Hy Lạp chỉ còn cách phá sản, rời Eurozone một bước chân
Đàm phán giữa Hy Lạp và các chủ nợ đã hoàn toàn bế tắc khi hai bên cùng không chấp nhận đề nghị của nhau và Athens quyết định “mặc kệ”.
Ngày 15-6, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) Annika Breidthardt cho biết, cuộc đàm phán nhằm tìm biện pháo tháo gỡ những khúc mắc trong giải quyết vấn đề nợ nước ngoài của Hy Lạp tuy có đạt được một số tiến bộ nhưng vẫn còn cách đích một khoảng cách xa vời.
Cụ thể là Hy Lạp đã đồng ý chấp nhận các chỉ tiêu ngân sách năm 2015 mà Liên minh châu Âu đặt ra, cụ thể là giảm thặng dư ngân sách từ 3% xuống còn 1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tuy nhiên EU vẫn băn khoăn về vấn đề, làm thế nào để các cam kết của Athens trở thành hiện thực.
Trong khi đó, cuộc đàm phán giữa Hy Lạp và nhóm chủ nợ về việc giải ngân khoản 7,2 tỷ euro cuối cùng trong gói cứu trợ 240 tỷ euro dành cho nước này đã kết thúc ngày 14-6, mà không đạt được thỏa thuận nào, khi các bên đổ lỗi cho nhau về sự bế tắc trong kết quả đàm phán.
IMF khẳng định, để đạt được thỏa thuận cuối cùng, Hy Lạp phải xử lý hệ thống lương hưu, hiện là gánh nặng chiếm tới 16% nền kinh tế nước này. Trong khi đó, chính quyền Athens chỉ trích đàm phán không đạt kết quả là do lỗi của IMF và các chủ nợ đã quá khắt khe.
Video đang HOT
Người dân Hy Lạp bày tỏ niềm tin vào Thủ tướng Alex Tsipras
Bà Breidthardt đánh giá cao gói đề xuất mà EU và các chủ nợ quốc tế đưa ra với Hy Lạp, cho rằng những đề xuất đó hoàn toàn khả thi, cân bằng và có cơ sở kinh tế, đáp ứng được nhu cầu của người dân và Chính phủ Hy Lạp, cũng như 18 nước còn lại của Khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone.
EC cho rằng, đề xuất của Hy Lạp vẫn chưa đầy đủ và thúc giục nước này đưa ra những biện pháp cụ thể để đáp lại những nhượng bộ trước đó của các chủ nợ quốc tế, nhằm có thể đạt được một thỏa thuận cứu nước này khỏi nguy cơ vỡ nợ và buộc phải rời khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Hy Lạp cần phải trả khoản tiền 300 triệu euro (khoảng 328 triệu USD) vào ngày 05 tháng 6 để tránh vỡ nợ mặc định. Tuy nhiên, đã quá hạn mà nước này vẫn chưa trả nợ, hay nói chính xác hơn là không trả được nợ, trong khi đàm phán với các chủ nợ đi vào ngõ cụt.
Thủ tướng Alex Tsipras trước đó than phiền rằng người ta đang đòi từ chính phủ của ông “những thứ vô lý” và đưa ra “yêu cầu quá khắt khe”. Còn vào hồi cuối tháng 5, Bộ trưởng Nội vụ Hy Lạp Nikos Vutsis tuyên bố rằng trong ngân khố không có tiền để thanh toán các khoản vay của IMF.
Theo_Báo Đất Việt
Hy Lạp đếm ngược chờ vỡ nợ
Cuộc đàm phán được cho là cơ hội thỏa hiệp cuối cùng giữa Athens và các chủ nợ châu Âu cùng Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào. Hy Lạp giờ đây đếm ngược chờ vỡ nợ, đối mặt nguy cơ ra khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) cao nhất từ trước đến nay.
Hy Lạp đang đếm ngược chờ vỡ nợ với nguy cơ ra khỏi eurozone cao nhất từ trước đến nay - Ảnh: Reuters
AFP và Bloomberg hôm nay 15.6 đưa tin cuộc đàm phán mới nhất về vấn đề nợ của Hy Lạp kết thúc mà không đạt được bất cứ thỏa thuận nào, gia tăng lo lắng rằng chính phủ Athens sắp rơi vào vực thẳm tài chính không thể đảo ngược.
"Dù đã có một vài tiến triển, nhưng cuộc đàm phán vẫn không thành công vì kế hoạch cải tổ của Hy Lạp trình ra và yêu cầu chung của Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và IMF vẫn còn khoảng cách lớn", phát ngôn viên của EU cho biết.
Một nguồn tin EU khác giận dữ cho hay phía Hy Lạp đã tỏ ra không hợp tác.
Trước đó, tất cả các bên đều đồng ý rằng cuộc đàm phán vừa rồi là cơ hội cuối cùng để Athens dùng kế hoạch cải cách, mở khóa gói cứu trợ. EU cho hay kế hoạch mới nhất mà Hy Lạp đưa ra vẫn "chưa đầy đủ", không đủ để nước này được giải ngân 7,2 tỉ EUR, tương đương 8,1 tỉ USD tiền cứu trợ quốc tế sẽ hết hạn vào ngày 30.6.
Một quan chức Athens cho rằng cuộc đàm phán thất bại là lỗi của IMF, chủ nợ cứng rắn nhất của Hy Lạp. IMF vẫn buộc kế hoạch cải tổ của quốc gia gần Địa Trung Hải phải bao gồm việc tiếp tục cắt giảm lương hưu, tăng thuế giá trị gia tăng với các hàng hóa cơ bản như điện.
Mọi cặp mắt trên thị trường tài chính hôm nay đều hướng về Hy Lạp với mối lo lớn nhất từ trước đến nay về việc Hy Lạp sẽ ra khỏi eurozone sau 5 năm khủng hoảng.
Hôm 12.6, thị trường chứng khoán Athens giảm điểm mạnh khi có thông tin cho rằng các nước eurzone đang chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho trường hợp Hy Lạp vỡ nợ.
Hiện Hy Lạp đang bị "chôn vùi" trong núi nợ tương đương đến 180% GDP. Cuối tháng này, Athens cần trả khoản tiền tương đương 1,8 tỉ USD cho IMF và khoảng 7,5 tỉ USD khác cho ECB trong tháng 7 và tháng 8. Quan chức Hy Lạp nói rằng chính phủ nước này không đủ khả năng chi trả.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
EU và Hy Lạp đạt bước tiến khiêm tốn trong đàm phán nợ Ngày 12/2, Hy Lạp và nhóm chủ nợ tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã nhất trí thảo luận ở cấp chuyên viên nhằm soạn thảo một chương trình tài trợ tạm thời cho Athens. Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis (phải) và Chủ tịch Nhóm Eurozone Jeroen Dijsselbloem trong cuộc gặp tại Athens ngày 30/1...