu vực này.
Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại cuộc gặp ở thành phố New Alamein của Ai Cập ngày 3/8, Tổng thống El-Sisi và Thủ tướng Mitsotakis đã thảo luận về tầm nhìn và quan điểm về các vấn đề khu vực có lợi ích chung, phù hợp với lập trường nhất quán của hai nước ở Đông Địa Trung Hải. Tuyên bố của Phủ Tổng thống Ai Cập nêu rõ EMGF là một trong những cơ chế hợp tác quan trọng nhất trong bối cảnh hiện nay. EMGF có trụ sở tại Cairo được thành lập vào năm 2020, bao gồm 8 quốc gia, trong đó có Ai Cập và Hy Lạp, với mục tiêu thúc đẩy việc mua bán khí đốt giữa các quốc gia trong khu vực.
Tổng thống Ai Cập và Thủ tướng Hy Lạp bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ song phương và đẩy nhanh việc thực hiện các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ được ký kết gần đây giữa hai nước.
Hai nhà lãnh đạo khẳng định hai nước mong muốn tiếp tục hợp tác trong các lĩnh vực quân sự, kinh tế, văn hóa, năng lượng, khí đốt tự nhiên, kết nối lưới điện và chuyển đổi xanh.
Tổng thống El-Sisi đánh giá cao lập trường của Hy Lạp đối với Ai Cập ở cả cấp độ song phương và trong khuôn khổ Liên minh châu Âu (EU). Ông El-Sisi cũng ca ngợi sự hợp tác ba bên "hiệu quả" với Cyprus. Ai Cập, Hy Lạp và Cyprus đã tăng cường các cơ chế hợp tác ba bên trong thập kỷ qua, ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trong đó có thỏa thuận về liên kết lưới điện được ký vào tháng 10/2021.
Về phần mình, Thủ tướng Hy Lạp Mitsotakis khẳng định quan hệ hợp tác Ai Cập-Hy Lạp đã đạt được nhiều kết quả đáng chú ý trong những năm gần đây, đồng thời bày tỏ mong muốn tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước. Ông Mitsotakis ca ngợi vai trò nổi bật của Ai Cập trong việc đối phó với những thách thức hiện nay ở khu vực Địa Trung Hải. Nhà lãnh đạo Hy Lạp đánh giá cao những nỗ lực của Ai Cập trong việc đối phó với nạn di cư bất hợp pháp ở khu vực Địa Trung Hải.
Tổng thống Ai Cập và Thủ tướng Hy Lạp cũng đã thảo luận một loạt vấn đề cùng quan tâm, bao gồm tác động toàn cầu của cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine và những diễn biến ở Libya. Ông El-Sisi tái khẳng định sự ủng hộ của Ai Cập đối với lộ trình chính trị ở Libya, đồng thời kêu gọi tổ chức các cuộc bầu cử quốc gia và rút tất cả các lực lượng nước ngoài cũng như lính đánh thuê ra khỏi lãnh thổ Libya.
Hy Lạp: Chật vật đối phó với hơn 120 vụ cháy rừng Cháy rừng hoành hành khắp các vùng của Hy Lạp đã buộc giới chức nước này ban bố lệnh sơ tán đối với một căn cứ không quân ở thị trấn ven biển Nea Anchialos, gần thành phố cảng Volos, cũng như 12 khu dân cư trong khu vực. Máy bay cứu hỏa tham gia dập lửa cháy rừng tại đảo Rhodes, Hy...